Các yếu tố nhân khẩu xã hội

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 109 - 112)

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RÁC THẢI ĐÔ THỊ

4.1. Những yếu tố thuộc về người dân

4.1.3. Các yếu tố nhân khẩu xã hội

Giới tính là một biến số độc lập có ảnh hưởng đến hành vi của các nhóm dân cư. Có nhiều ý kiến cho rằng các công việc liên quan đến rác thải và môi trường phần lớn do người phụ nữ đảm nhận - những người cú ô thiờn chức ô chăm lo việc nhà và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Quan sát cũng cho thấy trong hầu hết các gia đình hiện nay, người phụ nữ thường là người đi đổ rác, phân loại rác (nếu có quy định), nhắc nhở con cái và các thành viên khác trong gia đình làm việc này nếu như họ bận rộn. Rừ ràng cú một ô định kiến giới ằ trong cỏc cụng việc liờn quan đến rác thải và quét dọn vệ sinh tại nơi ở.

106

Đối với các gia đình thì phụ nữ cũng là nội trợ, hoạt động phong trào phụ nữ thường đi sâu vào các công việc đề cập đến nhiều như là vệ sinh môi trường.

Chúng tôi động viên các chị em tham gia. Chị em cũng nâng tầm hiểu biết hơn, tuyên truyền thường xuyên để chị em nào cũng biết được các tiêu chí, sau đó về tuyên truyền lại cho thành viên gia đình” [PVS số 7, nữ, 61 tuổi, nghỉ hữu].

Nữ đóng vai trò cũng tích cực. Như phường này thì phụ nữ cũng tích cực nhất. Mọi người cùng làm nhưng phụ nữ làm là chính, phụ nữ nấu cơm, phụ nữ đi đổ rác, hầu như là thế, bà không đổ thì bà sai con trai đi đổ rác,..., nếu đưa phụ nữ làm nòng cốt, phát huy vai trò chủ chốt thì tất cả các thành viên trong gia đình phải theo. Vai trò phụ nữ trong vệ sinh môi trường bao giờ cũng đứng đầu” [PVS số 6, nữ, 45 tuổi, cán bộ phường].

Xuất phát từ những quan điểm mang tính định kiến này, nhiều chương trình hoạt động về môi trường và rác thải được triển khai trong các chi hội phụ nữ tại cơ sở, như phong trào 5 không – 3 sạch đã được triển khai ở nhiều khu phố. Thực tế cho thấy, phụ nữ đã và đang trở thành lực lượng nòng cốt trong các tuyến đường tự quản của nhiều địa phương. Hình ảnh phụ nữ gắn liền với các công việc môi trường hay liên quan đến các vấn đề rác thải không chỉ xuất hiện tại các gia đình, mà ngay ở ngoài cộng đồng. Nhóm công nhân vệ sinh môi trường cũng có số lượng nữ giới nhiều hơn nam giới, những người làm công việc thu mua phế liệu phi chính thức cũng chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Rõ ràng, định kiến giới đối với hoạt động phân loại, thu gom và xử lý rác thải không thể phủ nhận ; và định kiến này đang có những ảnh hưởng nhất định đến sự tham gia của nam giới trong hoạt động quản lý rác thải, đồng thời cũng khẳng định vai trò của nữ giới trong hoạt động này.

Đối với biến số nhóm tuổi, các tính toán thống kê không cho thấy có mối quan hệ nào giữa mức độ tham gia của người dân và tuổi của họ. Tuy vậy, các thông tin định tính lại phản ánh có tồn tại mối quan hệ này. Điều này trùng hợp với một số công trình nghiên cứu trước đó, khi cho rằng nhóm người trẻ tuổi là nhóm có mức độ tham gia thấp nhất trong các hoạt động phân loại và thu gom rác thải, đồng thời cũng là nhóm có nhận thức thấp nhất đối với các vấn đề môi trường [Feo&Gisi, 2010].

Ngay trong khu tập thể của bác, có nhiều thanh niên, cả nam lẫn nữ ngồi trên xe máy, tay thì cầm nhúm nhúm cái quai túi, phóng xe đi rồi vứt bụp một cái

107

vào thùng, và phóng xe đi thẳng luôn. Chúng nó cầm túi như thế cũng chả phân loại đâu mà vứt thế thì các bác cũng chả giúp phân loại được” [PVS số 8, nam, 69 tuổi, cán bộ cơ sở].

Thanh niên thực ra mà nói là rất yếu kém. Nói thì nói thế thôi chứ họ phải đi làm công ty hết, ở nhà làm gì có mấy người mà có thì họ cũng chả ra làm gì cả.

Cần thanh niên bây giờ còn khó hơn là cần cụ già” [PVS số 14, nam, 63 tuổi, cán bộ cơ sở]

Tương tự với biến số tuổi, các phép kiểm định về thống kê cho thấy không có mối liên hệ trực tiếp giữa biến số trình độ học vấn với mức độ tham gia vào hoạt động thu gom, phân loại và xử lý rác thải. Kết quả này cũng được phản ánh trong các thông tin định tính.

Tôi thấy có nhiều người học cao, chức vụ cũng cao mà có quan tâm gì đến rác thải đâu. Có chị trong khu tôi là đảng viên hẳn hoi, hoặc có người cũng là Phó giám đốc đi nước ngoài nước trong nhưng chúng tôi tuyên truyền mà người ta cũng có phân loại rác đâu, người ta bảo ối giời vẽ chuyện ở bên nước ngoài có làm thế đâu. Nhưng cũng có người dân chỉ là bình thường, học cũng không phải thạc sỹ, tiến sỹ gì nhưng họ lại có ý thức rất tốt” [PVS số 5, nữ, 68 tuổi, nghỉ hưu]

Thực ra thì nhận thức của người dân hay trình độ văn hóa cao cũng chưa chính xác là quyết định quan trọng. Nhiều vùng nông thôn hay ven đô, hay chỗ như nhà mình ở (khu đô thị mới bên Gia Lâm) nhiều tổ dân phố không có vứt rác ra đường, trình độ văn hóa nhiều người cũng không phải cao” [PVS số 6, nữ, 45 tuổi, cán bộ phường].

Trong khi đó, các phân tích thống kê so sánh trị trung bình của các nhóm đặc điểm nghề nghiệp khác nhau, cho thấy có sự khác nhau về mức độ tham gia giữa các nhóm nghề nghiệp. Trong luận án này, tác giả giả định việc người dân tham gia trực tiếp và gián tiếp vào hoạt động quản lý rác thải một phần do yếu tố thời gian quy định. Các thông tin định tính thu thập được cũng phản ánh một bộ phận người dân cho rằng họ không tham gia vào hoạt động quản lý rác thải hoặc tham gia chưa tích cực do họ không có thời gian. Vì vậy, tác giả phân chia nghề nghiệp của người trả lời theo đặc tính về thời gian. Kết quả thu được cho thấy, có sự khác biệt giữa các nhóm trong hoạt động tuyên truyền phân loại và thu gom rác

108

thải tại khu dân cư2 , trong đó nhóm có mức độ tham gia cao nhất là nhóm nghỉ hưu (giỏ trị trung bỡnh = 2,98), tiếp theo là cỏc nhúm ô khụng cú thu nhập ằ, ô làm bỏn thời gian ằ, ô theo giờ hành chớnh ằ, ô theo ca ằ, và nhúm cú mức độ tham gia thấp nhất là nhóm không cố định thời gian làm việc (giá trị trung bình = 2,12).

Như vậy, có thể thấy các yếu tố cá nhân đóng vai trò không nhỏ tác động đến hành vi tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải. Những phân tích từ các thông tin định lượng và định tính thu thập được đã cho thấy các biến số như nhu cầu/tâm lý, nhận thức, giới tính, nghề nghiệp, tuổi tác đều có thể vừa là yếu tố thúc đẩy, vừa là yếu tố cản trở sự tham gia của người dân trong các hoạt động phân loại và thu gom rác.

Một phần của tài liệu Sự tham gia của người dân trong hoạt động quản lý rác thải đảm bảo phát triển bền vững đô thị nghiên cứu trường hợp quận hoàn kiếm và huyện ứng hòa hà nội (Trang 109 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(190 trang)