Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thiên nhiên việt giai đoạn 2013 2015 (Trang 31 - 34)

Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính

2.2. Tổng quan về phân tích báo cáo tài chính

2.2.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính

Phân tích báo cáo tài chính là quá trình xem xét, kiểm tra, chọn lọc, đối chiếu và so sánh số liệu, đánh giá thông tin, vận dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích vào các báo cáo tài chính kỳ hiện tại với các kỳ kinh doanh trước để thấy được tình hình tài chính hiện tại và quá khứ của công ty (Phạm Văn Dược, 2008).

Trang 13

Thông qua việc phân tích báo cáo tài chính sẽ cung cấp cho người sử dụng thông tin có thể đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro có liên quan đến tình hình tài chính hiện tại của công ty, phát huy tối đa thế mạnh, khắc phục đến mức tối thiểu những điểm yếu. Từ đó đưa ra những quyết định phù hợp với mục tiêu của từng đối tượng quan tâm đến báo cáo tài chính của một doanh nghiệp.

2.2.2. Ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chinh

Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là một công việc có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong công tác quản trị doanh nghiệp. Nó không chỉ có ý nghĩa đối với bản thân doanh nghiệp, mà còn là mối quan tâm của nhiều đối tượng sử dụng thông tin khác nhau. Do vậy, mỗi đối tượng sử dụng thông tin có nhu cầu khác nhau về các loại thông tin sẽ có xu hướng tập trung, tiếp cận vào những khía cạnh khác nhau của bức tranh tài chính của công ty.

Đối với nhà quản trị công ty: Mối quan tâm hàng đầu của nhà quản trị là tìm kiếm lợi nhuận. Để thực hiện được mục tiêu lợi nhuận thì các nhà quản trị phải dựa vào cơ sở phân tích báo cáo tài chính để có thể đưa ra các quyết định đúng đắn cho ba vấn đề quan trọng sau đây:

Thứ nhất, công ty nên đầu tư vào đâu cho phù hợp với loại hình sản xuất kinh doanh lựa chọn, đây chính là chiến lược đầu tư dài hạn của công ty.

Thứ hai, nguồn vốn tài trợ chính của công ty là nguồn nào.

Thứ ba, nhà quản trị sẽ quản lý các yếu tố sản xuất ra sao và các hoạt động tài chính hàng ngày như thế nào.

Đối với các nhà đầu tƣ: Mối quan tâm hàng đầu của các nhà đầu tư là thời gian hoàn vốn, mức sinh lời và sự rủi ro. Do vậy, họ cần các thông tin về điều kiện tài chính, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh và tiềm năng tăng trưởng của công ty. Từ đó giúp các nhà đầu tư dự đoán được giá trị doanh nghiệp, dự đoán giá trị cổ phiếu, dự đoán khả năng sinh lợi của vốn và hạn chế rủi ro có thể xảy ra khi đầu tư.

Đối với các nhà quản trị công

chủ nợ của công ty: Nếu báo cáo tài chính được các nhà đầu tư, ty phân tích nhằm mục đích đánh giá khả năng sinh lợi và tăng

Trang 14

trưởng của công ty, thì các ngân hàng và các nhà cung cấp tín dụng thương mại cho công ty sử dụng xem xét khả năng trả nợ của công ty. Các chủ nợ sẽ xem xét có nên cho công ty vay nữa hay không, lập ra các kế hoạch với các mức lãi suất cho vay phù hợp. Vì vậy, tiền và các tài sản khác có thể chuyển nhanh thành tiền được đặc biệt chú trọng, so sánh với số nợ ngắn hạn để biết được khả năng thanh toán tức thời của công ty. Bên cạnh đó, các chủ ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng cũng rất quan tâm tới số vốn của chủ sở hữu đầu tư, bởi vì số vốn này là khoản bảo hiểm cho họ trong trường hợp công ty bị thua lỗ hoặc phá sản.

Đối với các cơ quan Nhà nước: Dựa vào các báo cáo tài chính của công ty, các cơ quan quản lý Nhà nước thực hiện phân tích để kiểm tra nhanh tình hình tài chính, hoạt động của công ty có tuân thủ theo đúng chính sách, chế độ, pháp luật, các quy định hiện hành và tình hình thực hiện các nghĩa vụ tài chính như đóng các khoản thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, các khoản thuế khác, tiền phạt do vi phạm hành chính của công ty với Nhà nước.

Đối với người lao động: Người lao động cũng rất quan tâm đến các thông tin tài chính của công ty. Kết quả hoạt động của công ty có tác động trực tiếp tới tiền lương, thưởng, khoản thu nhập chính của người lao động. Đồng thời, họ cũng muốn cho mình một công ty phát triển tốt với mức lương phù hợp để họ có thể gắn bó lâu dài.

2.2.3. Mục đích của phân tích báo cáo tài chính

Cung cấp những thông tin cần thiết, giúp các đối tượng sử dụng thông tin hiểu và nắm chắc các con số để có một góc nhìn khách quan về sức mạnh tài chính của công ty, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh.

Phát hiện ra những chính sách sai lệch trong chiến lược phát triển của công ty để có những biện pháp khắc phục kịp thời.

Đưa ra được những thông tin hữu ích để phục vụ cho việc ra những quyết định kinh doanh, dự đoán tình hình sản xuất và xu hướng phát triển trong tương lai của công ty.

Trang 15

2.2.4. Nhiệm vụ của phân tích báo cáo tài chính

Để trở thành một công cụ quan trọng của quá trình hoạt động kinh doanh, phát huy sức mạnh của chỉ tiêu tài chính phân tích trong doanh nghiệp và là cơ sở cho việc đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, phân tích báo cáo tài chính trong doanh nghiệp có những nhiệm vụ sau:

Một là, kiểm tra và đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã xây dựng. Nhiệm vụ trước tiên của phân tích báo cáo tài chính là kiểm tra độ tin cậy của nguồn thông tin phục vụ cho phân tích. Từ đó vận dụng các phương pháp phù hợp, phân tích giữa các chỉ tiêu kết quả đạt được so với các chỉ tiêu kế hoạch, dự toán, định mức. Chúng là cơ sở để đánh giá tình hình đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, tình hình và khả năng thanh toán, tỷ suất lợi nhuận, khả năng rủi ro.

Hai là, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến các chỉ tiêu tài chính và tìm nguyên nhân gây nên các mức độ ảnh hưởng đó.

Ba là, đề xuất các giải pháp nhằm khai thác tiềm năng và khắc phục những tồn tại yếu kém của từng chỉ tiêu tài chính trong hoạt động kinh doanh.

Bốn là, xây dựng phương án kinh doanh tối ưu căn cứ vào chỉ tiêu tài chính đã phân tích.

(Nguyễn Quang Ngọc, 2011)

Một phần của tài liệu (Đồ án tốt nghiệp) phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần thiên nhiên việt giai đoạn 2013 2015 (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(94 trang)
w