KTĐT (KTĐT) là một lĩnh vực kế toán mới được hình thành từ các nước phát triển phương tây nhằm đáp ứng sự phát triển của kinh tế thị trường và sự hoàn thiện dần của hệ thống pháp lý. Công việc KTĐT được một bên thứ ba độc lập thực hiện, bao gồm các thủ
181
tục và phương pháp để kiểm tra, tính toán, phân tích các vấn đề quản lý và tài chính, các thiệt hại kinh tế, hoặc các vấn đề pháp lý liên quan đến mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà quản lý, và phát hành báo cáo KTĐT làm bằng chứng chuyên môn trước toà án hoặc tư vấn doanh nghiệp. KTĐT ra đời như một sản phẩm của sự thay đổi môi trường kinh tế xã hội và xuất hiện khi sự phát triển của các chuyên ngành kế toán đến nút cổ chai.
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Kế toán điều tra.
Theo Crumbley (2001), KTĐT bắt nguồn từ công việc giám định bằng chứng trước tòa (Expert Witnessing). Bằng chứng đầu tiên về dịch vụ KTĐT xuất hiện vào năm 1817 trong phiên xét xử Meyer v. Sefton tại Canada, Tòa án đã trả phí một kế toán viên để làm nhân chứng xác nhận giá trị bất động sản. Đến năm 1824, tại Glasgow, Scotland, kế toán viên James McClelland đã đưa ra thông báo quảng cáo về dịch vụ hỗ trợ trong các vụ án trọng tài liên quan đến tài chính. Đây là những hình thái đầu tiên của dịch KTĐT.
Thuật ngữ “Forensic Accounting” lần đầu tiên được đề cập đến trong một bài báo của Maurice E. Peloubet vào năm 1946. Theo Peloubet (1946), KTĐT bao gồm điều tra thu thập bằng chứng về gian lận, xác định thiệt hại do gian lận gây ra, cuối cùng là giải trình kết quả tại tòa án.
Sự quan tâm đến KTĐT lan rộng tại Bắc Mỹ, và Anh vào đầu thế kỷ XX. Một trong những tổ chức đầu tiên sử dụng dịch vụ của KTĐT là Sở Thuế vụ Mỹ IRS. Trong những năm gần đây, các tổ chức tài chính, cơ quan cảnh sát và cơ quan quản lý tại các quốc gia như Mỹ, Canada, Lastvia… đã liên tục gia tăng việc sử dụng các giám định viên gian lận và kế toán viên điều tra. Sự gia tăng tội phạm cổ cồn trắng và những khó khăn mà các cơ quan thực thi pháp luật phải đối mặt trong việc phát hiện gian lận cũng đã góp phần vào sự phát triển của KTĐT. Sarbanes-Oxley năm 2002 đặt ra các yêu cầu chính cho kế toán, quản lý và kiểm toán viên, và mở ra một lĩnh vực điều tra hoàn toàn mới cho KTĐT (Dreyer, 2014). Nhiều công ty kế toán tin rằng thị trường này đủ lớn để hỗ trợ một đơn vị độc lập dành riêng cho KTĐT (Oyedokun, 2017). Đến giờ tất cả các công ty kế toán lớn như KPMG, Deloitte, PWC, EY, DBO …đều có bộ phận KTĐT (Ozkul và Pamukcu, 2012).
KTĐT tại Bắc Mỹ và một số quốc gia khác đã trở thành một dịch vụ kế toán được công nhận và mang lại nhiều lợi ích cho thị trường và xã hội.
1.2 Khái niệm của Kế toán điều tra
Các công trình nghiên cứu liên quan đến KTĐT ngày càng nhiều và các tác giả cũng đề cập đến khái niệm về KTĐT với nhiều cách tiếp cận.
- “Forensic” là một tính từ, chỉ các vấn đề liên quan đến điều tra pháp lý. Forensics hay Forensic Science chỉ khoa học điều tra nói chung, xuất phát từ lĩnh vực điều tra pháp y từ thế kỉ 18, sau đó mở rộng ra nhiều lĩnh vực khác; có mục đích chính là cung cấp thông
182
tin phục vụ mục đích điều tra. Forensic Accounting - KTĐT là kế toán phục vụ cho việc cung cấp thông tin kế toán phục vụ điều tra. Mục tiêu cốt lõi của KTĐT là phát hiện, khai thác, tài liệu hóa và đưa ra kết luận về dữ liệu kế toán thu thập được, cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin là tòa án hoặc các đối tượng khác. (Crumbley, Heitger, & Smith, 2005), (Singleton and Singleton, 2010),
Theo Apostolou, Hassell, và Webber (2000) KTĐT là sự kết hợp chuyên môn kế toán, kiểm toán và các kỹ năng điều tra để hỗ trợ các vấn đề pháp lý. Đây là một lĩnh vực chuyên ngành kế toán nhằm cam kết xác định kết quả các vụ tranh chấp, kiện tụng thực tế hoặc dự kiến. KTĐT có thể, do đó, được xem như là một lĩnh vực của kế toán, kết hợp với mục đích pháp lý và cung cấp mức độ đảm bảo cao nhất.
Theo Hopwood, (2008) KTĐT là việc vận dụng kĩ năng điều tra và phân tích để giải quyết các vấn đề tài chính theo yêu cầu của tòa án, KTĐT là dịch vụ kết hợp công việc của kế toán viên, kiểm toán viên truyền thống và đại diện ủy quyền trước pháp luật.
KTĐT là một loại hình kế toán đặc biệt, cung cấp báo cáo làm cơ sở giải quyết các tranh luận trước toàn án. KTĐT không thực hiện hoạt động hạch toán nợ - có truyền thống, mà cung cấp thông tin phân tích về dữ liệu kế toán, phù hợp để giải quyết các tranh chấp (Wallace, 1991), (Mohammed, 2008).
Oyedokun (2013) cho rằng KTĐT là vận dụng nguyên tắc và phương pháp kế toán để điều tra gian lận, cung cấp các kết quả có thể sử dụng cho tòa án. Năm 2018, tác giả này đã thay đổi khái niệm của chính mình thông qua mở rộng phạm vi của KTĐT, theo đó, KTĐT là việc sử dụng nguyên tắc, phương pháp kế toán, thủ tục kiểm toán để phát hiện, ngăn ngừa gian lận và tội phạm kinh tế, có thể được sử dụng làm bằng chứng trước tòa án.
1.3 Vai trò của KTĐT
Các nghiên cứu có sự thống nhất về vai trò của KTĐT, thể hiện qua chức năng Hỗ trợ pháp lý và Điều tra kế toán.
Hỗ trợ pháp lý (Litigation Support): là sự hỗ trợ chuyên môn kế toán trong các vấn đề liên quan đến pháp lý. Nó chủ yếu liên quan đến việc định lượng giá trị thiệt hại và tư vấn các vấn đề kế toán, làm bằng chứng trước Tòa án.
Điều tra kế toán (Investigative Accounting): là việc tìm kiếm bằng chứng xác định thủ phạm như điều tra biển thủ tài sản của nhân viên, hoặc tìm kiếm bằng chứng làm cơ sở bồi thường thiệt hại như bồi thường bảo hiểm, bồi thường tai nạn lao động…
Tại các nước KTĐT đã được công nhận là một phân hệ kế toán đặc biệt như Mỹ, Úc, Latvia,..các nhà nghiên cứu quan tâm đến chương trình đào tạo KTĐT, hoàn thiện quy trình hoạt động của KTĐT, tiêu chuẩn cấp chứng chỉ kế toán viên điều tra cũng như đo
183
lường mức độ ảnh hưởng của KTĐT đến gian lận, tham nhũng và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp…. Còn tại các nước mà KTĐT đang trong giai đoạn hình thành, các nhà nghiên cứu chủ yếu quan tâm đến kinh nghiệm tổ chức KTĐT, nhu cầu KTĐT, nhân tố ảnh hưởng đến hình thành và phát triển KTĐT. Tại Việt Nam, KTĐT là một khái niệm mới, cần nghiên cứu về mức độ nhận biết, nhu cầu vận dụng và mức độ hình thành tại Việt Nam.
1.4 Nhiệm vụ của kế toán điều tra
Kế toán điều tra là dịch vụ được thực hiện theo yêu cầu từ khách hàng. Khách hàng của kế toán điều tra có thể là các cá nhân, doanh nghiệp hoặc các cơ quan pháp luật. Kế toán điều tra được sử dụng trong các trường hợp như đo lường thiệt hại kinh tế của các tổ chức trong trường hợp tái cơ cấu, xảy ra tranh chấp hay kiện tụng, định giá tài sản, đo lường thiệt hại của các cá nhân trong các trường hợp tranh chấp như ly hôn, bảo hiểm…và điều tra thủ phạm theo yêu cầu của tòa án. Tùy theo yêu cầu của khách hàng, kế toán điều tra sẽ thực hiện các nhiệm vụ khác nhau. Nhìn chung, kế toán điều tra thực hiện các nhiệm vụ sau:
+ Thực hiện điều tra về vấn đề kế toán theo yêu cầu của khách hàng, phục vụ cho việc giải quyết các tranh chấp của cá nhân, tổ chức hay hỗ trợ pháp lý trước tòa. Điều tra được thực hiện thông qua việc lập kế hoạch điều tra, tổ chức điều tra và đưa ra báo cáo điều tra dựa trên các bằng chứng thu thập được.
+ Phân tích dữ liệu điều tra, hỗ trợ xử lý hậu quả, tư vấn điều chỉnh các vấn đề về kế toán trong phạm vi của mình.
+ Nhận diện, dự đoán các rủi ro, gian lận có thể xảy ra và tư vấn hỗ trợ cách phòng ngừa rủi ro, gian lận đó.
1.5 Quy trình của trong kế toán điều tra
Theo Zysman (2004), Godwind (2015), kế toán điều tra hoạt động theo quy trình gồm các bước như sau:
1. Gặp khách hàng: nắm rõ các thông tin chính xác về khách hàng, xác định các vấn đề cần điều tra và các bên có liên quan.
2. Đưa ra các thỏa thuận: đưa ra các điều khoản rõ ràng trước khi tiến hành hoạt động về các thông tin như phạm vi của dịch vụ kế toán điều tra, khoảng thời gian cần tiến hành điều tra, các nội dung cần điều tra, mục đích điều tra đồng thời thỏa thuận về chi phí thực hiện dịch vụ kế toán điều tra…
3. Điều tra ban đầu: thực hiện điều tra thu thập thông tin ban đầu liên quan đến cuộc điều tra. Thu thập thông tin từ các bằng chứng có sẵn và thông tin từ các cuộc điều tra khác đã hoàn thành có liên quan nếu có. Báo cáo điều tra ban đầu cần chỉ rõ các thông tin còn thiếu, cần bổ sung, chỉ rõ các nghi ngờ và rủi ro có liên quan.
184
4. Xây dựng kế hoạch: Lập kế hoạch cụ thể để tiến hành điều tra, chỉ rõ phạm vi điều tra, mục đích và phương pháp tiến hành điều tra.
5. Tìm kiếm các bằng chứng có liên quan: Dựa vào kĩ năng kế toán, kiểm toán và điều tra để tiến hành tìm kiếm, phát hiện các bằng chứng là các chứng từ, sổ sách, nhân chứng… về vấn đề cần điều tra.
6. Phân tích dữ liệu: tùy vào mục đích, nội dung từng cuộc điều tra để tiến hàng các nội dung phân tích, có thể bao gồm đo lường thiệt hại kinh tế, thống kê số lượng các giao dịch, đo lường giá trị hiện tại, phân tích hồi quy tuyến tính…
7. Lập báo cáo: trình bày và phân tích tất cả các thông tin liên quan đến vấn đề cần điều tra, các nghi ngờ và rủi ro có liên quan. Báo cáo cũng cần chỉ ra ý kiến của kế toán viên điều tra về việc thông tin cho điều tra đã đủ hay cần bổ sung thêm, có cần tiếp tục điều tra hay không thể tiến hành thêm do các lý do khách quan và chủ quan nếu có.