CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TRONG CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT
1.9. Đối tượng và phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.9.1. Đối tƣợng tính giá thành
Đối tượng tính giá thành là sản phẩm, bán thành phẩm, lao vụ do doanh nghiệp sản xuất đã hoàn thành, đã xác định được tổng giá thành và giá thành đơn vị thực tế theo các khoản quy định.
Xác định đối tượng tính giá thành đúng đắn,phù hợp với điều kiện đặc điểm của doanh nghiệp sẽ giúp cho kế toán mở sổ kế toán, lập bảng tính theo hoạt động cần quản lý, kiểm tra đáp ứng nhu cầu quản lý nội bộ doanh nghiệp,
lựa chọn phương pháp tính giá thành phù hợp. Xác định đối tượng tính giá thành cần căn cứ vào các đặc điểm sản xuất của doanh nghiệp.
Căn cứ vào quá trình sản xuất kinh doanh, loại sản phẩm của doanh nghiệp, đối tượng tính giá thành là sản phẩm ở cuối công nghệ nếu quy trình giản đơn, là thành phẩm ở bước chế tạo cuối cùng hoặc bán thành phẩm ở từng bước chế tạo nếu quy trình công nghệ phức tạp theo kiểu chế biến liên tục, là chi tiết, bộ phận sản phẩm hoàn thành và thành phẩm cuối cùng đã hoàn thành đối với sản phẩm công nghệ phức tạp kiểu song song.
1.9.2 Kỳ giá thành sản phẩm
Kỳ tính giá thành sản phẩm là thời kỳ bộ phận kế toán cần phải tiến hành công việc tính giá thành cho đối tượng tính giá. Xác định giá thành thường căn cứ vào đặc điểm, chu kỳ sản xuất và theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.
Theo đó, kỳ tính giá thành có thể là tháng, quý đối với doanh nghiệp sản xuất giản đơn hay sản xuất phức tạp.
Nếu sản xuất theo đơn đặt hàng thì kỳ tính giá thành là thời điểm kết thúc, hoàn thành đơn đặt hàng, chu kỳ sản xuất kinh doanh…
1.9.3 Phương pháp tính giá thành
Phương pháp tính giá thành sản phẩm là phương pháp hoặc hệ thống các phương pháp được sử dụng để tính giá thành của đơn vị sản phẩm, nó mang tính thuần túy kỹ thuật tính toán chi phí cho từng đối tượng tính giá thành.
Tùy vào đặc điểm của đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính toán giá thành sản phẩm mà lựa chọn phương pháp tính giá thành sẽ góp phần vào việc hạ giá thành sản phẩm, đẩy mạnh tiêu thụ, tăng nhanh vòng quay vốn và đem lại lợi nhuận ngày càng nhiều của doanh nghiệp.
Phương pháp giản đơn ( Phương pháp trực tiếp)
Phương pháp này căn cứ trực tiếp vào số chi phí sản xuất thực tế phát sinh đã tập hợp được cho từng đối tượng chịu chi phí, số chi phí sản xuất tính cho số lượng sản phẩm dở dang đầu kỳ và cuối kỳ cũng như kết quả sản phẩm để tính ra giá thành thực tế của toàn bộ sản phẩm và đơn vị sản phẩm theo công thức.
1.9.4 Hạch toán thiệt hại trong sản xuất.
Các khoản thiệt hại trong sản xuất bao gồm thiệt hại về sản phẩm hỏng và thiệt hại do ngừng sản xuất.
1.9.4.1. Hạch toán các khoản thiệt hại về sản phẩm hỏng.
Căn cứ vào tiêu chuẩn kỹ thuật, sản phẩm hỏng gồm:
Sản phẩm hỏng sửa chữa được: Là sản phẩm hỏng xét về mặt kỹ thuật có thể sửa chữa được và xét về mặt kinh tế thì chi phí sửa chữa không vượt quá chi phí chế tạo (giá thành), việc sửa chữa có lợi về mặt kinh tế.
Sản phẩm hỏng không sửa chữa được: Là những sản phẩm xét về mặt về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thế sửa chữa được, nhưng xét về mặt kinh tế thì bất lợi, chi phí sửa chữa lớn hơn chi phí chế tạo mới sản phẩm.
Căn cứ vào định mức, quan hệ và hạch toán, lập kế hoạch:
Sản phẩm hỏng trong định mức: Là loại sản phẩm hỏng không thể tránh được trong quy trình sản xuất. Các nhà quản lý chấp nhận 1 tỷ lệ sản phẩm hỏng để khống chế, kiểm soát loại bỏ chi phí thiệt hại.
Sản phẩm hỏng ngoài định mức: Là những sản phẩm hỏng nằm ngoài dự kiến của nhà sản xuất, không thể dự kiến trước được do nguyên nhân bất thường NVL không đảm bảo chất lượng, máy móc thiết bị hư hỏng đột xuất…
Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được xem như chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ.
Thiệt hại sản phẩm hỏng trong định mức được xem như chi phí sản xuất thành phẩm trong kỳ.
Việc hạch toán thiệt hại về sản phẩm hỏng sửa chữa được, được thể hiện qua sơ đồ 1.8
Sơ đồ 1.8: Hạch toán chi phí sản phẩm hỏng sửa chữa được
TK 154 TK 1388 TK 155
Kết chuyển giá trị sản Giá thành thực tế Phẩm hỏng sửa chữa được sản phẩm đã được sửa
TK 152, 334, 214,… TK 154
Kết chuyển chi phí sửa chữa sản phẩm kết chuyển sản phẩm hỏng hỏng sửa chữa xong đưa
vào sản xuất tiếp
TK111,112,152,334 Phần phế liệu thu hồi và các khoản bồi thường
Sản phẩm hỏng không thể sửa chữa được: Những sản phẩm mà về mặt kỹ thuật không thể sửa chữa được hoặc có thể sửa chữa được nhưng không có về lợi về mặt kinh tế.
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ hạch toán chi phí sản phẩm hỏng không sửa chữa được TK 154 TK1388 TK 811, 415 Giá trị sản phẩm hỏng không Giá trị thiệt hại thực tế về Sửa chữa được sản phẩm được xử lý theo quy định
TK 111, 152. 334,…
Giá trị phế liệu thu hồi và Các khoản bồi thường 1.9.4.2. Hạch toán các khoản thiệt hại do ngừng sản xuất.
Trong thời gian ngừng sản xuất vì những nguyên nhân chủ quan hoặc khách quan (thiệt hại về thiên tai, hỏa hoạn, thiếu nguyên vật liệu,…) các doanh nghiệp vẫn phải bỏ ra một số khoản chi phí để duy trì hoạt động như tiền công lao động, khấu hao TSCĐ, chi phí bảo dưỡng… đó được coi là những thiệt hại khi ngừng sản xuất. Chi phí thiệt hại ngừng sản xuất có 2 trường hợp
Sơ đồ 1.10: Sơ đồ hạch toán thiệt hại ngừng sản xuất trong kế hoạch TK 152, 334, 111,… TK 335 TK 621, 622, 623, 627 TK335 Chi phí thực tế phát Trích trước chi phí Hoàn nhập số trích Sinh trong khi ngừng ngừng sản xuất trước > số thực tế sản xuất
Trích bổ sung sổ Trích trước < số thực tế
Sơ đồ 1.11: Sơ đồ hạch toán chi phí thiệt hại ngừng sản xuất ngoài kế hoạch TK 111, 142, 152, TK 1381 TK 811, 415
214, 334, 338
Chi phí thực tế phát sinh khi Khoản trích thiệt hại tính Ngừng sản xuất vào chi phí, trừ vào quỹ
TK 111, 112, 138 Giá trị thu hồi, bồi thường