Các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở học sinh tiểu học trung học cơ sở thành phố thái nguyên và hiệu quả kiểm soát hen bằng ICS + LABA (Trang 49 - 53)

2.5.1 Nhóm các chỉ tiêu mô tả thực trạng HPQ

- Tỷ lệ mắc HPQ chung.

- Tỷ lệ mắc HPQ theo tuổi, giới, trường. - Tỷ lệ mắc HPQ theo mức độ nặng nhẹ. - Tuổi bắt đầu bị HPQ

- Thực trạng kiểm soát hen. - Gánh nặng do hen.

2.5.2 Nhóm các chỉ tiêu về yếu tố nguy cơ

- Mối liên quan giữa HPQ và tiền sử HPQ của gia đình - Mối liên quan giữa HPQ và tiền sử dị ứng của gia đình. - Mối liên quan giữa HPQ và tiền sử dị ứng của bản thân.

- Mối liên quan giữa HPQ và tiền viêm mũi dị ứng của bản thân. - Các yếu tố làm khởi phát cơn HPQ: dị nguyên, nhiễm khuẩn hô hấp cấp, gắng sức, thay đổi thời tiết, các loại khói.

2.5.3 Nhóm các chỉ tiêu về hiệu quả can thiệp

+ Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen theo tiêu chí GINA 2006.

- Đánh giá sự cải thiện các triệu chứng ban ngày, triệu chứng ban đêm của HPQ.

- Đánh giá sự cải thiện việc sử dụng thuốc cắt cơn.

- Đánh giá sự cải thiện chức năng hô hấp: chỉ số PEF sáng (% PEF sáng), chỉ số PEF tối (% PEF tối), trị số PEF sáng, trị số PEF tối, độ dao động PEF sáng tối.

- Đánh giá sự cải thiện chất lượng cuộc sống người bệnh: nghỉ học, nhập viện cấp cứu vì HPQ, ảnh hưởng đến hoạt động thể lực.

- Đánh giá mức độ HPQ được kiểm soát. - Tính an toàn của thuốc, chi phí kinh tế.

+ Đánh giá hiệu quả kiểm soát hen theo bộ công cụ đánh giá kiểm soát hen ACT (Asthma Control Test).

+ Sự chấp nhận của người bệnh, tuân thủ điều trị

Bảng 2.1 Mức độ kiểm soát HPQ [66]

* Bất kì cơn kịch phát HPQ nào cũng phải nhanh chóng xem lại mức độ điều trị duy trì để đảm bảo điều trị này là đủ.

** Theo định nghĩa, một đợt kịch phát trong bất kì tuần nào có nghĩa là tuần đó HPQ không kiểm soát.

*** Chức năng phổi là xét nghiệm không đáng tin cậy ở học sinh 5 tuổi trở xuống.

2.5.4 Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu

- Tuổi: Quy ước tính tuổi theo quy ước của WHO, được xác định từ ngày, tháng, năm sinh đến ngày, tháng, năm điều tra. Tính tuổi theo năm.

Mức độ kiểm soát Đặc tính KS (tất cả các đặc tính sau) KS 1 phần (bất kì đặc tính nào/ bất kì tuần nào) Không kiểm soát

Triệu chứng ban ngày Không (≤ 2lần/tuần)

> 2 lần/tuần 3 hay hơn các đặc tính của

HPQ kiểm soát 1 phần trong bất kì tuần nào

Giới hạn hoạt động Không Bất kì

Triệu chứng/ thức giấc về đêm

Không Bất kì

Nhu cầu dùng thuốc cắt cơn

Không ≤ 2lần/tuần

> 2lần/tuần

Chức năng phổi (PEF hay FEV1)***

Bình thường < 80% dự đoán hay giá trị tốt nhất(nếu

biết trước)

Đợt kịch phát HPQ Không 1 hay hơn/năm * 1lần/bất kì

39

+ 0 tuổi hay < 1 tuổi (năm thứ nhất): từ sơ sinh đến 11 tháng 29 ngày. + 1 tuổi (năm thứ 2): từ 11 tháng 30 ngày đến 23 tháng 29 ngày. + Trẻ < 5 tuổi: tức là trẻ 0-4 tuổi hay trẻ 1-59 tháng [36].

- Tuổi HPQ: Là thời gian bị bệnh HPQ tính từ khi được bác sĩ chẩn đoán đến thời điểm điều tra, đơn vị tính là năm.

- Tuổi mắc HPQ: Là tuổi được bác sĩ chẩn đoán là hen phế quản. - Tuổi bắt đầu điều trị: Là tuổi bắt đầu được điều trị hen phế quản. - Tiền sử HPQ của gia đình: ông, bà 2 bên nội, ngoại; cô, dì, cậu, chú, bác ruột của bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bệnh nhân đã được bác sĩ khám chẩn đoán HPQ.

- Tiền sử dị ứng của gia đình: ông, bà 2 bên nội, ngoại, cô, dì, cậu, chú, bác ruột của bố, mẹ, anh, chị, em ruột của bệnh nhân đã được bác sĩ khám chẩn đoán bị dị ứng.

- Tiền sử dị ứng bản thân: bị chàm, sẩn ngứa dị ứng, mày đay... đã khám được bác sĩ kết luận bị chàm, dị ứng.

- Tiền sử VMDU: thường xuyên bị nghẹt mũi, ngứa mũi, chảy nước mũi khi tiếp xúc với dị nguyên hoặc thay đổi thời tiết, được bác sĩ khám chẩn đoán VMDU.

- Vận động gắng sức: hoạt động thể dục, thể thao, chạy, nhảy hoặc đi bộ trên 6 phút.

- Ảnh hưởng hoạt động thể lực: bệnh nhân không tham gia được các hoạt động gắng sức kể trên.

- Thay đổi thời tiết: đang nắng chuyển sang gió mùa đông bắc (không khí lạnh khô), đang khô nắng chuyển sang mưa rào (nóng ẩm).

- Cải thiện các triệu chứng ban ngày: không còn triệu chứng ban ngày hoặc triệu chứng ban ngày ≤ 2 lần/tuần.

- Nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn được cải thiện khi không sử dụng thuốc cắt cơn hoặc sử dụng thuốc cắt cơn ≤ 2 lần/tuần.

- Trị số PEF là thể tích khí thở ra tối đa trong 1 lần thở tính bằng lít/phút, được đo bằng lưu lượng đỉnh kế.

- Lưu lượng đỉnh kế (Peak flow meter) là 1 dụng cụ để đo trị số lưu lượng đỉnh.

- Chỉ số PEF (% PEF) là trị số PEF của bệnh nhân đó so với trị số lý thuyết tính bằng % (theo bảng trị số PEF bình thường ở trẻ em phù hợp với lưu lượng đỉnh kế).

- Độ dao động PEF sáng tối: được tính bằng trị số PEF buổi tối (max) trừ trị số PEF sáng (min), chia cho PEF tối (max) nhân với 100%.

- Cải thiện CNHH: chỉ số PEF ≥ 80% và độ dao động < 20%. Chỉ số hiệu quả = Tỷ lệ trước can thiệp - Tỷ lệ sau can thiệp

Tỷ lệ trước can thiệp x 100% - Số ngày nghỉ học: bệnh nhân phải nghỉ học vì bị HPQ (có thể ở nhà hoặc nằm viện).

- Số ngày cấp cứu: ngày bệnh nhân phải nằm viện cấp cứu vì HPQ. - Cơn hen kịch phát được xác định khi [66]:

+ Tất cả các trường hợp cần khám cấp cứu hoặc nhập viện.

+ Lần khám bác sĩ ngoài dự kiến hoặc liên lạc bác sĩ nhằm yêu cầu dùng thuốc Glucocorticoid hít, uống hoặc tiêm tĩnh mạch, hoặc Salbutamol khí dung.

+ Dùng 12 xịt Salbutamol trong khoảng 24 giờ hoặc 10 xịt Salbutamol trong 2 ngày liên tiếp.

- Cơn hen kịch phát nhẹ được định nghĩa: sự giảm lưu lượng đỉnh ít hơn 20%, triệu chứng về đêm và tăng nhu cầu sử dụng thuốc cắt cơn có thể được điều trị tại cộng đồng [66].

- Thay đổi hành vi lối sống: thực hiện chế độ sinh hoạt, sắp xếp nơi ở theo hướng dẫn của bác sĩ, tránh các yếu tố nguy cơ gây HPQ.

41

- Tuân thủ điều trị: tuân thủ điều trị tốt: xịt đủ 30 ngày hết 120 liều xịt, tuân thủ điều trị chưa tốt: chậm so với tổng thời gian điều trị, xịt hơn 30 ngày.

- Thuốc được người bệnh đánh giá tốt khi: Trong 3 tháng can thiệp điều trị bệnh nhân kiểm soát được bệnh, không có cơn hen bùng phát, không bị dừng thuốc tác dụng phụ của thuốc.

- Thuốc được người bệnh đánh giá khá khi: Trong 3 tháng can thiệp điều trị kiểm soát được bệnh, bệnh nhân bị bùng phát 1 cơn hen phế quản, không bị dừng thuốc do tác dụng phụ của thuốc.

- Thuốc được người bệnh đánh giá trung bình: khi trong 3 tháng can thiệp điều trị kiểm soát được bệnh, song bệnh nhân bị bùng phát ≥ 2 cơn hen phế quản, không bị dừng thuốc do tác dụng phụ của thuốc.

- Thuốc được người bệnh đánh giá kém: khi trong 3 tháng can thiệp điều trị kiểm soát bệnh kém, bệnh nhân bị bùng phát ≥ 2 cơn hen phế quản và phải dừng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc.

- Tác dụng không mong muốn của thuốc: nấm miệng, khàn giọng, đau đầu, rùng mình, bệnh tiến triển xấu, dị ứng, ho, sốt, nôn, trứng cá… khi đang điều trị Seretide được bác sĩ xác định là tác dụng phụ của thuốc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng hen phế quản ở học sinh tiểu học trung học cơ sở thành phố thái nguyên và hiệu quả kiểm soát hen bằng ICS + LABA (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(173 trang)
w