THỦ ĐÔ HÀ NỘI ( Lịch sử và Địa lý 4, phần Địa lý)

Một phần của tài liệu phuong phap day tu nhien va xa hoi (Trang 74 - 78)

CHƯƠNG II MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ

Bài 15. THỦ ĐÔ HÀ NỘI ( Lịch sử và Địa lý 4, phần Địa lý)

I. Mục tiêu

Sau bài học học sinh có thể:

- Xác định được vị trí của thủ đô Hà nội trên bản đồ Việt Nam

-Nhận biết được Hà nội là thành phố cổ đang ngày càng phát triển, Hà nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước.

- Có ý thức tìm hiểu về thủ đô Hà nội

II. Đồ dùng dạy học

-Các bản đồ: Hành chính, giao thông Việt Nam

- Bản đồ Hà nội (Nếu có)

-Tranh ảnh về Hà nội

III. Hoạt động dạy- học

Giới thiệu bài: Các em có biết thủ đô của nước ta tên gọi là gì không? Sau khi HS trả

lời, GV giới thiệu: hôm nay chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về thủ đô Hà nội thân yêu của chúng ta.

1. Hà nội- thành phố lớn ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ (Ghi bảng)

Hoạt động 1: Tìm hiểu về vị trí, giới hạn của thủ đô Hà nội

Bước 1: Làm việc cả lớp

GV treo bản đồ hành chính VN, gọi một số HS tìm thủ đô Hà nội trên bản đồ

GV nhấn mạnh. Hà nội là thành phố lớn nhất của miền Bắc

Bước 2: Làm việc theo cặp:

GV yêu cầu 2 HS ngồi cùng bàn quan sát lược đồ hình 1 SGK và thảo luận với nhau

để trả lời các câu hỏi:

- Chỉ vị trí của Hà nội trên lược đồ và cho biết Hà nội giáp những tỉnh nào?

- Từ Hà nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng các loại đường giao thông nào?

-Từ tỉnh (thành phố) nơi em ở có thể đến Hà nội bằng những phương tiện giao thông nào?

Bước 3: Làm việc cả lớp

- GV treo lược đồ thành phố Hà nội phóng to lên bảng, gọi một số HS lên bảng chỉ trên lược đồ vị trí, giới hạn của thủ đô Hà nội và trả lời được các ý sau:

+ Hà nội tiếp giáp các tỉnh: Thái nguyên, Vĩnh Phúc, Hà tây, Hưng yên, Bắc ninh, Bắc giang

+ Từ thủ đô Hà nội có thể đi tới các tỉnh khác bằng nhiều loại đường: đường ô tô, đường sắt, đường sông, đường hàng không.

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Từ tỉnh (thành phố) nơi em ở có thể đến Hà nội bằng những phương tiện giao thông nào?

- Gọi 1 HS lên chỉ sông Hồng trên thành phố Hà nội .

GV kết luận (kết hợp chỉ bản đồ): Thủ đô Hà nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.

2. Thành phố cổ đang ngày càng phát triển

Hoạt động 2: Tìm hiểu một số đặc điểm tiêu biểu của Hà nội

Cách tiến hành:

Bước 1: Làm việc cả lớp

GV nêu câu hỏi cho cả lớp: Dựa vào kiến thức của bài "Nhà Lý dời đô ra Thăng Long" của phần Lịch sử hãy cho biết:

- Hà nội được chọn làm kinh đô của nước ta từ năm nào?

- Khi đó kinh đô được đặt tên là gì?

- Tới nay Hà nội được bao nhiêu tuổi?

Ai có thể cho biết Hà nội còn có những tên gọi nào khác? (Đại la, Thăng Long, Đông đô...)

Bước 2: Làm việc theo nhóm

GV chia nhóm phát phiếu học tập cho các nhóm với các nội dung sau:

Em hãy quan sát hình 3,4 v d a v o n i dung b i h c à ự à ộ à ọ để ho n th nh b ng sau:à à ả

Đặc điểm Khu phố cổ Khu phố mới

Nhà cửa

Tên phố

Bước 3: Làm việc cả lớp:

Các nhóm trình bày trước lớp kết quả làm việc của mình, nêu được các đặc điểm nổi bật của khu phố cổ và khu phố mới của Hà nội:

-Khu phố cổ: ở gần hồ Hoàn Kiếm, tên phố thường có chữ đầu là "Hàng", nhà cửa, đường phố hẹp, đay là nơi buôn bán tấp nập

- Khu phố mới: có đường phố rộng, nhiều nhà cao tầng, hiện đại

Kết luận: Hà nội là thành phố cổ, Hà nội ngày càng mở rộng và phát triển.

3. Hà Nội- trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của cả nước. Hoạt động 3:

Bước 1: làm việc cả lớp:

GV giải thích các khái niệm: thủ đô, trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá, khoa học.

Bước 2: Làm việc theo nhóm

GV chia học sinh thành các nhóm. Các nhóm làm việc với các câu hỏi:

1. Nêu các dẫn chứng thể hiện Hà nội là:

+ Trung tâm chính trị

+ Trung tâm kinh tế lớn

+ Trung tâm văn hoá, khoa học

2. Kể tên những danh lam, thắng cảnh, di tích lịch của Hà nội

Bước 3: Làm việc cả lớp

Các nhóm lên trình bày, nêu được các nội dung:

- Hà nội là trung tâm chính trị: Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước; Hội trường Ba đình là nơi họp quốc hội và nhiều cuộc họp quan trọng khác của nhà nước.

- Hà Nội là trung tâm kinh tế lớn:

+ Có nhiều nhà máy, khu công nghiệp tạo nhiều sản phẩm phục vụ trong nước và xuất khẩu: máy tính, tivi, xe máy,ôtô, các loại đồ điện, vải, quần áo, bánh kẹo.

GV: Kể tên các nhà máy, xí nghiệp lớn của Hà nội mà bạn biết?

+Có nhiều trung tâm thương mại dịch vụ, hệ thống ngân hàng, bưu điện...

GV: Kể tên các chợ, siêu thị lớn của Hà nội?

+ Hà nội cũng là đầu mối giao thông lớn: nơi đến và nơi đi của nhiều tuyến đường với các nhà ga lớn.

GV: Kể tên các nhà ga, sân bay lớn ở Hà nội mà em biết?

- Hà Nội là trung tâm văn hoá, khoa học: tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, viện bảo tàng...

GV:+ Kể tên các trường đại học ở Hà nội mà em biết?

+ Kể tên các viện bảo tàng ở Hà nội mà em biết

- Những danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử của Hà nội

( Nếu có bản đồ Hà nội, GV chỉ vị trí của một số danh lam thắng cảnh, di tích lịch

sử, trường đại học, bảo tàng, chợ, khu vui chơi giải trí... trên bản đồ)

Kết luận: Hà nội là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học lớn của nước ta.

Hoạt động 4: Trò chơi: "Hướng dẫn viên du lịch"

Các vai: 1 HS đóng vai người dân Hà nội, 4 HS khác đóng vai du khách nước ngoài Cách tiến hành:

Bước 1: - Giáo viên chia học sinh thành các nhóm, nêu tên trò chơi, giải thích cách

chơi, luật chơi, hướng dẫn các nhóm phân vai chơi (Người dân Hà nội, khách tham quan).

- Các nhóm thảo luận về vai chơi, nội dung lời thoại

Bước 2: Đại diện các nhóm lên thực hiện trò chơi.

Ví dụ về cách chơi:

Người dân Hà nội: Chào mừng các bạn đến thăm Hà nội của chúng tôi!

Khách tham quan: Chào bạn!

Du khách 1: Chúng tôi là những du khách đến từ nước ngoài. Lần đầu tiên đến Việt

nam nên chúng tôi rất muốn được tìm hiểu về thủ đô Hà nội. Xin bạn cho chúng tôi biết vài nét về vị trí của thủ đô Hà nội?

Người dân Hà nội: Hà nội là một thành phố lớn nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ,

nơi có sông Hồng chảy qua, rất thuận lợi cho việc giao lưu với các địa phương trong nước và thế giới.

Du khách 2: Xin bạn cho chúng tôi biết Hà nội được chọn làm kinh đô của đất nước

bạn từ năm nào? Khi đó kinh đô được đặt tên là gì?

Người dân Hà nội: Hà nội được chọn làm kinh đô của nước chúng tôi từ năm 1010.

Khi đó kinh đô có tên là Thăng Long.

Người dân Hà nội: Còn bạn, bạn đã đến những nơi nào ở Hà nội?

Du khách 3: Tôi đã đến thăm các phố cổ Hà nội nằm ở gần hồ Hoàn Kiếm như Hàng

Đào, Hàng Đường, Hàng Mã… và một số khu phố mới, hiện đại.

Hướng dẫn viên du lịch: Thế còn bạn?

Du khách 4: Tôi đã đến thăm Quốc Tử Giám- trường đại học đầu tiên của Việt nam,

vào thăm Lăng chủ tịch Hồ Chí Minh và nơi làm việc của Người, thăm trường Đại học

Sư phạm Hà nội, Viện Bảo tàng Lịch sử Việt Nam, chợ Đồng Xuân và một số nơi danh lam thắng cảnh khác.

Người Hà nội: Hà nội là trung tâm chính trị, văn hoá, khoa học và kinh tế lớn của

Việt nam.

Du khách: Xin cám ơn bạn!

Người Hà nội: Chúc các bạn có chuyến tham quan Hà nội đầy bổ ích và lý thú!

Nhận xét sau khi chơi: Cả lớp nhận xét cách thể hiện trò chơi của các nhóm, chỉ ra

được nhóm có kết quả chơi tốt nhất.

Một phần của tài liệu phuong phap day tu nhien va xa hoi (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(92 trang)
w