Chương 2: Cơ sở lý luận chung về phân tích báo cáo tài chính
2.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
2.4.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
2.4.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Để phân tích tình hình biến động tài sản, nhà phân tích cần so sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu tài sản thông qua số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. Từ đó có các nhận xét về quy mô tài sản của doanh nghiệp biến động ảnh hưởng như thế nào đến kết quả và hiệu quả kinh doanh.
Đồng thời tính toán và so sánh tỷ trọng của từng loại tài sản so với tổng số để nắm được tình hình đầu tư cũng như sử dụng số vốn đã huy động, biết được việc sử dụng vốn đã huy động có phù hợp với lĩnh vực kinh doanh và phục vụ tích cực cho mục đích kinh doanh của công ty.
2.4.1.2. Phân tích tình hình biến động của nguồn vốn
Để phân tích tình hình biến động nguồn vốn, nhà phân tích cần so sánh mức tăng, giảm của các chỉ tiêu nguồn vốn thông qua số tuyệt đối và số tương đối giữa cuối kỳ với đầu kỳ hoặc nhiều thời điểm liên tiếp. Từ đó có các nhận xét về quy mô nguồn vốn của doanh nghiệp biến động ảnh hưởng như thế nào đến tính độc lập hay phụ thuộc trong hoạt động tài chính. Đồng thời tính toán và so sánh tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng số để các nhà quản trị đánh giá được cơ cấu huy động vốn, trách nhiệm của công ty đối với chủ nợ, người lao động, biết được mức độ độc lập về tài chính cũng như xu hướng biến động nguồn vốn của công ty.
Trang 19
2.4.1.3. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
Theo quan điểm luân chuyển vốn, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty đủ đảm bảo trang trải các loại tài sản cho hoạt động chủ yếu của công ty mà không cần phải đi vay và chiếm dụng, tuy nhiên cân đối này chỉ mang tính lý thuyết. Để có thể hiểu hơn tình hình thực tế của công ty, ta xét các mối quan hệ cân đối:
Quan hệ cân đối 1: Nguồn vốn chủ sở hữu và tài sản thiết yếu (vốn bằng tiền, hàng tồn kho và tài sản cố định).
Quan hệ cân đối 2: Nguồn vốn thường xuyên, tương đối ổn định (vốn chủ sở hữu và nợ dài hạn) và tài sản đang có (vốn bằng tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định và đầu tư ngắn hạn).
Quan hệ cân đối 3: Tài sản lưu động (tài sản ngắn hạn) với nợ ngắn hạn và tài sản cố định (tài sản dài hạn) với nợ dài hạn.
(Nguyễn Đức Dũng, 2011)
2.4.2. Phân tích Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Phân tích các chỉ tiêu tài chính trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cả về số tuyệt đối lẫn tương đối. Từ đó biết được sự tác động cả các chỉ tiêu, đưa ra những nhận xét cho phương án sản xuất kinh doanh hiện tại nhằm tiếp tục phát triển hay cải thiện, thay đổi phương án kinh doanh cho phù hợp.
So sánh tốc độ tăng, giảm của các chỉ tiêu để biết được mức độ tiết kiệm của các khoản chi phí, sự gia tăng của các khoản doanh thu, nhằm khai thác các điểm mạnh, khắc phục điểm yếu trong hoạt động kinh doanh, xác định các nhân tố định tính để thấy sự ảnh hưởng của các nguyên nhân khách quan và chủ quan tới kết quả hoạt động kinh doanh.
Các khoản mục được so sánh với doanh thu để xác định tỷ lệ kết cấu của từng khoản mục. Tỷ lệ chi phí trên doanh thu cho biết trong 100 đồng doanh thu công ty đã bỏ ra bao nhiêu đồng cho chi phí, tỷ lệ lợi nhuận trên doanh thu cho biết lợi nhuận công ty thu được chiếm bao nhiêu đồng trong 100 đồng doanh thu.
Từ sự phân tích các số liệu trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đánh giá được các thay đổi tiềm tàng về các nguồn lực kinh tế mà công ty có thể kiểm
Trang 20
soát được trong tương lai, đánh giá hiệu quả của các nguồn lực bổ sung mà công ty có thể sử dụng.
2.4.3. Phân tích báo cáo tài chính thông qua các tỷ số tài chính 2.4.3.1. Nhóm tỷ số về khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán ngắn hạn Tỷ số thanh toán ngắn hạn =
Tỷ số thanh toán ngắn hạn phản ánh mối quan hệ tương đối giữa tài sản ngắn hạn với nợ ngắn hạn. Tỷ số này cho biết khả năng đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn bằng toàn bộ giá trị tài sản ngắn hạn của công ty. Nếu hệ số thanh toán ngắn hạn lớn thì khả năng cho thanh toán cao và ngược lại. Tuy nhiên, hệ số này quá cao thì cho thấy tài sản ngắn hạn nhiều, biểu hiện sự ứ đọng tài sản ngắn hạn, cho thấy sự quản lý kém hiệu quả (Nguyễn Đức Dũng, 2011).
Khả năng thanh toán nhanh
Tỷ số thanh toán nhanh =
Tỷ số thanh toán nhanh là tỷ số giữa các tài sản ngắn hạn có khả năng chuyển đổi thành tiền nhanh, phản ánh khả năng thanh toán thực sự của công ty trước những khoản nợ ngắn hạn. Nếu tỷ số thanh toán nhanh lớn hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty tốt, có nhiều thuận lợi trong thanh toán. Nếu tỷ số này nhỏ hơn 0.5 thì tình hình thanh toán của công ty sẽ gặp khó khăn. Tuy nhiên tỷ số này quá cao lại là điều không tốt vì nó thể hiện việc quay vòng vốn chậm, hiệu quả sử dụng vốn không cao (Nguyễn Đức Dũng, 2011).
2.4.3.2. Nhóm tỷ số về hiệu quả hoạt động
Số vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Số vòng quay hàng tồn kho = Bình quân hàng t ồn kho
Số vòng quay hàng tồn kho thiết lập mối quan hệ giữa khối lượng hàng bán và khối lượng hàng tồn kho. Số vòng quay càng cao cho thấy đối với hàng tồn kho, doanh nghiệp đang hoạt động có hiệu quả, đầu tư vào hàng tồn kho được cắt giảm,
Trang 21
chu kỳ chuyển đổi hàng tồn kho thành tiền được rút ngắn và ít nguy cơ hàng tồn kho bị ứ đọng, quản lý hàng tồn kho tốt. Số vòng quay quá cao cho biết doanh nghiệp không đủ hàng dự trữ để đáp ứng nhu cầu bán ra. Số vòng quay thấp chứng tỏ hàng được dự trữ quá nhiều, tiêu thụ chậm, chi phí kèm theo hàng tồn kho cao, làm gia tăng những khó khăn về tài chính trong tương lai của công ty.
Số ngày hàng tồn kho
Số ngày trong kỳ
Số ngày hàng tồn kho = Số vòng quay hàng tồn kho
Khả năng chuyển đổi thành tiền của hàng tồn kho còn được thể hiện qua số ngày hàng tồn kho, cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn kho trong một kỳ. Nó cũng cho biết doanh nghiệp có dự trữ thừa hay thiếu không.
Số vòng quay các khoản phải thu
Doanh thu thuần Số vòng quay các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu
Số vòng quay các khoản phải thu đo lường mối quan hệ tương quan giữa các khoản phải thu với chính sách bán chịu và thu tiền của công ty. Chỉ tiêu này cho biết các khoản phải thu bình quân chuyển đổi thành tiền bao nhiêu lần trong kỳ. Tỷ số này cao cho thấy công ty thu tiền nhanh chóng, ít bị chiếm dụng vốn. Tuy nhiên, nếu quá cao sẽ ảnh hưởng đến khả năng thiêu thụ do chính sách tín dụng thương mại quá khắt khe.
Số ngày thu tiền bình quân
Số ngày trong kỳ
Số ngày thu tiền bình quân = Số vòng quay khoản phải thu
Số ngày thu tiền bình quân càng ngắn thì tốc độ thu tiền càng nhanh, công ty ít bị chiếm dụng vốn. Số ngày thu tiền cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tín dụng thương mại của công ty. Qua đó thấy được tình hình thu hồi các khoản công nợ, đưa ra các chính sách nhằm ổn định tài chính (Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết, 2011).
Số vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần Số vòng quay tổng tài sản = Tổng tài sản bình quân
Trang 22
Số vòng quay tổng tài sản là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản trong việc tạo ra doanh thu, cho biết 1 đồng tài sản tạo được bao nhiêu đồng doanh thu. Tỷ số này càng cao thì doanh nghiệp sử dụng tài sản càng có hiệu quả (Phạm Văn Dược, Huỳnh Đức Lộng, Lê Thị Minh Tuyết, 2011).
2.4.3.3. Nhóm tỷ số về cơ cấu tài chính
Tỷ số nợ
Tổng nợ
Tỷ số nợ =
Tổng nguồn vốn
Tỷ số nợ phản ánh kết cấu vốn của một doanh nghiệp, cho biết tỷ lệ góp vốn của chủ nợ và chủ doanh nghiệp. Tỷ số này càng cao là biểu hiện nguy hiểm khi doanh nghiệp hoạt động không hiệu quả, lúc này doanh nghiệp có nghĩa vụ bắt buộc trong việc chi trả lãi vay và thanh toán nợ đến hạn phải trả và do đó doanh nghiệp có thể lâm vào tình thế rủi ro.
Tỷ số khả năng trả lãi
Tỷ số khả năng trả lãi =
Tỷ số khả năng trả lãi phản ánh khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp và mức độ an toàn của chủ nợ. Tỷ số này cao thì khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp được đảm bảo. Tuy nhiên, tỷ số này quá cao thể hiện doanh nghiệp không tận dụng tốt đòn bẩy tài chính hoặc tỷ số này quá thấp là dấu hiệu nguy hiểm, vì doanh nghiệp sử dụng nợ vay quá nhiều, có thể sẽ không đủ khả năng để thanh toán được lãi vay.
2.4.3.4. Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) Lợi nhuận thuần Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu = Doanh thu thuần x 100
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh mối quan hệ giá vốn và giá bán, cho biết tỷ lệ của lợi nhuận thuần so với doanh thu thuần, thể hiện 1 đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Trang 23
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản = Tổng tài sản bình quân x 100
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản là thước đo bao quát nhất khả năng sinh lời của một công ty. Tỷ suất này đo lường số lợi nhuận kiếm được trên mỗi đồng tài sản công ty đã đầu tư.
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận thuần
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Vốn chủ sở hữu bình quân x 100 Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu là một thước đo quan trọng về khả năng sinh lợi từ quan điểm của chủ sở hữu. Tỷ suất này cho biết 1 đồng được chủ sở hữu đầu tư kiếm được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
2.4.4. Phân tích hiệu quả sử dụng tài sản qua mô hình tài chính Dupont Mô hình tài chính Dupont là kỹ thuật được dùng để phân tích hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp trong mối quan hệ mật thiết giữa nhiều yếu tố của báo cáo thu nhập với bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Mục đích của mô hình tài chính Dupont là phân tích khả năng sinh lời của 1 đồng tài sản mà doanh nghiệp sử dụng dưới sự ảnh hưởng cụ thể của những bộ phận tài sản, chi phí, doanh thu nào. Thông qua phân tích, giúp cho các nhà quản trị đưa ra các quyết định nhằm đạt được khả năng lợi nhuận mong muốn. Trong phân tích theo mô hình Dupont, cụ thể như sau:
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản Lợi nhuận thuần
= Tổng tài sản bình quân x 100
=
Lợi nhuận thuần Doanh thu thuần
= Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu x Số vòng quay tổng tài sản
Trang 24
Sơ đồ mô hình tài chính Dupont:
Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tổng tài sản Lợi nhuận sau thuế Doanh thu thuần
bình quân
Tổng doanh thu
Chi phí
Chi phí
ngoài sản xuất
sản xuất
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ mô hình tài chính Dupont
Ý nghĩa của mô hình tài chính Dupont:
Bên trái sơ đồ cho biết những nhân tố ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu. Tỷ suất này được tính bằng lợi nhuận sau thuế chia cho doanh thu thuần, trong đó lợi nhuận sau thuế bằng tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí bao gồm chi phí sản xuất và chi phí ngoài sản xuất. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng sức sinh lời của doanh thu thuần cần có các biện pháp giảm chi phí bằng cách phân tích
Trang 25
những nhân tố cấu thành tổng chi phí để có thể đưa ra những biện pháp phù hợp.
Đồng thời tìm mọi biện pháp để nâng cao doanh thu và giảm các khoản giảm trừ.
Bên phải sơ đồ triển khai số vòng quay của tổng tài sản trong một kỳ phân tích bằng doanh thu thuần chia cho toàn bộ tài sản bình quân. Trong đó tổng tài sản bình quân được tính bằng tài sản ngắn hạn bình quân cộng với tài sản dài hạn bình quân. Số vòng quay của tài sản càng cao chứng tỏ sức sản xuất của các tài sản càng nhanh, đó là nhân tố để tăng sức sinh lời của tài sản. Trên cơ sở đó, doanh nghiệp muốn tăng vòng quay tài sản thì cần phân tích các nhân tố có liên quan, phát hiện những mặt tích cực và tiêu cực của từng nhân tố để có biện pháp cụ thể nhằm năng cao số vòng quay của tài sản bình quân, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh.
TÓM TẮT CHƯƠNG 2
Ở Chương 2, tôi đã tổng kết một số cơ sở lý luận có liên quan đến báo cáo tài chính, phân tích báo cáo tài chính, các phương pháp, cơ sở dữ liệu dùng để phân tích báo cáo tài chính và những nội dung chính cần phân tích khi phân tích báo cáo tài chính. Qua đó, người đọc có được nền tảng lý thuyết để nghiên cứu những nội dung tiếp theo trong Chương 3 và Chương 4 sau đây.
Trang 26
CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÔNG TY CỔ PHẦN THIÊN NHIÊN VIỆT GIAI ĐOẠN 2013 – 2015
3.1. Phân tích Bảng cân đối kế toán
Bảng cân đối kế toán là một báo cáo kế toán phản ánh tổng quát kết cấu tài sản và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán được nhiều đối tượng quan tâm, tùy vào mục đích khác nhau mà mỗi đối tượng phân tích bảng cân đối kế toán bằng nhiều phương pháp. Để đưa ra quyết định khách quan và hợp lý với mục đích của mình, các đối tượng cần xem xét tất cả những thông tin trên bảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích. Tôi sẽ tiến hành phân tích hai phần cấu thành Bảng cân đối kế toán là tài sản và nguồn vốn.
(Theo dõi Bảng cân đối kế toán – Phụ lục 1 ,
Bảng 1: Tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015
và Bảng 2: Tình hình biến động nguồn vốn của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 – Phụ lục 2)
Trang 27
3.1.1. Phân tích tình hình biến động của tài sản
Triệu đồng 30,000 25,000 20,000 15,000 10,000 5,000 0
TSNH TSDH Tổng TS
2013 2014 2015 Năm
Biểu đồ 3.1: Tình hình biến động tài sản của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015 100%
90%
80%
70%
60%
50%
40%
30%
20%
10%
0%
TSNH
2013 2014 2015 Năm
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu tài sản của Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt giai đoạn 2013 – 2015
Trang 28
Biểu đồ 3.1 cho thấy trong năm 2014, tổng tài sản của Công ty giảm nhẹ từ 20,646 triệu đồng ở năm 2013 xuống còn 20,000 triệu đồng ở cuối năm 2014, chênh lệch 646 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 3.13% so với năm 2013. Đến năm 2015, tổng tài sản của Công ty đột ngột tăng nhanh với mức tăng 8,268 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 41.34%, nâng mức tổng tài sản đạt đến 28,268 triệu đồng.
Tổng tài sản tăng sẽ là dấu hiệu cho thấy Công ty đang mở rộng sản xuất kinh doanh. Tuy nhiên để xác minh nhận định này tôi sẽ xem xét các khoản mục cấu thành tổng tài sản bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn.
Biểu đồ 3.2 cho thấy Công ty Cổ phần Thiên Nhiên Việt đang có sự mất cân đối tỷ trọng giữa tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn trong tổng cơ cấu tài sản. Quy trình sản xuất chính của Công ty là hoàn thiện sản phẩm từ gỗ đã qua gia công chế biến, thực hiện lắp ráp, chuyền sơn và đóng gói chủ yếu được làm thủ công nên máy móc thiết bị không nhiều. Qua 3 năm, tài sản ngắn hạn vẫn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng giá trị tài sản, mặc dù Công ty đã thay đổi cơ cấu tài sản biểu hiện ở sự giảm dần của tỷ trọng tài sản ngắn hạn và tăng dần tỷ trọng tài sản dài hạn. Tuy tỷ trọng tài sản dài hạn biến động ít nhưng đây là diễn biến tốt chứng tỏ doanh nghiệp đang đảm bảo an toàn quá trình phát triển lâu dài.
3.1.1.1. Tài sản ngắn hạn
Phân tích theo chiều ngang cho thấy tài sản ngắn hạn có tình hình biến động trong 3 năm tương tự như tình hình biến động của tổng tài sản như đã trình bày ở trên. Như vậy, có thể hiểu sự biến động của tổng tài sản chủ yếu là do khoản mục tài sản ngắn hạn tác động. Theo Biểu đồ 3.1, tài sản ngắn hạn cuối năm 2014 giảm nhẹ từ 18,327 triệu đồng ở năm 2013 xuống còn 17,534 triệu đồng, chênh lệch 793 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 4.33% so với năm 2013. Tổng tài sản năm 2015 tăng mạnh thêm 5,703 triệu đồng tương ứng với tỷ lệ 32.53% đạt 23,237 triệu đồng.
Sự thay đổi này là do nhiều yếu tố tác động, để tìm hiểu rõ hơn tôi sẽ tiến hành phân tích từng khoản mục nhỏ.
Trang 29