2. Phạm Sư Mạnh (1303 –1384)
Phạm Sư Mạnh tên thật là Phạm Độ, tự Nghĩa Phu, người làng Giáp Thạch – Giáp Sơn (nay là xã Phạm Mạnh, huyện Kinh Môn). Là một học trò xuất sắc của thầy Chu Văn An, ông thi đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ) năm 1323 dưới thời vua Trần Minh Tông và làm quan, giữ nhiều trọng trách trong 3 vương triều: Trần Minh Tông, Trần Huệ Tông và Trần Dụ Tông.
Phạm Sư Mạnh là một nhà ngoại giao, một nhà thơ nổi tiếng ở thế kỉ XIV, dưới thời Trần. Tại Văn miếu Mao Điền, Phạm Sư Mạnh được suy tôn và thờ trong hậu cung cùng với Khổng Tử và các bậc đại nho hiền tài của Việt Nam.
Khi tuổi già, ông cáo quan trở về quê, mở trường dạy học. Nơi ông dạy học được nhân dân trong vùng gọi là “Trạng nguyên cổ đường” (ngôi nhà xưa của quan trạng) – một trong “Chí Linh bát cổ”.
Được suy tôn là bậc đại nho của Hải Dương, là hiền tài của đất nước, được đúc tượng đồng thờ tại hậu cung ở Văn miếu Mao Điền. Hiện đền Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách thờ Mạc Đĩnh Chi.
Hình 5. Đền thờ Mạc Đĩnh Chi (Nam Tân – Nam Sách)
– Tìm những từ khoá khắc hoạ biểu tượng về danh nhân Mạc Đĩnh Chi.
– Liệt kê những tên đường, tên phố, tên trường học mang tên Mạc Đĩnh Chi.
KẾT NỐI DI SẢN
Động Kính Chủ (nay thuộc xã Phạm Mệnh, thị xã Kinh Môn) còn lưu giữ những dấu tích của Phạm Sư Mạnh:
– Văn bia thứ nhất “Đăng Thạch Môn lưu đề”: Là bài thơ khắc trước cửa động do Phạm Sư Mạnh làm nhân chuyến đi duyệt binh ở các lộ Đông Bắc ngày 5 tháng 9 năm thứ 114 triều Trần (1368).
– Bia thứ hai tại động Kính Chủ có khắc hai dòng chữ:
“Vân Thạch thư thất Phạm Sư Mạnh thư.”
Tức:
“Nhà sách Vân Thạch Phạm Sư Mạnh viết.”
Năm 1345, Phạm Sư Mạnh được cử đi sứ sang Trung Quốc để biện luận với phương Bắc về “đồng trụ” (cột đồng) thời Hai Bà Trưng. Nguyên cột đồng này được gọi là cột đồng Mã Viện. Theo sử cũ, đó là một cây cột đồng lớn, trên có khắc sáu chữ Hán: “Đồng trụ chiết, Giao Chỉ diệt” (Cột đồng gẫy, Giao Chỉ bị diệt), được viên tướng nhà Đông Hán là Mã Viện cho dựng để làm ranh giới cuối cùng (của nhà Đông Hán) sau khi dập tắt cuộc khởi nghĩa của Trưng Trắc và em là Trưng Nhị vào năm 43 ở Giao Chỉ. “Đồng trụ” đã trở thành duyên cớ để phương Bắc tạo áp lực ngoại giao cho các triều đại Việt Nam. Với tài biện luận của Phạm Sư Mạnh, năm 1345, nhà Trần đã giải quyết dứt điểm vấn đề này.
– Giới thiệu về những đóng góp của Phạm Sư Mạnh với đất nước.
– Sưu tầm, giới thiệu về một tác phẩm văn chương của Phạm Sư Mạnh.
3. Nguyễn Thị Duệ (1574 – 1656)
Nguyễn Thị Duệ sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho nghèo, có truyền thống hiếu học tại làng Kiệt Đặc, nay thuộc phường Văn An, thành phố Chí Linh.
Nữ Tiến sĩ, nữ Trạng nguyên duy nhất trong lịch sử khoa bảng Việt Nam thời phong kiến
Giữa thời kì nội chiến Trịnh – Mạc liên miên, bà cùng gia đình phiêu tán theo nhà Mạc lên Cao Bằng. Bà tham dự kì thi Hội do nhà Mạc tổ chức năm 1594 và đỗ đầu, trở thành Trạng nguyên.
Dưới vương triều nhà Mạc, bà được mời vào cung dạy chữ và lễ nghi cho các cung tần, thị nữ, sau đó trở thành “Tinh phi”. Đến thời Lê – Trịnh, một lần nữa tài hoa, đức độ giúp bà được trọng dụng. Bà được vua Lê triệu vào cung, dạy cung nữ, phong cho tước hiệu “Nghi Ái quan”, tham gia ban giám khảo các kì thi tiến sĩ.
Có công lao trong phát triển truyền thống hiếu học của quê hương
Theo “Chí Linh phong vật chí”, Nguyễn Thị Duệ tên thật là Nguyễn Thị Ngọc Toàn. Vốn là người thông minh, hiếu học song luật lệ bấy giờ không cho phép con gái được học hành thi cử, Nguyễn Thị Duệ phải giả trai để đèn sách đi thi. Năm Giáp Ngọ (1594), nhà Mạc mở khoa thi Hội, sĩ tử tham dự rất đông, bà đỗ thủ khoa, trong khi chính thầy dạy chỉ đỗ á khoa.3 Vậy là tròn 20 tuổi, bà trở thành nữ tiến sĩ đầu tiên và duy nhất của khoa cử phong kiến Việt Nam.
Hình 6. Bài vị thờ tiến sĩ Nguyễn Thị Duệ tại
Bà rất quan tâm đến phát triển việc học tại quê nhà. Bà thường xuyên ra đề, gửi về cho các sĩ tử trong huyện cho họ làm bài gửi về cung để tự tay bà chấm. Sau khi chấm, bà lại gửi bài đã chấm cùng lời nhận xét chi tiết, điểm số được xếp từ cao xuống thấp để mọi người rút kinh nghiệm, sửa chữa. Bà được đánh giá là người đầu tiên ở nước ta nghĩ và áp dụng cách học từ xa cho ngày nay.
Tư liệu
Theo Chí Linh phong vật chí, dẫn theo nguồn viên sử học (1996),
Họ Mạc và dòng họ Mạc trong lịch sử Hà Nội
Sau khi mất, di hài của bà được mai táng trên đỉnh núi Tri ngư (còn gọi là núi Tháp) tại quê hương. Chúa Trịnh Tạc cho đúc tượng thờ bà tại Kiệt Đặc, dân gian gọi là Vua Bà. Triều Nguyễn đã cho xây một ngọn tháp trên mộ có tên là Tinh Phi cổ tháp, có khắc 10 chữ “Lễ phi sinh thông tuệ/ Nhất kinh chiếu ba vua” (Lễ phi là người thông tuệ/ Một gương soi chiếu ba vua). Hiện nay, bà được thờ tại Văn miếu Mao Điền cùng với các bậc hiền tài Xứ Đông.
III. TRONG LĨNH VỰC KHOA HỌC – KĨ THUẬT
1. Tuệ Tĩnh (1330 – 1400)
Tuệ Tĩnh tên thật là Nguyễn Bá Tĩnh, pháp hiệu là Tuệ Tĩnh thiền sư, người làng Nghĩa Phú, tổng Văn Thai (nay là xã Cẩm Vũ, huyện Cẩm Giàng). Ông thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ dưới triều vua Trần Dụ Tông, nhưng không ra làm quan mà đi tu, lấy pháp hiệu là Tuệ Tĩnh.
– Giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của Nguyễn Thị Duệ.
– Đánh giá về tinh thần hiếu học và tài năng của Nguyễn Thị Duệ. Tại sao nói Nguyễn Thị Duệ là người đi tiên phong trong đấu tranh bình đẳng giới ở Việt Nam?