HẢI PHÒNG TRONG THỜI KỲ CÔNG NGHIỆP 4.0

Một phần của tài liệu HỘI THẢO QUỐC GIAGẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI THỰC TIỄN XÃ HỘI (Trang 174 - 185)

Nguyễn Thị Huệ1, Nguyễn Thị Thu Hương2, Trần Minh Tiến1, Nguyễn Đức Luận3

1Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội

2Học viện Nông nghiệp Việt Nam

3Chi nhánh văn phòng Đăng ký đất đai huyện Tiên Lãng

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp hoàn thiện công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Nghiên cứu đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 99 hộ nhận chuyển nhượng và 30 cán bộ công chức, viên chức liên quan đến công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lãng.

Trong giai đoạn 2017 - 2021 huyện Tiên Lãng có 12.081 giao dịch chuyển quyền sử dụng đất.

Trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính về chuyển nhượng quyền sử dụng đất cả người dân và cán bộ đều đánh giá còn gặp nhiều vướng mắc, khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đất đai, nguồn cung thông tin, công khai thủ tục hành chính, cơ sở, trang thiết bị nơi làm việc,...

Nghiên cứu đã đưa ra giải pháp về nguồn nhân lực, đầu tư vật chất, cơ sở hạ tầng; Hoàn thiện hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai; Tổ chức thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả công tác chuyển quyền sử dụng đất trong thời kỳ cách mạng công nghiệp 4.0.

Từ khóa: Quyền sử dụng đất; Chuyển nhượng quyền sử dụng đất; Cách mạng Công nghiệp

4.0; Hải Phòng.

Abstract

Solutions to complete the transfer of land use rights in Tien Lang district, Hai Phong city

in the industrial revolution 4.0

The study aims to provide solutions to complete the transfer of land use rights in Tien Lang district, Hai Phong city in the industrial revolution 4.0. The study conducted a random survey of 99 households receiving the transfer of land use rights and 30 civil servants and officials involved in the transfer of land use rights in Tien Lang district. In the period 2017 - 2021, Tien Lang district has 12,081 transactions transfer. In the process of carrying out administrative procedures on the transfer of land use rights, both people and officials assessed that there were still many obstacles and difficulties in finding land information, information sources, publicizing administrative procedures. main, facilities, equipment at the workplace,... Research has provided solutions on human resources, material investment, infrastructure; Complete the information system and land database; Organize implementation to improve the efficiency of land use right transfer in the industrial revolution 4.0.

Keywords: Land use rights; The transfer of land use rights; The industrial revolution 4.0;

Hai Phong.

1. Đặt vấn đề

Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá [1]. Đất đai có giá trị sử dụng, tức là tính hữu ích, được trao đổi trên thị trường, nên nó có giá trị trao đổi [2]. Sở hữu đất đai là quan hệ xã hội thông qua đó xác định đất đai thuộc về ai, do ai chiếm hữu, sử dụng và định đoạt [3]. Quyền sử dụng đất (QSDĐ) là quyền của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi ích từ

việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ chủ thể khác thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê,... [4]. Ở Việt Nam, với tư cách đại diện chủ sở hữu đất đai, Nhà nước không trực tiếp sử dụng đất mà giao cho các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài [5]. Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là việc người sử dụng đất chuyển giao đất và quyền sử dụng đất đó cho người nhận quyền sử dụng đất. Người chuyển nhượng và người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất sẽ tham gia vào thị trường quyền sử dụng đất, ở đó Nhà nước là người đại diện quyền sở hữu toàn dân về đất đai, thực hiện việc cung đất cho các nhu cầu của tổ chức, cá nhân trong xã hội sử dụng [6]. Thị trường quyền sử dụng đất tại Việt Nam đang trong giai đoạn sôi động, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước phải đưa ra những phương thức quản lý hiệu quả, giải quyết nhanh chóng thủ tục hành chính, tiết kiệm được thời gian và công sức của công chức, viên chức và người dân, nên việc ứng dụng công nghệ thông tin là vô cùng cần thiết. Khi thế giới phát minh ra động cơ đốt trong để thay cho sức người sức ngựa, thế giới bước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ nhất. Đến nay thế giới phát triển trên 3 trụ cột chính là: ngành kỹ thuật số, công nghệ sinh học, vật lý. Với những phát minh mới, thuật ngữ mới, chất liệu mới. Đặc biệt là việc ứng dụng trí thông minh nhân tạo, sự phát triển của Internet. Robot có mặt trong mọi lĩnh vực thay thế con người. Công nghệ khai thác dữ liệu lớn (Big data) làm thay đổi mọi mặt trong đời sống xã hội. Thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ [7]. Khi công nghệ 4.0 phủ sóng trong mọi lĩnh vực của đời sống, thì quản lý công tác chuyển quyền sử dụng đất cũng đứng trước những thách thức ứng dụng và đổi mới.

Huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng nằm trên quốc lộ 10 nối các tỉnh, thành phố lớn của vùng kinh tế Đông Bắc: Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định,… Nằm cách không xa các trung tâm kinh tế lớn của vùng Đồng bằng Sông Hồng, gần các khu công nghiệp tập trung và các khu du lịch nổi tiếng. Tổng diện tích tự nhiên huyện Tiên Lãng là 19.520,57 ha, chiếm 12,5 % diện tích tự nhiên toàn thành phố. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 13.030,75 ha, chiếm 66,75 % tổng diện tích tự nhiên của huyện; đất phi nông nghiệp là 6.459,59 ha, chiếm 33,09 %; đất chưa sử dụng là 30,24 ha, chiếm 0,15 % diện tích đất tự nhiên của huyện [8]. Trong giai đoạn 2017 - 2021 các giao dịch chuyển quyền sử dụng đất đối với hộ gia đình, cá nhân tại huyện Tiên Lãng diễn ra vô cùng sôi động và phức tạp, tuy nhiên trong quá trình thực hiện các thủ tục hành chính, cả cán bộ và người dân đều gặp phải những khó khăn, vướng mắc riêng như: Cơ sở vật chất, hạ tầng thông tin còn hạn chế, thời gian trả hồ sơ còn quá hạn, các cán bộ còn chưa được bồi dưỡng, cập nhật công nghệ mới,... dẫn đến công tác quản lý chuyển quyền sử dụng đất chưa hiệu quả. Vì vậy, nghiên cứu

“Giải pháp hoàn thiện công tác chuyển nhượng quyền sử dụng đất huyện Tiên Lãng, thành phố Hải phòng trong thời kỳ công nghiệp 4.0’’ là cần thiết.

2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập số liệu: Số liệu thứ cấp về số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã

hội; Tình hình quản lý, sử dụng đất; Kết quả chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân tại Chi cục Thống kê huyện Tiên Lãng, chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Lãng và Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng. Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra trực tiếp bằng phiếu in sẵn, ngẫu nhiên các hộ nhận chuyển nhượng QSDĐ để đánh giá về thực trạng, những hạn chế, khó khăn trong thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại địa bàn huyện Tiên Lãng. Tổng số phiếu điều tra hộ được tính theo công thức 1 [9].

n = 1+ eN2+ N (1)

Trong đó: n - Tổng số phiếu điều tra; N - Tổng số hộ nhận chuyển nhượng trong giai đoạn 2017 - 2021; e - Sai số cho phép (e = 5 - 15 %). Trong giai đoạn 2017 - 2021 có 12.081 trường hợp nhận chuyển nhượng, nên với giá trị e chọn bằng 10 % (giá trị trung bình của sai số cho phép), tổng số phiếu điều tra tính được là 99 phiếu.

Nghiên cứu cũng điều tra tất cả 30 cán bộ, công chức, viên chức liên quan trực tiếp đến chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn phường Tiên Lãng, Hải Phòng. Nội dung phiếu điều tra bao gồm: Thông tin cơ bản về người trả lời; Đánh giá về thủ tục; Áp lực công việc; Chỉ đạo, giám sát của các cấp; Cơ sở vật chất, trang thiết bị; Thủ tục cấp GCN, áp lực công việc, mức phụ cấp,... Số lượng phiếu chi tiết tại (Bảng 1).

Bảng 1. Tổng số phiếu điều tra theo đối tượng

Cơ quan, đơn vị Số phiếu

Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Tiên Lãng 2 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Tiên Lãng 6

Chi cục Thuế khu vực Vĩnh Bảo - Tiên Lãng 1

Công chức địa chính 21 xã, thị trấn 21

Tổng 30

Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh: Số liệu thứ cấp và sơ cấp được thống kê, tổng

hợp và xử lý, so sánh trên phần mềm Microsoft Excel theo từng nhóm chỉ tiêu phục vụ đánh giá công tác chuyển nhượng QSDĐ trên địa bàn phường Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng.

3. Kết quả và thảo luận

3.1. Thực trạng chuyển nhượng quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2021

Trong giai đoạn 2017 - 2021, tổng số trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện là 12.081 hộ. Các giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất diễn ra sôi động tại địa bàn có dân số đông, cơ sở hạ tầng phát triển như thị trấn Tiên Lãng, xã Tiên Cường, xã Đại Thắng,… trong đó thị trấn Tiên Lãng có số lượng giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng lớn nhất với 1.695 trường hợp. Số lượng giao dịch chuyển nhượng QSDĐ cũng ít hơn tại các xã xa trung tâm huyện, kinh tế kém phát triển hơn như xã Tiên Thắng, xã Tiên Minh, xã Bắc Hưng,… dưới 400 trường hợp/xã (Bảng 2). Biến động chuyển nhượng quyền sử dụng đất tăng từ năm 2017 - 2019 và giảm xuống vào năm 2020 - 2021. Nguyên nhân giảm do bị ảnh hưởng bởi diễn biến phức tạp của đại dịch COVID 19 tới nền kinh tế nói chung và thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng (Hình 1).

Bảng 2. Tình hình chuyển nhượng quyền sử dụng đất tại huyện Tiên Lãng,

thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2021

STT Đơn vị hành chính Tổng STT Đơn vị hành chính Tổng

1 Xã Đại Thắng 672 11 Xã Bạch Đằng 445

2 Xã Tiên Cường 733 12 Xã Quang Phục 775

3 Xã Tự Cường 456 13 Xã Toàn Thắng 470

4 Xã Quyết Tiến 458 14 Xã Tiên Thắng 367

5 Xã Tiên Thanh 530 15 Xã Tiên Minh 315

6 Xã Khởi Nghĩa 611 16 Xã Bắc Hưng 337

7 Thị trấn Tiên Lãng 1.695 17 Xã Nam Hưng 342

8 Xã Cấp Tiến 560 18 Xã Tây Hưng 370

9 Xã Kiến Thiết 677 19 Xã Đông Hưng 393

10 Xã Đoàn Lập 690 20 Xã Hùng Thắng 678

Tổng 12.081

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Tiên Lãng, 2022)

Hình 1: Biến động chuyển nhượng quyền sử dụng đất giai đoạn 2017 - 2021

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Tiên Lãng, 2022)

Phần lớn số trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực hiện đối với đất ở do người dân chuyển hướng tích trữ vàng, tiền tệ sang hình thức tích trữ đất; Một số khác phục vụ mục đích đầu tư. Nhu cầu chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện không đáng kể chỉ có 46 giao dịch trong cả giai đoạn nghiên cứu (Bảng 3). Nguyên nhân ảnh hưởng đến số lượng giao dịch chuyển nhượng đất nông nghiệp ít là do quy định của Nhà nước là người nhận chuyển nhượng phải là người trực tiếp sản xuất nông nghiệp, chính vì thế mà người dân không thuộc đối tượng trên không thực sự quan tâm đến thị trường chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp.

Bảng 3. Số lượng chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn

huyện Tiên Lãng, giai đoạn 2017 - 2021

STT Đơn vị hành chính Năm

2017 Năm

2018 Năm

2019 Năm

2020 Năm

2021 Tổng

1 Xã Đại Thắng 5 2 6 4 17

2 Xã Tiên Cường 6 7 2 15

3 Thị trấn Tiên Lãng 7 7

4 Xã Cấp Tiến 3 3

5 Xã Vinh Quang 4 4

Tổng 18 6 16 4 2 46

(Nguồn: Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Tiên Lãng 2021)

3.2. Đánh giá thực trạng công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng giai đoạn 2017 - 2021

3.2.1. Đánh giá của người dân về thực trạng chuyển quyền sử dụng đất Về sự thuận tiện tìm kiếm thông tin về đất đai khi tham gia thị trường quyền sử dụng đất:

Việc tìm kiếm thông tin về đất đai của người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất được đánh giá ở mức rất thuận lợi là 4,04 %; Ở mức thuận lợi là 48,48 %; Số phiếu đánh giá ở mức trung bình là 43,43 %; Số phiếu còn lại đánh giá ở mức không thuận lợi, chiếm 4,04 % (Hình 2). Nguyên nhân dẫn đến tình trạng khó khăn khi tiếp cận thông tin đất đai khi tham gia thị trường QSDĐ là do hiện nay, huyện Tiên Lãng vẫn chưa có hệ thống thông tin đất đai với cơ sở dữ liệu số, được cập nhật đầy đủ, thường xuyên, nên người nhận chuyển nhượng không có cơ hội tiếp cận với nguồn cung thông tin mở. Việc tìm kiếm thông tin chỉ dễ dàng đối với người dân sống trực tiếp hoặc lân cận địa bàn có giao dịch QSDĐ.

Hình 2: Đánh giá của người dân về việc tìm kiếm thông tin đất đai Về nguồn cung thông tin đất đai: Tại huyện Tiên Lãng, phần lớn người nhận chuyển nhượng

QSDĐ tiếp cận thông tin về nguồn cung đất đai thông qua người quen, chiếm 54,55 %; Từ môi giới bất động sản, là 22,22 %; Từ cán bộ địa chính là 18,18 %, số đối tượng tiếp cận thông qua các hình thức khác, chiếm 5,05 % (Hình 3). Không tồn tại nguồn cung thông qua nền tảng số với cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng và cập nhật thường xuyên.

Hình 3: Đánh giá của người dân về nguồn cung cấp thông tin đất đai

Về công khai thủ tục hành chính: Mức độ công khai thủ tục hành chính của huyện Tiên Lãng

phần lớn được người dân đánh giá ở mức rất tốt và tốt, chiếm tương ứng 12,12 % và 65,66 %; Số phiếu đánh giá ở mức bình thường chiếm 21,21 % và chỉ có 1 phiếu đánh giá ở mức không tốt, chiếm 1,01 %. Như vậy có thể thấy, UBND huyện Tiên Lãng rất chú trọng và hoàn thiện phương án công khai thủ tục hành chính ở Bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả”; Cổng thông tin điện tử, các nhóm, trang mạng xã hội của huyện cũng như tại các ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Tiên Lãng. Do vậy, người dân dễ dàng, thuận lợi tiếp cận thủ tục hành chính nói chung, trong đó có thủ tục hành chính về chuyển nhượng quyền sử dụng đất nói riêng.

Về cơ sở vật chất, trang thiết bị thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất: Chỉ

có 1 phiếu tương đương với 1,01 % đánh giá cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại; 88,89 % người dân được điều tra đánh giá ở mức bình thường; 10,10 % số phiếu đánh giá trang thiết bị, cơ sở vật chất ở mức không hiện đại. Phần lớn người dân đánh giá, dù trang thiết bị như phòng làm việc, máy tính, phòng chờ đã được đầu tư để phục vụ cho người dân đến thực hiện các thủ giao dịch, tuy nhiên chỉ dừng lại ở mức đơn giản, cơ sở vật chất và trang thiết bị chưa đồng bộ, cũ kĩ; Chưa có

phần mềm quản lý, xử lý dữ liệu thông tin đất đai riêng, chưa thực sự tiếp cận được những công nghệ chuyên nghiệp, hiện đại trong giải quyết các thủ tục hành chính về đất đai.

Về thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục chuyển nhượng QSDĐ: Thành phần hồ sơ thực hiện

thủ tục chuyển nhượng QSDĐ hiện nay được quy định cụ thể trong các văn bản quy phạm pháp luật đất đai. Tại bộ phận “Tiếp nhận và trả kết quả” của Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và Ủy ban nhân dân huyện đều được niêm yết thành phần hồ sơ thực hiện thủ tục cụ thể, ngoài ra còn được công khai trực tiếp trên các trang thông tin điện tử chính thống của huyện. Do vậy, người dân đánh giá thành phần hồ sơ ở mức rất phù hợp và phù hợp chiếm 16,16 %; Bình thường chiếm tỷ lệ lớn với 76,77 %. Số phiếu đánh giá là không phù hợp rất nhỏ chỉ chiếm 7,07 %.

Về thái độ của của cán bộ tiếp nhận hồ sơ: Số phiếu điều tra đánh giá thái độ của cán bộ

tiếp nhận là rất tận tình, chu đáo và tận tình chiếm 3,03 %; Đánh giá là chu đáo, chiếm 53,54 %;

số phiếu đánh giá ở mức bình thường, chiếm 38,38 %; Số phiếu đánh giá ở mức không tận tình, chu đáo và rất không tận tình chu đáo chiếm 5,05 %. Tại các Uỷ ban nhân dân xã, thị trấn và Uỷ ban nhân dân huyện đều áp dụng phương pháp “đường dây nóng” và “đánh giá phục vụ điện tử”

để người dân có thể phản ánh trực tiếp tới cấp quản lý nếu gặp những trường hợp tiếp dân với thái độ chưa tốt. Vì thế, qua kết quả điều tra, nhận thấy phần lớn các cán bộ tiếp nhận hồ sơ đều được đánh giá có thái độ làm việc nghiêm túc, tận tình, tôn trọng nhân dân đến giải quyết các thủ tục hành chính, tuy nhiên vẫn còn tồn tại số ít các cán bộ còn chưa có thái độ phục vụ đúng mực, gây bức xúc cho người dân.

Về năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức: Hiện nay, đội ngũ cán bộ công chức, viên

chức thực hiện thủ tục hành chính về đất đai trên địa bàn huyện Tiên Lãng được đào tạo đúng chuyên ngành tuy nhiên chưa thường xuyên được bồi dưỡng, tập huấn các lớp nâng cao trình độ, cập nhật xu thế phát triển công nghệ thông tin nên xử lý, thẩm định các hồ sơ giao dịch về QSDĐ còn nhiều hạn chế. Nhưng do các cán bộ, công chức có kinh nghiệm làm việc lâu năm nên trong xử lý các thủ tục hành chính ít sai sót. Vì thế, kết quả đánh giá của người dân về năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức rất tốt là 3,03 %; 51,52 % số phiếu đánh giá năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức ở mức tốt; 45,45 % đánh giá ở mức bình thường.

Về thời gian thực hiện thủ tục hành chính: 85,86 % người dân được điều tra đánh giá thủ tục

hành chính được giải quyết đúng hạn. Tuy nhiên, còn 6,06 % đánh giá thời gian thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất không đúng hạn và 3,03 % là rất không đúng hạn. Nguyên nhân chính là do nhiều hộ gia đình, cá nhân chậm nộp nghĩa vụ tài chính về đất đai. Ngoài ra, một số trường hợp do việc thẩm định hồ sơ gặp khó khăn khi cơ sở dữ liệu không được chỉnh lý kịp thời, chưa có cơ sở dữ liệu điện tử; Hồ sơ cũ, chất lượng tài liệu giấy quá thấp đã gây ra rất nhiều khó khăn trong quá trình đối chiếu hồ sơ gốc để làm cơ sở xác định tính hợp pháp của thửa đất.

Bảng 4. Đánh giá của người dân về thực hiện thủ tục hành chính

Tiêu chí đánh giá Số phiếu Tỷ lệ (%)

Mức độ công khai TTHC 99 100

Rất tốt 12 12,12

Tốt 65 65,66

Bình thường 21 21,21

Không tốt 1 1,01

Rất không tốt 0 0

Cơ sở vật chất, trang thiết bị 99 100

Rất hiện đại 0 0

Một phần của tài liệu HỘI THẢO QUỐC GIAGẮN KẾT ĐÀO TẠO, NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG VỚI THỰC TIỄN XÃ HỘI (Trang 174 - 185)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(504 trang)