Ảnh hưởng của che phủ vật liệu hữu cơ đến phẩm cấp nguyên liệu búp chè giống Shan

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè shan tại thành phố lào cai – tỉnh lào cai (Trang 63 - 67)

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của một số vật liệu che phủ đến sinh trưởng, phát triển và năng suất giống chè Shan

3.3.3. Ảnh hưởng của che phủ vật liệu hữu cơ đến phẩm cấp nguyên liệu búp chè giống Shan

Chất lượng nguyên liệu búp thu hái quyết định trực tiếp đến chất lượng chè thành phẩm. Trong đó phẩm chất nguyên liệu là một chỉ tiêu quan trọng để xác định chất lượng nguyên liệu. Phẩm cấp nguyên liệu chính là tỷ lệ bánh tẻ của búp chè (phần xơ gỗ) khi tỷ lệ bánh tẻ cao thì chất lượng chè búp kém, tỷ lệ thu hồi

Series1, Không che phủ, 2016.0

Series1, Che phủ rơm rạ,

2254.0

Series1, Che phủ thân lá ngô ,

2417.0

Series1, Che phủ hỗn hợp cỏ dại,

2187.0

thấp, hàm lượng tanin, chất hoà tan có trong nguyên liệu thấp khi đó chế biến chè thành sản phẩm có chất lượng không cao và ngược lại, tỷ lệ bánh tẻ càng thấp chứng tỏ chất lượng nguyên liệu tốt, hàm lượng đường tổng số, tanin, chất hoà tan cao cho ra sản phẩm chất lượng cao.

Phẩm cấp nguyên liệu phụ thuộc rất nhiều nhân tố như: đất đai, khí hậu, tập quán trồng trọt, phương pháp canh tác, mùa vụ. ..

Bảng 3.10. Ảnh hưởng một số phương thức che phủ đến chất lượng của giống chè Shan tuổi 4 tại Lào Cai

Công thức

Tỷ lệ búp mù

xòe (%)

Phẩm cấp

nguyên liệu Thành phần cơ giới búp (%) Tỷ lệ bánh

tẻ (%)

Xếp

loại Tôm Lá 1 Lá 2 Lá 3 Cuộng

CT1 5,1 14,9 B 5,4 7,9 19,5 35,8 32,2

CT2 4,5 14,5 B 6,2 9,0 23,0 30,0 32,9

CT3 4,0 9,4 A 6,5 9,2 20,5 35,1 29,5

CT4 4,2 13,2 B 6,3 9,4 21,5 32,2 31,6

Ghi chú: Các số liệu trong bảng được tính trung bình cả thời gian theo dõi Búp mù xoè là loại búp có đỉnh sinh trưởng đang ở trạng thái ngừng sinh trưởng, không có tôm và lá non. Tỷ lệ búp mù xoè cao nhất ở công thức không che phủ (CT 1) là 5,1%. Các công thức có sử dụng các vật liệu che phủ, tỷ lệ mù xoè thấp hơn. Tỷ lệ mù xoè thấp nhất khi sử dụng vật liệu che phủ là thân lá bắp là 4,0%. Sử dụng rơm hay hỗn hợp cỏ khô có tỷ lệ mù xoè khoảng 4,2-4,5%.

Tỷ lệ bánh tẻ: Cấp nguyên liệu được dựa trên tỷ lệ bánh tẻ của búp thu bằng phương pháp cắt bẻ trực tiếp. Nguyên liệu chè được phân ra làm 4 cấp chè loại A (tỷ lệ bánh tẻ 0-10%), chè loại B (tỷ lệ bánh tẻ> 10-20%), chè loại C (tỷ lệ bánh tẻ> 20-30%), chè loại D (tỷ lệ bánh tẻ> 30-40%). Khi sử dụng che phủ bằng thân lá ngô có tỷ lệ bánh tẻ thấp nhất là 9,4% xếp loại A. Công thức đối chứng và các công thức che phủ khác có tỷ lệ bánh tẻ cao nhất 13,2-14,9% xếp loại B.

Thành phần cơ giới búp thể hiện tỷ lệ tôm, lá 1, lá 2, lá 3. .. cuộng có trong búp chè. Các thành phần cơ giới búp ở các giai đoạn khác nhau có chất lượng (hàm lượng nước, tannin, chất tan. ..) khác nhau. Tôm, lá 1, lá 2 có chất lượng cao nhất;

kể từ lá thứ 3 trở lên chất lượng nguyên liệu búp giảm dần. Trong thành phần cơ giới búp tỷ lệ cuộng có tác động xấu đối với chất lượng, hương vị chè thành phẩm và độ tươi ra khô của nguyên liệu (vì hàm lượng tro và tỷ lệ xơ gỗ ở cuộng chè thấp). Xác định thành phần cơ giới của từng công thức thực nghiệm ta thấy khi sử dụng các loại vật liệu che phủ gốc có tỷ lệ tôm, lá 1 cao hơn so với không sử dụng che phủ gốc. Cụ thể khi che phủ gốc tỷ lệ tôm là 6,2-6,5%, lá 1 là 9,0-9,4%.

Trong điều kiện không có lớp phủ tỷ lệ lá thấp đạt 5,4%, lá 1 đạt 7,9%. Tỷ lệ lá 3 và cuộng cao.

3.3.4. nh hưởng ca che ph bng vt liu hu cơ đến dung trng, t trng và độ xp ca đất

Độ xốp đất có ý nghĩa quan trọng về mặt sinh học, nó làm cho đất có kết cấu và độ phì cao. Độ xốp phù hợp làm cho đất thông thoáng, tạo điều kiện tốt cho nhóm VSV hảo khí phát triển đồng thời giúp quá trình trao đổi chất của hệ rễ cây xảy ra một cách thuận lợi. Qua các kết quả phân tích dung trọng, tỷ trọng đất từ đó đánh giá về độ xốp đất như sau: Căn cứ vào tỷ trọng, dung trọng của đất, Katrinski đã đưa ra nhận xét khái quát về tỷ trọng của đất trồng như sau:

Bảng 3.11. Ảnh hưởng của phủ đất bằng vật liệu hữu cơ tới dung trọng, tỷ trọng và độ xốp đất trồng chè Shan tuổi 4 tại Lào Cai

Tỷ trọng (g/cm3) Loại đất

<2,50 Đất có hàm lượng mùn cao

2,50-2,66 Đất có hàm lượng mùn trung bình

>2,70 Đất giàu sắt Fe203

Dung trọng (g/cm3) Đánh giá

<1 Đất giàu hữu cơ

1,0-1,1 Đất canh tác điển hình

1,2 Đất bị nén ít

1,3-1,4 Đất bị nén chặt

Công thức Dung trọng (g/cm3) Tỷ trọng (g/cm3) Độ xốp ( %)

CT1(ĐC) 1,25 2,63 50,5

CT2 1,09 2,55 59,45

CT3 1,15 2,55 54,13

CT4 0,95 2,47 60,25

Khi áp dụng che phủ vật liệu hữu cơ trên chè, tỷ trọng của đất thấp hơn so với đất không áp dụng che phủ và nằm trong nhóm đất có độ mùn trung bình. Đặc biệt khi áp dụng che phủ bằng hỗn hợp cỏ dại (CT 4), đất có tỷ trọng thấp nhất là 2,47 xếp trong nhóm đất có độ mùn cao. Nguyên nhân là do vật liệu che phủ là hỗn hợp cỏ dại nhanh phân huỷ đã cung cấp mùn vào đất.

Dung trọng đất của công thức không áp dụng che phủ là 1,25 g/c m3, thuộc nhóm đất bị nén ít. Trong khi các công thức có áp dụng che phủ vật liệu thì dung trọng đất thấp hơn như khi che phủ bằng rơm dung trọng là 1,09 g/c m3, che phủ bằng thân lá ngô là 1,15 g/c m3 thuộc nhóm đất canh tác điển hình. Đặc biệt, khi dùng vật liệu che phủ là hỗn hợp cỏ dại đất có dung trọng là 0,95 g/c m3, thuộc nhóm đất giàu chất hữu cơ.

Độ xốp đất ở những công thức có sử dụng vật liệu che phủ cao hơn so với công thức không che phủ. Cụ thể độ xốp đất cao nhất là công thức che phủ hỗn hợp cỏ dại (60,25%). Vì hỗn hợp cỏ dại có độ phân huỷ cao, giúp bổ sung thêm mùn vào đấtt, khiến cho đất tơi xốp hơn. Khi che phủ bằng rơm rạ (CT2), độ xốp của đất là 59,45%. Sau đó là công thức che phủ bằng thân lá ngô (CT3) độ xốp đất là 54,13%.

Sở dĩ, khi che phủ bằng thân lá ngô độ xốp của đất kém hơn với những vật liệu che phủ khác là vì khả năng phân huỷ của thân lá ngô kém hơn.

Các loại vật liệu che phủ thông qua quá trình phân huỷ đã bổ xung vào đất một lượng đáng kể chất hữu cơ qua đó làm biến đổi thành phần của đất.

Hình 3.7. Dụng cụ lấy mẫu đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng, phát triển của giống chè shan tại thành phố lào cai – tỉnh lào cai (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)