Các giải pháp được đề xuất

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thon chi nhánh nghệ an (Trang 77 - 83)

3.4.1.1 Xây dựng các chính sách, quy trình và sản phẩm riêng đối với ngân hàng xanh

Agribank Nghệ An nên gửi đề xuất tới trụ sở chính về việc phát hành những quy định và quy trình chỉ tiết liên quan đến việc tiếp cận, đề xuất và đánh giá các dự án TDX. Quan trọng là việc phát triển hướng dẫn đánh giá ảnh hưởng môi trường cho các ngành nghề kinh doanh.

Bên cạnh đó, cần thúc đây việc thiết lập các quy trình tín dụng linh hoạt, phù hợp với đặc thù và giá trị của từng khoản vay, đảm bảo phản ánh đúng mức độ phức tạp và thời gian giải ngân.

Thêm vào đó, chỉ nhánh cũng cần đưa ra đề xuất đến trụ sở chính và Ban phát triển sản phẩm đề nghiên cứu và phát triển các sản phẩm tín dụng mới, đặc biệt cho các dự án NHX, nhằm cung cấp những lợi ích cạnh tranh không chỉ ở mức lãi suất mà còn về chính sách bảo đảm, hạn mức tín dụng, v.v., giúp Agribank trở nên hấp dẫn và thu hút khách hàng tiềm năng cho các dự án tín dụng NHX.

3.4.1.2. Đa dạng hóa danh mục dịch vụ NHX Tăng cường phát triển TDX, hướng tới sự đa dạng hóa các ngành nghề. Hiện nay, chiếm lĩnh lớn trong dư nợ NHX của chỉ nhánh là ngành năng lượng và các dự án lớn, do đó, việc mở rộng sang các ngành kinh tế xanh khác và các dự án đầu tư nhỏ hơn là cần thiết để tăng cường thị phần và mở rộng quy mô TDX, đồng thời thu hút khách hàng mới.

Bên cạnh đó, việc tập trung phat trién sản phẩm NHX không chỉ nên giới hạn ở nhóm khách hàng tô chức. Agribank Nghệ An cần mở rộng, phát triển thêm sản phẩm NHX cho khách hàng cá nhân, bởi tiềm năng thị trường trong lĩnh vực tín dụng, đặc biệt là NHX, cho khách hàng cá nhân vẫn còn rất lớn. Nhóm khách hàng này đang ngày cảng quan tâm nhiều hơn đến các sản phẩm ngân hàng.

3.4.1.3. Đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ tín dụng Do yêu cầu phức tạp trong việc đánh giá các khoản tài trợ TDX, bao gồm phân

tích kỹ thuật, công nghệ, tài chính và môi trường, Agribank Nghệ An cần triển khai

chương trình đào tạo và chia sẻ kinh nghiệm nhằm nâng cao kiến thức và kỹ năng

chuyên môn cho đội ngũ quản lý và cán bộ tín dụng. Cần tăng cường giáo dục về nhận thức và đạo đức, cũng như cải thiện ý thức trách nhiệm và sự tự giác trong công tác cho vay.

Bên cạnh đó, việc tăng cường số lượng nhân sự trong đội ngũ cán bộ tín dụng là cần thiết để phù hợp với mức độ phát triển của ngân hàng và quản lý hiệu quả các khoản vay, cũng như mở rộng cơ hội phát triển khách hàng mới. Cần phân định rõ ràng nhiệm vụ và giảm bớt gánh nặng công việc không cần thiết, cho phép các chuyên viên dành đủ thời gian để đánh giá và kiểm soát các dự án, nhằm sớm phát hiện rủi ro va tng pho kip thoi.

Agribank Nghệ An cũng cần thiết lập các quy định và hướng dẫn chỉ tiết về các vấn đề môi trường và xã hội, và thành lập các nhóm thâm định chuyên biệt về môi trường xã hội dé dam bao tat cả các dự án tuân thủ các tiêu chuẩn của NHX.

3.4.1.4. Gia tăng nguôn vốn huy động đối với hoạt động ngân hàng xanh Việc tài trợ cho các dự án TDX thường đòi hỏi một lượng vốn lớn và thời gian thu hồi dài hạn. Đề đạt được hiệu quả tốt nhất trong hoạt động cho vay, cần phải giảm chỉ phí của nguồn vốn huy động, đặc biệt là với các lãi suất ưu đãi cho TDX.

Vì vậy, Agribank Nghệ An cần nỗ lực tăng cường các hoạt động huy động vốn, nhắn mạnh vào việc thu hút nguồn vốn giá rẻ như tiền gửi thanh toán và tiền gửi không kỳ hạn. Chỉ nhánh cũng cần mở rộng cơ sở khách hàng bao gồm cả cá nhân và doanh nghiệp để tăng nguồn tiền gửi, cũng như khuyến khích các doanh nghiệp chỉ trả lương qua tài khoản Agribank. Bên cạnh đó, cần phải mở rộng các khoản tiền gửi có kỳ hạn dài, nhăm bảo đảm sự ôn định của nguôn vôn.

Thêm vào đó, Agribank Nghệ An cũng cần phải tận dụng mối quan hệ hợp tác

với các tô chức và định chế tài chính quốc tế như WB, AFD,... trong lĩnh vực TDX.

Việc này sẽ mở ra một nguồn vốn lớn với chi phí thấp, giúp chỉ nhánh có thể mở rộng hoạt động TDX, giảm thiểu sự phụ thuộc vào nguồn vốn kinh doanh thông thường.

3.4.1.5. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức Triển khai các chiến dịch truyền thông giúp cả tổ chức và cá nhân hiểu biết về thông tin, kiến thức liên quan đến việc bảo vệ môi trường và xã hội trong quá trình thực hiện dự án đầu tư. Điều này sẽ khuyến khích họ tự giác áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường trong hoạt động của mình, như tiết kiệm năng lượng và tài nguyên, lựa chọn dự án xanh và ưu tiên sản phẩm công nghệ tiết kiệm năng lượng, tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo.

Agribank Nghệ An nên tư vấn cho các cá nhân và tổ chức về tầm quan trọng của phát triển bền vững và làm sao để nắm bắt được cơ hội trong một thị trường ngày càng cạnh tranh, nơi mà các sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng được ưu tiên. Điều này không chỉ giúp họ chiếm lĩnh được thị phần mà còn đảm bảo lợi nhuận bền vững trong dài hạn. Một kế hoạch đầu tư xanh trong chiến lược kinh đoanh dài hạn sẽ trở nên thiết yếu.

Ngoài ra, việc truyền thông cũng nên bao gồm thông tin về điều kiện và quy định vay vốn từ các chương trình TDX, giúp doanh nghiệp hiểu rõ về các tiêu chí môi

trường cần đạt được cũng như những lợi ích kinh tế đi kèm. Điều này sẽ thúc đây các doanh nghiệp chủ động thay đổi và hướng đến mô hình kinh doanh phù hợp với tiêu chí của TDX, đề họ có thể tiếp cận nguồn vốn ưu đãi dễ dàng hơn.

3.5. Các kiến nghị nhằm phát triển ngân hàng xanh 3.5.1. Kiến nghị với Hội sở chính

Là một nhà hoạch định chính sách, Agribank cần tập trung hơn vào việc thúc đây các hoạt động TDX, đồng thời nên triển khai nhiều chính sách ưu đãi và hỗ trợ cho các dự án liên quan đến TDX và các doanh nghiệp với hoạt động ít gây hại cho môi trường.

Đầu tiên, Agribank cần lập kế hoạch và xác định một chiến lược phát triển TDX rõ ràng. Trong quá trình lập kế hoạch kinh doanh hàng năm và từ việc phân tích thị trường, cũng như đánh giá năng lực và lợi thế của mình, Agribank cần phải thiết lập một chiến lược và lộ trình cụ thể cho việc phát triển TDX. Điều này sẽ tạo nền tảng cho các chi nhánh của Agribank như chi nhánh Nghệ An trong việc thực hiện mục tiêu này.

Thứ hai, Agribank cần phát triển một hệ thống chính sách đặc thù cho các hoạt động TDX, bao gồm dự án về nước sạch, sử dụng năng lượng tái tạo, tiết kiệm năng lượng và thân thiện với môi trường, sau khi có những quy định và tiêu chuẩn từ Ngân hàng Nhà nước trong việc phát triển TDX.

Thứ ba, lãnh đạo và nhân viên của Agribank cần liên tục được cập nhật, đào tạo để nâng cao kiến thức và nhận thức về TDX. Điều này bảo đảm rằng đội ngũ thâm định tín dụng luôn được thông tin về các tiễn bộ mới nhất trong TDX, đảm bảo việc thâm định và đánh giá dự án TDX được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả. Hiện tại, Agribank cần thành lập một đội ngũ chuyên môn về kiểm soát rủi ro môi trường và xã hội cho các dự án TDX, bao gồm các chuyên viên có trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm và kiến thức thực tế về môi trường và TDX.

Thứ tư, Agribank cần coi Nguyên tắc Xích đạo là một tiêu chuẩn quan trọng trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý rủi ro môi trường và xã hội của mình. Ngoài việc thiết lập bộ tiêu chuân quản lý rủi ro và bảo vệ môi trường riêng,

Agribank cũng nên dựa vào các hướng dẫn và công bố từ nhà nước đề xác định các ngành nghề có tiềm năng phát triển mạnh mẽ trong tương lai, từ đó ưu tiên cung cấp hỗ trợ và khuyến khích cho các dự án TDX. Bên cạnh đó, việc thiết kế và áp dụng một quy trình quản lý rủi ro môi trường và xã hội, phù hợp với các hoạt động hiện hành của Agribank, là cần thiết. Đồng thời, Agribank cũng cần mở rộng nguồn vốn huy động từ nhiều lĩnh vực khác nhau bao gồm tư nhân, công cộng và các tô chức quốc tế đề thúc đầy sự phát triển của TDX.

Thứ năm, việc tổ chức các khóa đào tạo cho nhân viên là cực kỳ quan trọng nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghiệp vụ liên quan đến cơ chế và chính sách của sản phẩm TDX. Mục tiêu chính là tăng cường năng lực của toàn bộ ngân hàng trong việc triển khai TDX một cách hiệu quả.

Thứ sáu, trong quá trình chú trọng phát triển TDX, Agribank cần đặc biệt chú ý đến công tác quản lý rủi ro. Điều này bao gồm việc tích hợp quản lý rủi ro môi trường vào trong hệ thống quản lý rủi ro tổng thể của ngân hàng, nhằm đảm bảo rằng các hoạt động TDX được thực hiện một cách an toàn và hiệu quả, góp phần Vào việc quan lý rủi ro một cách toàn diện.

3.5.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Trước tiên, NHNN cần tiếp tục phát triển và hoàn thiện khung pháp lý cho NHX và các dự án đầu tư kinh doanh ảnh hưởng đến môi trường. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần hoản thiện bộ tiêu chí cho các khoản vay xanh và NHX, cũng như xác định danh sách các ngành và cơ quan cụ thê để áp dụng TDX một cách nhất quán.

Ngoài ra, NHNN cũng nên tiến hành nghiên cứu và phát triển các tiêu chuân hướng dẫn về đánh giá rủi ro môi trường và xã hội khi các tổ chức tín dụng cho vay đến các doanh nghiệp tham gia NHX.

Thứ hai, NHNN cần xem xét việc triển khai các chính sách ưu đãi cho các ngân hàng thương mại (NHTM) khi họ thực hiện TDX. NHNN cần thiết lập các chính sách ưu tiên cho hoạt động NHX, giúp các tô chức tín dụng có động lực tăng cường phát triển NHX, bao gom việc điều chỉnh tỷ lệ dự trữ bắt buộc cho vay NHX, ưu đãi tái cấp vốn và tái chiết khấu cho nhu cầu NHX, đồng thời áp dụng các biện pháp chính

sách tiền tệ linh hoạt. Các khoản vay TDX nên được hưởng ưu đãi về thời hạn, lãi suất và nguồn vốn cho vay so với các dự án khác, cũng như thiết lập giới hạn tín dụng và tỷ lệ dự phòng rủi ro đặc biệt cho TDX.

Thứ ba, cân nhắc phát hành trái phiếu xanh đề tăng cường nguồn vốn cho NHX.

Với trái phiếu xanh đang trở thành xu hướng mới trên toàn cầu nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong thị trường trái phiếu toàn cầu, có tiềm năng tăng trưởng lớn. Nhà nước và NHNN cần đầy mạnh việc phát hành trái phiếu xanh, tạo nguồn vốn dồi dào cho các dự án TDX. Trong quá trình này, cần lưu ý đến lượng vốn cung cấp, thời gian và lãi suất của trái phiếu để phù hợp với yêu cầu của TDX.

Thứ tư, nâng cao chất lượng tổ chức và đào tạo cho các tổ chức tín dụng. Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cần chủ động tô chức các hội thao và sự kiện giao lưu giữa các ngân hàng thương mại (NHTM) nhằm tăng cường trao đổi thông tin, giải đáp thắc mắc và đào tạo kỹ năng chuyên môn. Mục tiêu là nâng cao năng lực cho các tổ chức tín dụng trong việc thực hiện cơ chế và chính sách TDX một cách hiệu quả.

Thứ năm, phát triển một lộ trình cụ thể cho TDX. NHNN cần đặt ra một kế hoạch chỉ tiết và rõ ràng cho việc phát triển NHX, bao gồm mục tiêu, kế hoạch thực hiện, giải pháp và bước tiến cụ thể. Việc xây dựng và phát hành các tài liệu hướng dẫn, cũng như cung cấp các công cụ để hỗ trợ việc giám sát, phân tích và xếp hạng rủi ro môi trường - xã hội sẽ giúp các tổ chức tín dụng dễ dàng áp dụng các chính sách TDX. Đồng thời, NHNN cùng với các bộ ngành liên quan như Bộ Tài chính, Bộ Công Thương, và Bộ Tài nguyên và Môi trường cần phối hợp chặt chẽ, nghiên cứu và thiết kế các chính sách ưu đãi mới, hấp dẫn hơn dé khuyến khích đầu tư vào các dự án xanh. Việc thiết lập một chính sách ỗn định về thuế, lãi suất Vay Và cơ chế giá bán sẽ khiến các nhà đầu tư cảm thấy dự án hấp dẫn hơn và tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng có cơ sở đánh giá và thẩm định hiệu quả dự án một cách toàn diện và chính xác, từ đó tăng cường niêm tin vào việc tài trợ vôn cho dự án.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng xanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thon chi nhánh nghệ an (Trang 77 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)