CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH QUỐC TẾ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. Các phương thức thanh toán quốc tế cơ bản của ngân hàng thương mại
1.2.3. Phương thức tín dụng chứng từ
Theo nguyên tắc của UCP 600 thì “Thư tín dụng là một hình thức thanh toán tài khoản phi tiền tệ, là nghĩa vụ có điều kiện của ngân hàng trong việc thanh toán cho người xuất khẩu (người thụ hưởng), tùy theo những tiêu chí nhất định. Để bắt đầu một giao dịch theo cách này Người thụ hưởng cần xuất trình bộ chứng từ phù hợp đến ngân hàng phát hành”.
Thanh toán tín dụng chứng từ là một phương thức thanh toán trong đó ngân hàng (ngân hàng mở thư tín dụng) cam kết trả một số tiền cho người thứ ba (người thụ hưởng thư tín dụng) theo yêu cầu của khách hàng (người xin mở thư tín dụng). hoặc chấp nhận hối phiếu được phát hành bởi một người thứ ba trong phạm vi số tiền đó, người thứ ba xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán theo quy định trong thư tín dụng chứng từ.
Các bên tham gia thư tín dụng chứng từ L/C:
Người gửi đơn yêu cầu mở thư tín dụng (Applicant): NNK hàng hoá
“Người thụ hưởng của thư tín dụng (Beneficiary)”: NXK hàng hoá
“Ngân hàng phát hành thư tín dụng (Issuing bank)”: là ngân hàng thay mặt cho NXK và cấp tín dụng cho NNK.
“Ngân hàng thông báo thư tín dụng”: phổ biến là các ngân hàng có quan hệ đại lý của các ngân hàng phát hành.
“Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank), ngân hàng chiết khấu (Negotiating bank), ngân hàng trả tiền (Reimbursing Bank)”: Các ngân hàng này được tuỳ chọn có trong quy trình thanh toán của các bên liên quan hay các Ngân hàng với nhau hay không, tuỳ thuộc vào tính chất của các giao dịch.
Sơ đồ 1.4. Quy trình thanh toán quốc tế theo phương thức thanh toán L/C
(1) Nhà xuất khẩu và người mua ở nước ngoài thỏa thuận trong hợp đồng mua bán (hợp đồng cơ bản) rằng việc thanh toán sẽ được thực hiện theo thư tín dụng.
(2) Người mua (đóng vai trò là “người nộp đơn”) hướng dẫn ngân hàng tại địa điểm kinh doanh của mình (được gọi là “ngân hàng phát hành”) mở thư tín dụng cho người xuất khẩu (được gọi là “người thụ hưởng”) theo các điều kiện do người mua chỉ định trong chỉ dẫn của mình cho ngân hàng phát hành.
(3) Người xuất khẩu nhận L/C từ ngân hàng phát hành và sau đó thông báo cho nhà xuất khẩu thông qua ngân hàng đại lý hoặc chi nhánh của họ tại quốc gia người xuất khẩu.
(4) Ngân hàng thông báo kiểm tra L/C, nếu xác định L/C là hợp lệ thì thông báo L/C cho NXK.
(5)L/C sẽ đươc kiểm tra lại bởi NXK, nếu không có gì bất thường thì tiến hành thực hiện giao hàng như thỏa thuận, nếu không đồng ý thì đề xuất sửa đổi L/C.
(6)Nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ và đưa nó đến ngân hàng được chỉ định để thanh toán sau khi giao hàng.
(7) Ngân hàng được chỉ định tiến hành hoặc từ chối thanh toán sau khi kiểm tra bộ chứng từ.
(8)Ngân hàng phát hàng nhận bộ chứng từ từ ngân hàng chỉ định nếu hoàn trả.
(9) Nếu nhận thấy bộ chứng từ hợp lệ, thì ngân hàng phát hành sẽ thực hiện thanh toán.
(10) NNK được thông báo bởi ngân hàng phát hàng về tính hợp lệ của bộ chứng từ và yêu cầu NNK thanh toán.
(11) Nếu NNK chấp nhận bộ chứng từ thì tiến hành thanh toán. Có 4 loại tín dụng thư từ được sử dụng hiện nay:
“Thư tín dụng có thể huỷ ngang (Revocable L/C)” : Đây là loại thư tín dụng mà sau khi mở có thể sửa chữa hoặc huỷ bỏ một cách đơn phương mà không cần nhận được sự chấp nhận của các bên liên quan.
“Thư tín dụng không thể huỷ ngang (Irrevocable L/C)”: Trong thương mại quốc tế, thư tín dụng sau khi đã được mở chỉ được ngân hàng sử dụng để sữa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ theo thoã thuận của tất cả các bên có liên quan, vì thế, đây là thư tín dụng này được sử dụng phổ biến nhất trong thanh toán nước ngoài.
“Thư tín dụng không thể huỷ bỏ có xác nhận (Confirmed irrevocavle L/C)” : Một ngân hàng khác sẽ trả tiền cho bạn bằng thư tín dụng không thể huỷ bỏ, theo yêu cầu của ngân hàng mở thư tín dụng.
“Thư tín dụng chuyển nhượng (Transferable L/C)”: Một loại thư tín dụng không thể huỷ bỏ, NH có quyền trả tiền hoàn toàn hoặc một phần cho một hoặc nhiều cá nhân theo lệnh của người hưởng lợi đầu tiên.