NAM - CHI NHÁNH NGHỆ AN
2.2.3.3 Đối thủ cạnh tranh
Hệ thống TCTD Việt Nam gồm nhiều loại hình đa dạng với tính chất sở hữu khác nhau: 7 NHTM (NHTM) Nhà nước; 41 NHTM cổ phần tư nhân; Ngân hàng hợp tác xã; 51 chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng 100% vốn nước ngoài và ngân hàng liên doanh; công ty tài chính và công ty cho thuê tài chính, trên 1.182 quỹ tín dụng nhân dân cơ sở. Với số lượng TCTD lớn như vậy sự cạnh tranh giữa các NHTM
là một cuộc đua vô cùng khốc liệt, không chỉ là cạnh tranh ở mang tín dụng mà còn
là sự cạnh tranh từ nguồn vốn huy đông, các nguồn vốn ủy thác khác bởi vì khi có
một lượng vốn huy động tốt, các TCTD sẽ có cơ sở để áp dụng các mức lãi suất ưu đãi đối với từng mục tiêu tín dụng trong thời kỳ khác nhau, là cơ sở để tăng trưởng tín dụng nói chung và NHX nói riêng.
Cụ thể, một số NHTM có lợi thế cạnh tranh lớn ở thời điểm hiện tại gồm:
Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank): Là một trong những NHTM ngoài quốc doanh có các chính sách quản lý rủi ro môi trường và xã hội trong các hoạt động cấp tín dụng. Sacombank có những bộ chỉ tiêu cụ thể về bảo vệ môi trường trong hoạt động cấp tín dụng, áp dụng các chính sách ưu lãi suất cho các Dự án tiết kiệm năng lượng, giảm phát CO2, các ngành sản xuất, thiết bị ứng dụng bảo vệ môi trường.
Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank): Là ngân hàng tích cực tham gia cho vay theo chương trình dự án tài chính cho doanh nghiệp vừa và nhỏ 1, H, HI của JICA.
Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV): Là ngân hàng có quy
mô lớn và hệ thống chỉ nhánh, phòng giao dịch phủ khắp cả nước. Chính vì vậy, BIDV rất phù hợp là đầu mối thực hiện các lĩnh vực xanh của dự án (về năng lượng tái tạo, năng lượng sạch, v.v).
2.2.3.4 Định hướng, chính sách tín dụng của ngân hàng
- Về định hướng tín dụng: Trong thời gian hiện tại, Agribank Nghệ An cũng có định hướng phát triển các sản phẩm về NHX tuy nhiên đang chỉ tập trung vào nhóm các khoản vay năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Đặc biệt chi nhánh đang
quan tâm đến các Dự án đã hoàn thành xây dựng và đã đi vào hoạt động đáp ứng các
điều kiện như:
+ Dự án có hồ sơ pháp lý, thủ tục đầu tư đầy đủ, tuân thủ quy định pháp luật và Agribank.
+ Dự án được hưởng cơ chế giá ưu đãi, đã vận hành thương mại ổn định; khách hàng có năng lực tài chính, nguồn thu từ dự án đảm bảo khả năng trả nợ ngân hàng.
+ Tài sản bảo đảm đáp ứng chính sách cấp tín dụng của Agribank Nghệ An trong từng thời
Do đó, Agribank Nghệ An định hướng các Chi nhánh thực hiện việc mua nợ từ các TCTD khác với các lĩnh vực như trên với các mức lãi suất giảm thêm 1% so với các chính sách tín dụng hiện tại.
- Chính sách tín dụng: Giai đoạn hiện nay, Agribank Nghệ An chưa có các chính sách tín dụng riêng đối với NHX mà áp dụng chung các chính sách theo từng thời kỳ đối với các Dự án nói chung. Cụ thể như sau:
+ Về lãi suất: Lãi suất ưu đãi 2 năm đầu: 8%/năm; từ năm thứ 3: Lãi suất cơ sở
3,5%.
+ Về TSBĐ: Toàn bộ tài sản hình thành từ dự án. Trong một số trường hợp
Agribank Nghệ An sẽ yêu cầu thêm các TSBĐ bổ sung khác chiếm khoảng từ 20- 50% tông số dư tín dung.
+ Về tỷ lệ cho vay: Theo quy định hiện hành, Agribank Nghệ An sẽ tài trợ tối da tổng mức đầu tư dự án.
Nhìn chung, với quy mô hoạt động lớn nên Agribank Nghệ An vẫn có các mức lãi suất tương đối cạnh tranh so với các NHTM khác. Tuy nhiên, các điều kiện kèm theo tương đối chặt chẽ. Về tài sản đảm bảo, thông thường các NHTM khác có thể
chỉ yêu cầu TSBĐ hình thành từ Dự án chứ không yêu cầu các TSBĐ khác, về tỷ lệ cho vay, một số TCTD có thé cho vay lên tới 80% TMĐT...
2.2.3.5 Đặc trưng cơ bản của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chỉ nhánh Nghệ An
Thứ nhất, về quy mô và mạng lưới hoạt động, Agribank Nghệ An có mạng lưới rộng lớn với 69 điểm giao dịch, là một trong những chỉ nhánh có quy mô hoạt động lớn nhất trong hệ thống Agribank. Quy mô này giúp Agribank Nghệ An tiếp cận và phục vụ đa dạng khách hàng, đặc biệt là khu vực nông thôn, nơi có tiềm năng phát triển các dự án nông nghiệp xanh. Tuy nhiên, việc quản lý và vận hành một mạng lưới rộng lớn đòi hỏi sự đồng bộ trong chiến lược phát triển và quản lý môi trường.
Thứ hai, kinh nghiệm và năng lực quản lý. Với hơn 30 năm phát triển, Agribank Nghệ An có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực ngân hàng và tài chính, bao gồm cả quản lý rủi ro và thực hiện các dự án tín dụng lớn. Tuy nhiên, lĩnh vực NHX đòi hỏi kiến thức và kỹ năng chuyên biệt về môi trường và phát triển bền vững, điều mà Agribank Nghệ An cần tiếp tục nâng cao qua đào tạo và phát triển đội ngũ nhân sự.
Thứ ba, sự đa dạng hoá sản phẩm và dịch vụ. Agribank Nghệ An đã triển khai nhiều sản phẩm và dịch vụ tài chính đa dạng, từ huy động vốn đến cho vay và dịch vụ ngân hàng điện tử. Việc đa dạng hóa này là cơ sở tốt để phát triển các sản phẩm NHX, nhưng đồng thời cũng yêu cầu sự đổi mới liên tục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về các dịch vụ tài chính xanh.
Thứ tư, quan hệ đối tác và hợp tác quốc tế. Agribank Nghệ An có quan hệ đối tác với nhiều tô chức tài chính quốc tế, giúp mở rộng nguồn vốn và kinh nghiệm trong việc thực hiện các dự án NHX. Sự hợp tác này tạo điều kiện cho Agribank Nghệ An tiếp cận các nguồn vốn ưu đãi và các thực tiễn quốc tế về tài chính xanh, nhưng cũng đòi hỏi khả năng quản lý và triển khai dự án ở tiêu chuẩn cao. Nhìn chung, những đặc trưng này cùng với việc nhận thức và áp dụng các bài học kinh nghiệm từ các ngân
hàng khác sẽ có tác động sâu sắc đến phát triển dịch vụ ngân hàng xanh trong tương lai của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chi nhánh Nghệ An.
2.3. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam — Chỉ nhánh Nghệ An