CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.5. Lược khảo các nghiên cứu nghiên quan
2.5.1. Các nghiên cứu ở Việt Nam
Xu hướng học Tiếng Anh, đặc biệt là học kỳ thi IELTS, đang ngày càng tăng cao tại Việt Nam. Điều này không chỉ từ nhu cầu cá nhân mà còn bởi lý do tiềm ẩn về sự cần thiết của Tiếng Anh trong thế giới ngày càng hội nhập và toàn cầu hóa. Việc đạt được điểm số IELTS cao có thể mở ra nhiều cơ hội mới, từ việc du học, xin việc làm tại các công ty quốc tế, đến theo học tại chương trình nghiên cứu toàn cầu. Vì vậy, không ngạc nhiên khi xu hướng học IELTS đang phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam. Tại đây, hàng loạt trung tâm và tổ chức giáo dục đã nảy mầm để đáp ứng sự gia tăng trong nhu cầu. Tuy nhiên, để đẩy mạnh sự hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo khóa học IELTS cần phải tập trung tìm hiểu và nghiên cứu các mô hình các yếu tố ảnh hưởng một cách rất kỹ lưỡng. Trong số đó, đề tài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về dịch vụ đào tạo nói chung cũng như sự hài lòng đối với chất lượng dịch vụ đào tạo ngoại ngữ nói riêng thì những nghiên cứu sau là nổi bật nhất:
Theo Nguyễn Văn Tròn và cộng sự (2021) nghiên cứu nhằm khám phá các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên khoa Khoa học xã hội và nhân văn với chất lượng dịch vụ giáo dục tại Trường Đại học Cần Thơ. Theo kết quả nghiên
cứu có 4 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên, bao gồm Môi trường đào tạo, Kỹ năng sư phạm, Chương trình đào tạo và Thủ tục hành chính. Từ đó, tác giả đã đề xuất các hàm ý quản trị giáo dục nhằm xây dựng môi trường học tập, khắc phục những điểm tồn đọng để nâng cao sự hài lòng của sinh viên. Mô hình nghiên cứu với 6 yếu tố ảnh hưởng được thể hiện trong hình sau:
Hình 2. 3. Mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của sinh viên Khoa KHXH&NV đôi với chất lượng dịch vụ giáo dục của Trường Đại
học Cần Thơ
Nguồn: Nguyễn Văn Tròn (2021)
Theo Lê Xuân Khánh và cộng sự (2013), nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên về chất lượng đào tạo Tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ Trung tâm Đại học Bách Khoa Thành phố Hồ Chí Minh (Cơ sở 1) đã cho thấy 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với chương trình đào tạo ngoại ngữ chứng chỉ IELTS bao gồm giảng viên, tài liệu học tập, cơ sở vật chất, giá cả dịch vụ, môi trường học tập, chương trình học tập.
Hình 2. 4. Mô hình nghiên cứu Sự hài lòng của học viên về Chất lượng đào tạo Tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ Trung tâm Đại học Bách Khoa TP. HCM
(Cơ sở 1)
Nguồn: Lê Xuân Khánh và cộng sự (2017)
Còn theo nghiên cứu của Hà Nam Khánh Giao và Lê Thị Phượng Liên (2017) nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Tiếng Anh của Trung tâm Ngoại ngữ - Tin học tại Trường Đại học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã chỉ ra 5 yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo Tiếng Anh bao gồm: Công tác giảng dạy, Cơ sở vật chất, Tiếp cận và khía cạnh phi học thuật, Chương trình đào tạo.
Từ nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra mô hình và hàm ý quản trị nhằm quản trị chất lượng đào tạo Tiếng Anh tại Trung tâm ngoại ngữ trên.
Theo Võ Văn Việt (2017), nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: Một nghiên cứu từ cựu học viên Trường Đại học
Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh đã cho thấy rằng để đảm bảo và tăng cường sự hài lòng của người học, có bốn nhóm nhân tố chính cần xem xét: dịch vụ hỗ trợ, chương trình đào tạo, hoạt động ngoại khóa và giảng viên. Để thực hiện điều này, Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh cần đề xuất giải pháp bao gồm chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu xã hội, nâng cao năng lực của giảng viên, tăng cường điều kiện cơ sở vật chất để hỗ trợ thực hành và thực tập, nhân rộng hoạt động ngoại khóa và sự kiện Đoàn, Hội để tạo ra môi trường hữu ích cho học viên.
Hình 2. 5. Mô hình nghiên cứu Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo: Một nghiên cứu từ Cựu sinh viên
Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh)
Nguồn: Võ Văn Việt (2017)
Theo Lê Thị Huyền Trâm (2011), phân tích sự hài lòng của học viên về dịch vụ đào tạo tại Trung tâm Ngoại ngữ Đại học Duy Tân. Có 4 nhân tố ảnh hưởng gồm: Khả năng phục vụ, Chương trình đào tạo, Cơ sở vật chất, , Đội ngũ giảng viên. Một số kiến nghị được đưa đến nhà trường, giảng viên cũng như học viên nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo tại khoa Kế toán trường Đại học Duy Tân.
Phạm Thị Liên (2016) đề xuất 4 yếu tố có tác động đến chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của người học là chương trình đào tạo, khả năng tự phục vụ, giảng viên, cơ sở vật chất và đã chứng minh rằng chất lượng dịch vụ đào tạo có mối quan hệ cùng chiều với sự hài lòng của học viên theo thứ tự giảm dần.
Theo Hà Nam Khánh Giao và Hồ Thúy Trinh (2014), nghiên cứu thống kê mô tả 5 yếu tố tác động đến hài lòng về chất lượng dịch vụ đào tạo cao học của Trường Đại học Tài Chính – Marketing là cơ sở vật chất, sự nhiệt tình của cán bộ hỗ trợ, đội ngũ giảng viên, Cam kết của tổ chức giáo dục với học viên, và sự quan tâm của nhà trường. Kết quả cho thấy đa số các yếu tố tác động đến sự hài lòng và chất lượng dịch vụ đào tạo cao học tại Trường Đại học Tài Chính – Marketing và thông qua các bộ phận quản lý liên quan có thể xây dựng các phương án điều chỉnh để nâng cao chất lượng dịch vụ đào tạo và sự hài lòng của học viên cao học.
Theo Hà Nam Khánh Giao và Ngô Thanh Tiên (2020) nghiên cứu sự hài lòng của học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ Vừa làm vừa học tại UFM đã chỉ ra 6 nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của cựu học viên đối với chất lượng dịch vụ đào tạo hệ VLVH Trường Đại học Tài chính – Marketing là (1) Đội ngũ giảng viên; (2) Cơ sở vật chất; (3) Khả năng thực hiện cam kết; (4) Sự quan tâm của Nhà trường; (5) Sự tin cậy.
Theo Hà Nam Khánh Giao và Ngô Thanh Tiên (2021) nghiên cứu về yếu tố tác động đến sự hài lòng với chất lượng dịch vụ đào tạo cao học UFM cho thấy 5 nhân tố là (1) Cơ sở vật chất, (2) Nhiệt tình của cán bộ giảng viên, (3) Đội ngũ giảng viên, (4) Sự cam kết (5) Sự quan tâm có sự ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của học viên về chất lượng dịch vụ đào tạo cao học của nhà trường.
Theo Nguyễn Thị Bích Vân (2013) nghiên cứu về các 5 yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của học viên đối với dịch vụ đào tạo của trường Đại học Dân lập Văn Lang là (1) Độ tin cậy (2) Độ đáp ứng (3) Độ đảm bảo (4) Sự cảm thông (5) Tính hữu hình (6) Giá cả.