Qui trình đánh giá, xét chọn

Một phần của tài liệu Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 79 - 83)

THỰC TRẠNG XÁC ĐỊNH VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG THỜI GIAN

B. Qui trình đánh giá, xét chọn

Với nhận thức về sản phẩm công nghiệp chủ lực như trên, Bến Tre đã chuẩn bị và triển khai qui trình xác định khá thận trọng qua 2 giai đoạn: giai đoạn đánh giá, xét chọn đầu vào và giai đoạn đánh giá xét chọn đầu ra. Ở mỗi giai đoạn lại được thực hiện với nhiều thủ tục khá phức tạp. Cụ thể như sau:

Thủ tục xét đầu vào.

Các doanh nghiệp đăng ký tham gia Chương trình hỗ trợ phát triển sản phẩm chủ lực phải tự đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp theo mẫu do Ban chỉ đạo Chương trình đưa ra.

Mẫu này gồm có 3 tài liệu quan trọng như sau:

1) Bảng tự chấm điểm đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp.

Đây là dạng bảng đánh giá tổng hợp có tác dụng thăm dò, gạn lọc bước đầu, có 30 chỉ tiêu với tổng số điểm tối đa cho các chỉ tiêu là 100 điểm, trong đó có 10 tiêu chí dùng để tham khảo và đánh giá về mặt định tính. Với bảng điểm tự đánh giá này, trước hết phải nói rằng, Bến Tre đã chú ý đầy đủ đến tiêu chí cần và tiêu chí đủ, tiêu chí định tính và định lượng. Tuy nhiên, có nhiều tiêu chí được sử dụng không gắn với việc đánh giá tính cạnh tranh của sản phẩm, nhất là các chỉ tiêu định tính (chỉ tiêu 1, 2, 11, 24, 25, 26…), gây ra sự phức tạp và dẫn đến việc xem xét lựa chọn lệch hướng (xem phụ lục 1).

2) Phiếu tự đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

Một thủ tục thứ hai ở đầu vào tác giả cho rằng rất quan trọng và cần thiết là Phiếu tự đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp. Phiếu này được thiết kế dưới dạng bảng câu hỏi dùng để điều tra nghiên cứu gồm 3 phần với 29 câu hỏi dưới 2 dạng câu hỏi đóng và câu hỏi mở. Trong đó, phần thông tin về doanh nghiệp có 4 câu hỏi dạng kết hợp giữa câu hỏi đóng và mở để doanh nghiệp thông tin về bản thân theo yếu cầu của Ban chỉ đạo; phần thông tin về sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp có 20 câu hỏi chủ yếu ở dạng đóng có liên quan đến bảng điểm nêu trên và phần dành cho việc phản ảnh những khó khăn, trở ngại đối với sự tăng trưởng của doanh nghiệp và đề xuất việc hỗ trợ từ phía chính phủ cho phát triển nhanh sản phẩm chủ lực của doanh nghiệp trong thời gian tới.

Kết quả thu được ở các câu hỏi trong phiếu tự đánh giá này là cơ sở để doanh nghiệp chấm điểm theo thang điểm mẫu mà Ban tổ chức cung cấp. Tuy nhiên, phiếu điều tra này lại có khá nhiều câu hỏi ít liên quan đến tính chủ lực hay năng lực cạnh tranh của sản phẩm mà lại liên quan đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp (xem phụ lục 2).

3) Thang điểm mẫu đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm của doanh nghiệp

Theo tôi, thủ tục này là không thể thiếu được vì nó giúp chi tiết hóa điểm số cho từng chỉ tiêu mà doanh nghiệp đã đạt được trong thực tế. Trên cơ sở lấy kết quả điều tra áp vào Khung thang điểm, năng lực cạnh tranh của sản phẩm doanh nghiệp được đo lường cấp độ tương ứng. Tùy vào tính chất và độ quan trọng mà điểm số được chia thành nhiều mức khác nhau, điểm khởi đầu có thể là 0 hoặc 1 điểm (xem phụ lục 3).

Thủ tục xét công nhận đầu ra

Giai đoạn xét công nhận đầu ra cho sản phẩm chủ lực cũng được tiến hành qua 2 bước. Đây có thể nói là động thái tích cực nhằm tôn trọng tính tự nguuyện, tự giác của các doanh nghiệp cũng như có sự đối chiếu với kết quả đánh giá của Ban chỉ đạo.

Bước một, các doanh nghiệp được duyệt tham gia chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp của Tỉnh tiến hành chấm điểm các sản phẩm tham gia chương trình của doanh nghiệp mình theo Bảng tự chấm điểm xét công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực và Thuyết minh hướng dẫn chấm tiêu chí công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực cho từng đợt của Ban chỉ đạo Chương trình. Cụ thể như sau:

1) Bảng tự chấm điểm xét công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực

Bảng 2.24 Bảng tự chấm điểm xét công nhận SPCN chủ lực đợt I, năm 2007

STT Chỉ tiêu Điểm (tối đa) Ghi chú

1 Tổng doanh thu toàn công ty /10

2 Tổng doanh thu sản phẩm chủ lực /15

3 Tỷ lệ tăng trưởng của toàn công ty /10 4 Tỷ lệ tăng trưởng của sản phẩm chủ lực /10

5 Tỷ suất lợi nhuận sau thuế /10

6 Tăng trưởng xuất khẩu toàn công ty /10

7 Tăng trưởng xuất khẩu của SPCL /10

8 Trình độ công nghệ /10

9 Môi trường /5

Điểm khuyến khích tối đa /10

10

+ Hệ thống quản lý chất lượng hiện đại /1

Điểm khuyế

n khích

+ Đăng ký nhãn hiệu hàng hóa /3

+ Môi trường lao động ISO 14000 /2

+ Các thành tích đặc biệt khác /4

Tổng /100

Nguồn: Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Bến Tre

So với bảng điểm đánh giá năng lực cạnh tranh đầu vào, bảng điểm tự đánh giá đầu ra này chỉ còn 10 tiêu chí (chỉ tiêu). 9 tiêu chí chính thức với điểm tối đa 90 điểm và 1 nhóm gồm 4 tiêu chí cho điểm khuyến khích với tổng điểm là 10. Như vậy, mặc dù số tiêu chí có giảm đi nhưng tổng số điểm đánh giá tối đa vẫn là 100 điểm (bảng 2.24), vì vậy các doanh nghiệp sẽ dễ dàng chấm điểm hơn cũng như đối tượng được đánh giá tập trung hơn.

Để xem xét chấm điểm và đánh giá theo bảng điểm này, cũng đòi hỏi doanh nghiệp phải có đủ 3 tài liệu:

(1) Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, kết quả triển khai các dự án với chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực;

(2) Các chứng từ có liên quan về tiền lương, bảo hiểm xã hội và (3) Bản sao các chứng nhận, chứng chỉ.

Ngoài các tiêu chí tính điểm trên, các doanh nghiệp muốn được xét công nhận sản phẩm chủ lực phải đảm bảo các tiêu chuẩn bắt buộc như: phải có Hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9000 với các phiên bản và phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trong nước cho các sản phẩm chủ lực đã đăng ký; không nợ lương lao động quá 1 tháng và nợ bảo hiểm xã hội quá 3 tháng và không được có 2 tiêu chí trong 9 tiêu chí đầu có điểm dưới 50% số điểm tối đa của tiêu chí đó. Nếu doanh nghiệp nào không đạt hoặc thiếu một tiêu chuẩn nào trên đây sẽ không được xét công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh.

2) Thuyết minh và hướng dẫn chấm điểm tiêu chí công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực

Để cỏc doanh nghiệp nắm rừ nội dung, ý nghĩa và phương phỏp chấm điểm, Ban chỉ đạo Chương trình đưa ra bản thuyết minh và hướng dẫn cách chấm điểm cho các tiêu chí xét chọn sản phẩm công nghiệp chủ lực như giai đoạn đầu vào. Tuy nhiên, nội dung hướng dẫn này cú nhiều điểm cần làm rừ thờm như: điểm cơ bản để làm cơ sở tớnh điểm cho từng mức thang điểm khụng rừ nguồn gốc (doanh thu toàn cụng ty 0.45; doanh thu sản phẩm chủ lực 1.4…); Số lượng bậc thang điểm không đồng đều giữa các tiêu chí và việc

dùng thuật ngữ “xác nhận phù hợp” và “xác nhận không phù hợp” cho tiêu chí môi trường là rất định tính, khó xấc định (xem phụ lục 4).

Bước hai, Ban chỉ đạo Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực tiến hành chấm điểm và xét chọn công nhận chính thức sản phẩm công nghiệp chủ lực của Tỉnh đợt 1 năm 2007 theo Bảng điểm với Hệ thống tiêu chí đã xác định. Đây là bước quyết định đối với các sản phẩm đã được các doanh nghiệp đề nghị dựa trên kết quả mà các doanh nghiệp tự đanh giá. Ở bước này, có hai thủ tục được thực hiện sau :

1) Tiêu chí và thang điểm xét chọn công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực

Đây là Bảng điểm dùng để đánh giá chính thức và cũng bao gồm các nội dung tiêu chí giống như Bảng điểm các doanh nghiệp tự đánh giá như đã giới thiệu ở phần trên. Tuy nhiên, có 2 vấn đề khác nhau giữa 2 Bảng điểm là : 9 tiêu chí chính thức được cơ cấu 100 điểm và tiêu chí thứ 10 có 10 điểm dành riêng để khuyến khích chứ không đưa vào thang điểm chính thức, có thể coi đây là phần bảo hiểm cho các sản phẩm có triển vọng. Như vậy, điểm tối đa của Bảng tiêu chí này là 110 điểm thay vì 100 điểm như Bảng điểm tự đánh giá của doanh nghiệp.

Bảng 2.25 Bảng tiêu chí xét chọn công nhận SPCN chủ lực đợt I, năm 2007

STT Chỉ tiêu Điểm Ghi chú

1 Tổng doanh thu toàn

công ty 15 Tính cho năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận

2 Tổng doanh thu sản

phẩm chủ lực 10 Tính cho năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận

3 Tỷ lệ tăng trưởng của

toàn công ty 15 Tính cho năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận

4 Tỷ lệ tăng trưởng của

sản phẩm chủ lực 10 Tính cho năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận

5 Tỷ suất lợi nhuận sau

thuế 10 Lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm

cuối cùng trước thời điểm xét công nhận 6 Tăng trưởng xuất khẩu

toàn công ty 10 Tăng trưởng doanh số XK công ty năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận 7 Tăng trưởng xuất khẩu

của SPCL 10 Tăng trưởng doanh số XK SPCL năm cuối cùng trước thời điểm xét công nhận 8 Trình độ công nghệ 15 Tuổi thọ trung bình các thiết bị, máy móc

chính (năm cuối trước thời điểm xét)

9 Môi trường 5 Có chứng chỉ môi trường phù hợp

8

10 Điểm khuyến khích tối

đa 10

Điểm khuyến khích 6 điểm: cho hệ thống quản lý chất lượng hiện đại: 1điểm; đăng ký nhãn hiệu hàng hóa: 1 3 điểm; cho môi trường: 2 điểm

Các thành tích đặc biệt khác: 4 điểm

Tổng /100

Nguồn: Chương trình phát triển sản phẩm công nghiệp chủ lực Bến Tre

Nhìn chung, giữa 2 Bảng tiêu chí tự đánh giá của các doanh nghiệp và đánh giá, xét chọn chính thức của Ban chỉ đạo giống nhau là cơ bản, các chỉ tiêu rời rạc có tính liệt kê hơn là so sánh đánh giá, một số chỉ tiêu khuyến khích không có ý nghĩa. Tuy nhiên, có 2 điểm khác biệt có thể tạo ra sự thiếu nhất quán trong đánh giá giữa các doanh nghiệp và Ban chỉ đạo đó là sự thay đổi tổng điểm số tối đa của các tiêu chí 1, 2, 3 và 8 và thay đổi cơ cấu và tổng điểm tối đa của cả 10 tiêu chí. Chính điều này có thể gây ra sự bất mãn dẫn đến thiếu nhiệt tình cộng tác từ phía các doanh nghiệp thời gian qua.

2) Thang điểm chi tiết xét chọn công nhận sản phẩm công nghiệp chủ lực đợt I Về thủ tục này tác giả nhận thấy có sự khác nhau khá nhiều so với phần tự đánh giá của các doanh nghiệp. Bên cạnh sự điều chỉnh điểm tối đa đối với các tiêu chí 1, 2, 3 và 8 cho phù hợp với Bảng tiêu chí thì số bậc thang điểm cũng giảm, đặc biệt là đã bỏ bậc điểm 1. Tức điểm tối thiểu của Bảng tiêu chí này là 1 thay vì 0 như tự đánh giá (xem phụ lục 5).

Một phần của tài liệu Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w