1.1. KHÁI QUÁT VỀ KINH DOANH LƯU TRÚ DU LỊCH VÀ QUẢN
1.1.2. Khái niệm quản lý n à nước về kinh doanh lưu trú u lịch
Theo giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế của trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra định nghĩa: “Quản lý nhà nước là sự tác động của nhà nước một cách thường xuyên, liên tục và ổn định đến các quá trình, các lĩnh vực hay các mối quan hệ xã hội thông qua quyền lực nhà nước nhằm đạt được mục đích quản lý” [19]. Nội hàm của quản lý nhà nước thay đổi phụ thuộc vào chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, lĩnh vực tác động của mỗi quốc gia qua các giai đoạn lịch sử
Theo nghĩa rộng, Quản lý nhà nước là hoạt động tổ chức điều hành của cả bộ máy nhà nước, nghĩa là bao hàm cả sự tác động, tổ chức quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Theo nghĩa hẹp, Quản lý nhà nước là quá trình tổ chức, điều hành của bộ máy hành chính nhà nước trong các quá trình xã hội và hành vi con người theo pháp luật nhằm đạt được mục đích yêu cầu nhiệm vụ quản lý nhà nước.
Mục đích quản lý nhà nước: là mục tiêu hướng tới của chủ thể quản lý đối với đối tƣợng quản lý tại một thời điểm, giai đoạn nhất định. Đây là căn cứ để nhà nước thực hiện các tác động quản lý, lựa chọn các hình thức, phương thức quản lý ph hợp.
Muốn đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước thì cần phân tích cơ cấu quản lý tạo nên hoạt động quản lý và sự tác động của từng yếu tố đó đến hoạt động quản lý.
b. Quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch
Xuất phát từ lý luận chung về quản lý nhà nước, ta có thể hiểu quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch (LTDL) là sự tác động có tổ chức và bằng pháp quyền của nhà nước lên lĩnh vực LTDL nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực để đạt được mục tiêu phát triển hoạt động kinh doanh lưu trú trong tổng thể ngành du lịch của đất nước, từ đó thực hiện được mục tiêu kinh tế - xã hội nhà nước đã đặt ra trong thời kỳ.
QLNN về kinh doanh lưu trú du lịch là nội dung quan trọng của hoạt động quản lý nhà nước về du lịch, nó không thể xa rời các định hướng phát triển du lịch, phát triển kinh tế - xã hội chung của đất nước đã đặt ra, mà phải đồng bộ, nhất quán, gắn chặt với các hoạt động quản lý nhà nước về du lịch và các hoạt động quản lý nhà nước về kinh tế - xã hội khác.
Xét ở góc độ hành chính - kinh tế, quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch là quá trình chỉ đạo, điều hành, điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực LTDL bằng hệ thống các văn bản pháp luật, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tác động đến các đối tượng quản lý (cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức) trong quá trình hoạt động kinh doanh LTDL nhằm
định hướng cho toàn bộ hệ thống cơ sở lưu trú du lịch vận động, phát triển theo đúng định hướng phát triển du lịch đã đặt ra nhằm đạt được các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nước.
Các thành tố trong quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch gồm:
- Chủ thể quản lý là các cơ quan nhà nước: Cơ quan đại diện của nhà nước quản lý ngành du lịch và chính quyền địa phương các cấp.
Ở Việt Nam, Cơ quan quản lý nhà nước ngành du lịch gồm:
+ Ở cấp Trung ƣơng, Tổng cục Du lịch là cơ quan trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (trước năm 2007 trực thuộc Chính phủ Việt Nam) có nhiệm vụ quản lý ngành Du lịch ở Việt Nam. Trong đó, Vụ Khách sạn là cơ quan tham mưu giúp Tổng cục Du lịch thực hiện quản lý nhà nước về lưu trú du lịch và các dịch vụ liên quan trong lĩnh vực lưu trú của tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.
Các bộ ngành quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội khác cũng có chức năng quản lý ngành Du lịch nhƣ: Bộ Kế hoạch đầ tƣ, Bộ Tài chính, Bộ Công An…
+ Ở cấp địa phương hoạt động về du lịch nói chung và lưu trú du lịch nói riêng chịu sự quản lý của Ủy ban nhân dân cấp quản lý, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Kế hoạch đầu tƣ, Công An…
- Đối tƣợng (khách thể) quản lý: là các hoạt động, các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch như các cá nhân, tổ chức kinh doanh lưu trú du lịch, khách du lịch…
- Mục đích quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch: là tạo ra một hệ thống cơ sở lưu trú du lịch hiện đại, chất lượng đảm bảo ngành du lịch phát triển bền vững, từ đó đạt đƣợc các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia và địa phương.
1.1.3. V trò ủ quản lý n à nướ về n o n lưu trú u lị Hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch là hoạt động có ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực. Do đó, quản lý nhà nước về kinh doanh lưu trú du lịch có những vai trò cụ thể sau:
- Nhằm đảm bảo sự phát triển mạng lưới cơ sở LTDL phù hợp với định hướng, yêu cầu phát triển của ngành du lịch và tổng thể nền kinh tế.
- Góp phần phân bổ mạng lưới cơ sở lưu trú du lịch đồng đều giữa khu vực thành thị và nông thôn, cân bằng sự phát triển kinh tế giữa các vùng.
- Xây dựng hành lang pháp lý quản lý chất lƣợng và xử lý vi phạm nhằm tạo dựng một môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh, an toàn và thuận lợi cho mọi đối tượng tham gia kinh doanh lưu trú du lịch.
- Góp phần giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa, chống những tác động tiêu cực của hoạt động kinh doanh lưu trú du lịch đến môi trường, tài nguyên du lịch, tình hình an ninh trật tự, an ninh quốc phòng.