Thủ tục hưởng ưu đãi

Một phần của tài liệu pháp luật về ưu đãi hỗ trợ đối với doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 106 - 109)

Chương 1: LÝ LUẬN VỀ ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI VÀ PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

1.2. LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI, HỖ TRỢ DOANH NGHIỆP XÃ HỘI

2.1.5. Thủ tục hưởng ưu đãi

Để được hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định pháp luật, nhà đầu tư cần thực

hiện các thủ tục pháp lý nhất định. Theo quy định của Luật Đầu tư 2020, thủ tục ưu đãi đầu tư có sự khác biệt đối với dự án thuộc diện và không thuộc diện cấp GCN đăng ký đầu tư hoặc chủ trương đầu tư. Tùy thuộc vào tính chất của dự án đầu tư

mà chủ đầu tư xác định thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư. Cụ thể, theo Điều 23 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư năm 2020 thì:

* Đối với dự án được cấp GCN đăng ký đầu tư hoặc có quyết định chấp

thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư thì cơ quan đăng ký đầu tư ghi nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư tại GCN đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư. Căn cứ nội dung ưu đãi đầu tư tại một trong các văn bản trên, nhà đầu tư thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan áp dụng ưu đãi đầu tư tương ứng

với từng loại ưu đãi.

* Đối với dự án không thuộc trường hợp cấp GCN đăng ký đầu tư, Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, Quyết định chấp thuận nhà đầu tư thì nhà đầu tư căn cứ đối tượng hưởng ưu đãi đầu tư theo quy định của pháp Luật Đầu tư để tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính và cơ quan hải quan tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư.

- Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là GCN doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao;

- Căn cứ áp dụng ưu đãi đầu tư đối với dự án ứng dụng công nghệ cao là GCN dự án ứng dụng công nghệ cao;

- Đối với dự án công nghiệp hỗ trợ là Giấy xác nhận ưu đãi sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ;

- Đối với dự án có chuyển giao công nghệ thuộc Danh mục công nghệ khuyến khích chuyển giao là Giấy chứng nhận chuyển giao công nghệ khuyến khích chuyển giao theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.

Theo điều 17 Luật Đầu tư năm 2020 quy định về thủ tục áp dụng ưu đãi đầu tư: “Căn cứ đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 15 của Luật này, văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư (nếu có), Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có), quy định khác của pháp luật có liên quan, nhà đầu tư tự xác định ưu đãi đầu tư và thực hiện thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư tại cơ quan thuế, cơ quan tài chính, cơ quan hải quan và cơ quan khác có thẩm quyền tương ứng với từng loại ưu đãi đầu tư”. Như

vậy, pháp Luật Đầu tư không quy định cụ thể, trực tiếp về thủ tục để nhà đầu tư được hưởng các hình thức ưu đãi cụ thể mà chỉ ghi nhận nội dung ưu đãi đầu tư, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đầu tư trong các văn bản hành chính cấp cho nhà đầu tư. Trên cơ sở nội dung ưu đãi, căn cứ và điều kiện áp dụng ưu đãi đã được quy định, nhà đầu tư sẽ tiến hành các thủ tục để được hưởng ưu đãi cụ thể về thuế, về đất đai theo quy trình, thủ tục quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về đất đai. Có thể thấy, quy định về thủ tục thực hiện ưu đãi đầu tư của pháp Luật Đầu tư hiện hành đã tăng thêm quyền chủ động của các nhà đầu tư trong việc tiếp cận các ưu đãi cũng như góp phần đơn giản hóa thủ tục hành chính trong việc cấp ưu đãi đầu tư, tiết kiệm thời gian và chi phí cho Nhà nước và doanh nghiệp.

Trên cơ sở quy định chung của Luật Đầu tư về thủ tục hưởng ưu đãi đầu tư, các văn bản pháp luật chuyên ngành cũng đã có quy định cụ thể về quy trình, thủ

tục hưởng ưu đãi. Cụ thể, theo quy định của Luật Thuế TNDN hiện nay, để được hưởng ưu đãi thuế TNDN, doanh nghiệp sẽ tự xác định các điều kiện ưu đãi thuế, mức thuế suất ưu đãi, thời gian miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ vào thu nhập

tính thuế để tự kê khai và tự quyết toán thuế với cơ quan thuế. Cơ quan thuế khi kiểm tra, thanh tra đối với doanh nghiệp phải kiểm tra các điều kiện được hưởng ưu đãi thuế, số thuế thu nhập doanh nghiệp được miễn thuế, giảm thuế, số lỗ được trừ

vào thu nhập chịu thuế theo đúng điều kiện thực tế mà doanh nghiệp đáp ứng được. Trường hợp doanh nghiệp không đảm bảo các điều kiện để áp dụng thuế suất ưu đãi và thời gian miễn thuế, giảm thuế thì cơ quan thuế xử lý truy thu thuế và xử phạt vi phạm hành chính về thuế theo quy định của pháp luật. Có thể thấy, Luật đã đề cao vai trò của các doanh nghiệp trong việc tự khai, tự tính, tự nộp thuế. Nếu các doanh nghiệp thực hiện đúng theo quy định của pháp luật thì công tác thu - nộp thuế

thu nhập doanh nghiệp sẽ được thực hiện một cách nhanh chóng, hiệu quả, thiết thực; các doanh nghiệp có thể tự mình cập nhật các thông tin pháp luật về chế độ ưu đãi, theo dõi sát sao số thuế phải nộp. Đồng thời, để đề phòng các trường hợp trốn thuế, gian lận thuế, tránh gây tổn thất cho ngân sách Nhà nước, pháp luật cũng trao cho các cơ quan thuế quyền thanh tra, kiểm tra đối với các cơ sở kinh doanh.

Ngoài quy định chung của pháp luật về thuế thì trong một số trường hợp cụ thể, để được hưởng ưu đãi thuế, DN còn cần phải tiến hành một số thủ tục khác để chứng minh thuộc đối tượng hưởng ưu đãi. Ví dụ như trường hợp DN hưởng ưu đãi thuế TNDN khi sử dụng lao động là người khuyết tật thì trước khi tiến hành thủ tục hưởng ưu đãi thuế, DN cần nộp hồ sơ đề nghị công nhận là DN sử dụng từ 30%

tổng số lao động là người khuyết tật82. Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy đinh, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định và quyết định công nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh sử dụng từ 30% tổng số lao động trở lên là người khuyết tật hoặc có văn bản gửi cơ sở sản xuất, kinh

82 Điều 1, Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của các thông tư liên quan đến thủ tục hành chính thuộc phạm vi chức năng quản lý Nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội

Xã hội, DN sẽ tự tiến hành thủ tục kê khai để được hưởng ưu đãi về thuế TNDN theo quy định của Luật Thuế TNDN.

Tương tự như quy định về thủ tục hưởng ưu đãi của pháp luật về thuế, Luật Đất đai cũng có các quy định riêng về điều kiện để DN hưởng ưu đãi về

mặt bằng sản xuất, kinh doanh. Tuy nhiên, theo tác giả Phạm Hoàng Linh,

“Trường hợp DN đủ điều kiện hưởng ưu đãi về đất đai theo lĩnh vực hoạt động thì cũng gặp những khó khăn, cản trở khác trong quy trình, thủ tục để được Nhà nước cho thuê hoặc giao đất công có thu tiền83. Một trong những khó khăn lớn nhất đối với các DN là việc tiếp cận nguồn đất công. Những khó khăn chủ yếu khi tiếp cận đất đai của các doanh nghiệp được chỉ ra là: quy hoạch đất đai của địa phương chưa đáp ứng được nhu cầu, nhiều địa phương luôn “thiếu quỹ đất sạch”; thông tin dữ liệu về đất đai thiếu minh bạch; các thủ tục hành chính phức tạp; giá đất theo quy định của Nhà nước cao; công tác giải phóng mặt bằng chậm và việc xử lý hồ sơ về đất đai quá lâu84.

Một phần của tài liệu pháp luật về ưu đãi hỗ trợ đối với doanh nghiệp xã hội tại việt nam (Trang 106 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(192 trang)