NS:24/10 NG:
I/Mục tiêu:
1)Kiến thức:-HS nắm được đây là khu vực tập trung dân cư đông đúc và có mật độ dân số lớn nhất TG.-Hiểu rõ dân cư Nam Á chủ yếu theo Ấn Độ giá và Hồi giáo.
-Các nước trong khu vực có nền KT phát triển, nhất là Ấn Độ .
2)Kĩ năng:-Rèn kĩ năng củng cố phân tích lược đồ,phân tích bảng số liệu thống kê để nhận biết và trình bày được Nam Á có đ2 dân cư tập trung đông và mật độ dân số lớn.
II/Phương tiện dạy học:-Bản đồ phân bố dân cư châu Á -Lược đồ phân bố dân cư Nam Á(SGK)
III/Tiến trình dạy học:
1)Ổn định:
2)Bài cũ: -Kiểm tra 15’ (có đề đính kèm) 3)Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò:
*HS đọc thầm bảng 11.1cho biết:
-Tính mật độ dân số của Nam Á và các khu vực?
-Khu vực nào đông dân nhất?Khu vực nào có mật độ dân số cao hơn?
*Q/sát H11.1 và H6.1:
-Mật độ dân cư Nam Á phần lớn thuộc loại nào?(.100 người /km2)
-Sự phân bố dân cư có đặc điểm gì?
-Các siêu đô thị tập trung ở đâu?Tại sao?
-Nam Á là nơi ra đời của những tôn giáo?( Ấn Độ giáo,Phật giáo và Hồi giáo)
-Dân cư Nam Á chủ yếu theo tôn giáo?
GV:83% dân cư theo Ấn Độ giáo,vai trò của tôn giáo đối với đời sống nhân dân và phát triển KT-XH.
*Cho HS thảo luận nhóm:
-Cho biết trở ngại lớn ảnh hưởng đến sự phát triển KT?Nền KT thuộc địa có đặc điểm gì?
-Tình hình chính trị xã hội ntn?Vì sao?
*Q/sát H11.3 và 11.4:Nêu nội dung 2 bức ảnh Nền kinh tế nào phát triển?
*Phân tích bảng 11.2:
-Nhận xét về chuyển dịch cơ cấu KT Ấn Độ?
-Xu thế phát triển KT? N2 có sự thay đổi? CN có những thành tựu lớn và trung tâm CN ntn?
Nội dung bài học:
1/Dân cư:
-Nam Á là 1 trong những khu vực đông dân nhất châu Á,có mật độ dân số cao nhất trong các khu vực châu Á(302 người/km2 )
-Dân cư phân bố không đều,tập trung đông ở các vùng đồng bằng,ven biển,những nơi có mưa.
-Dân cư chủ yếu theo Ấn Độ giáo và Hồi giáo.
2/Đặc điểm kinh tế-xã hội:
-Tình hình chính trị xã hội khu vực Nam Á không ổn định.
-Các nước trong khu vực có nền kinh tế phát triển chủ yếu là sản xuất N2 . Ấn Độ là nước có nền kinh tế phát triển nhất khu vực,có xu hướng chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế:giảm tương đối tỉ trọng N2,tăng tỉ trọng CN và DV.
4)Củng cố:-Cho HS làm bài tập 1,câu hỏi 2,3
* 1.Pa-ki-xtan, 2. Ấn Độ 3.Nê-pan 4.Bu-tan 5.Băng-la-đét 6.Xri-lan-ca 7.Man-đi-vơ
5) Dặn dò :-Về làm bài tập 1/40 -Chuẩn bị bài 12
Tuần:14
Tiết:14 Bài 12: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC ĐÔNG Á. NS:24/10 NG:
I/Mục tiêu:
1)Kiến thức:-HS nắm được vị trí địa lí,các quốc gia,lãnh thổ thuộc khu vực Đông Á.
-Nắm được đ2 về địa hình,khí hậu,sông ngòi và cảnh quan tự nhiên khu vực Đông Á.
2)Kĩ năng:-Củng cố và phát triển kĩ năng đọc,phân tích bản đồ tranh ảnh
-Rèn luyện HS kĩ năng xây dựng mối liên hệ nhân quả giữa thành phần tự nhiên trong khu vực.
II/Phương tiện dạy học:-Bản đồ tự nhiên châu Á -Bản đồ tự nhiên khu vực Đông Á(SGK) -Một số tranh ảnh,tài liệu về cảnh quan tự nhiên Đông Á.
III/Tiến trình dạy học:
1)Ổn định:
2)Bài cũ:-Kể tên các nước trong khu vực Nam Á?Nước nào có diện tích lớn nhất?Nhỏ nhất?KT trong khu vực phát triển nhất là nước nào?
-Cho biết đặc điểm dân cư ở Nam Á?Giải thích nguyên nhân sự phân bố không đều?
3) Bài mới :
Hoạt động của thầy và trò:
*GV giới thiệu khu vực Đông Á trên bản đồ +Phần đất liền:TQ và bán đảo Triều Tiên +Hải đảo: NBản, Đài Loan và đảo Hải Nam.
*Dựa vào H12.1 cho biết:
-Khu vực Đông Á bao gồm quốc gia và vùng lãnh thổ nào?
-Về mặy địa lí tự nhiên khu vực Đông Á gồm mấy bộ phận?
-Khu vực Đông Á tiếp giáp với các quốc gia và biển ? (HS lên xác định trên bản đồ)
*Cho HS thảo luận nhóm theo nội dung sau:
Nội dung bài học:
1/Vị trí địa lí và phạm vi khu vực Đông Á:
-Khu vực Đông Á bao gồm 4 quốc gia: TQuốc,Nhật Bản,CHĐCN Triều Tiên và vùng lãnh thổ Đài Loan.
-Khu vực Đông Á gồm 2 bộ phận: Đất liền và hải đảo.
-Tiếp giáp với 4 biển:Hoàng Hải,Hoa Đông,Nhật bản và biển Đông.
2/Đặc điểm tự nhiên:
a.Địa hình,khí hậu và cảnh quan:
Bộ phận lãnh thổ Đặc điểm địa hình Đặc điểm khí hậu,cảnh quan
Đất liền
Phía tây -Núi cao hiểm trở:Thiên Sơn,Côn Luân -CN đồ sộ:Tây Tạng,Hoàng Thổ -Bồn địa cao,rộng:Duy Ngô Nhĩ,Ta Rim
-Khí hậu cận nhiệt lụcđịa quanh năm khô hạn -Cảnhquan:thảo nguyên hoang mạc.
Phía đông -Vùng đồi núi thấp xen đồng bằng -Đồng bằng màu mỡ,rộng,bằng phẳng:Tùng Hoa,Hoa Trung,Hoa Bắc.
-Phía đông và hải đảo có khí hậu gió mùa ẩm
-Mùa đông gió mùa TB lạnh và khô -Mùa hạ:gió mùa ĐN mưa nhiều.
-Cảnh quan rừng là chủ yếu Hải đảo
-Vùng núi trẻ:núi lửa, động đất,núi lửa hoạt động mạnh(Núi Phú Sĩ cao nhất)
-Xác định trên bản đồ 3 con sông lớn của khu vực Đông Á?
b.Sông ngòi:
-Đông Á có 3 con sông lớn:A mua,Hoàng Hà,Trường Giang
-Nêu điểm giống và khác nhau giữa 2 sông:
Hoàng Hà và Trường Giang
+Giống:Nơi bắt nguồn,hướng chảy,hạ lưu có đồng bằng phù sa
+Khác:Sông Hoàng Hà có chế độ nước thất thường do chảy qua các vùng khí hậu khác nhau
Sông Trường Giang có chế độ nước điều hoà vì phần lớn sông chảy qua vùng khí hậu cận nhiệt gió mùa.
-Nêu giá trị sông ngòi khu vực Đông Á?
-Sông Trường Giang là con sông lớn nhất châu Á và là sông lớn thứ 3 trên TG(dài 6300 km)
-Các sông lớn bồi đắp lượng phù sa màu mỡ cho các đồng bằng ven biển.
4)Củng cố:-Câu hỏi 1,2 sgk
*Câu hỏi trắc nghiệm:
Câu 1: Sông Hoàng Hà khác sông Trường Giang ở đặc điểm;
a.Bắt nguồn từ sôn nguyên Tây Tạng b.Chế độ nước thất thường
cỞ hạ lưu bồi đắp nên đồng bằng phù sa màu mỡ d.Chảy về phía đông đổ ra các biển của TBD Câu 2:Hướng gió chính ở khu vực Đông Á:
a.Mùa đông:hướng TN,mùa hè hướng ĐN b.Mùa hè hướng TB,mùa đông hướng ĐN c.Mùa đông hướng TB,mùa hè hướng ĐN dMùa hè hướng TN,mùa đông hướng TB
5)Dặn dò:-Về tìm hiểu sự phát triển kinh tế của Nhật Bản,Tr/Quốc qua các thông tin đại chúng.
-Nhận xét tiết học
Tuần:15 Tiết:15