Nhóm tiêu chí định lượng

Một phần của tài liệu Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 105 - 110)

XÁC ĐỊNH SẢN PHẨM CHỦ LỰC VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHỦ LỰC ĐBSCL ĐẾN NĂM 2020

A. Nhóm tiêu chí định lượng

A1. Trường hợp sử dụng để đánh giá sản phẩm hàng hóa (sản phẩm hữu hình) Sản phẩm hàng hóa là sản phẩm vật chất nên việc đánh giá định lượng khá dễ dàng, do đó có thể áp dụng cả 10 chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh và lợi thế so sánh như đã trình bày ở phần (1.2.1.4), Chương 1. Đồng thời, tổng số điểm chuẩn của 10 tiêu chí này là 100 điểm (dùng thang điểm 100 để tiện cho việc tính toán chi tiết). Điểm chuẩn tối đa cho mỗi tiêu chí được tính theo công thức (3.1) và (3.2). Tuy nhiên, trọng số chỉ có giá trị xác

định tiêu chí nào quan trọng hơn tiêu chí nào (theo suy nghĩ của chuyên gia), còn việc xác định mức điểm cụ thể tác giả tự điều phối cho phù hợp với điều kiện tính toán thực tế. Hệ thống tiêu chí định lượng được trình bày trong bảng 3.1 dưới đây.

Bảng 3.1 Hệ thống tiêu chí định lượng dùng cho xác định hàng hóa chủ lưc

TT Tên/nội dung tiêu chí

hiệu Điểm chuẩn tối đa (Pt) 1 Tỷ trọng GTSL của sản phẩm so với toàn vùng R

OV 10

2 Hệ số địa phương hóa của sản phẩm LQri 10

3 Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm G

RW 10

4 Hệ số vượt trội của sản phẩm C

Grw 12

5 Tỷ trọng GTXK của sản phẩm so với toàn vùng R

EX 12

6 Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu nội địa RCAD 12

7 Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu quốc tế RCAW 8

8 Hệ số thương mại ròng NTR 10

9 Tỷ lệ bảo hộ hữu hiệu EPR 8

10 Hệ số chi phí nguồn lực trong nước DRC 8

Cộng điểm chuẩn chung (P) 100

Nguồn:Dựa vào nội dung lý thuyết ở 1.2.1.4 tác giả xây dựng và đề xuất

A2. Trường hợp xác định sản phẩm dịch vụ chủ lực (sản phẩm vô hình)

Hệ thống tiêu chí xác định dịch vụ chủ lực chỉ có 6 tiêu chí gồm các tiêu chí 1,2,3,4,5 và 6 (tác giả cho rằng tiêu chí 7,8,9 và 10 không phù hợp tính cho dịch vụ). Tổng số điểm chuẩn tối đa vẫn là 100 điểm, cách tính như

Bảng 3.2 Hệ thống tiêu chí định lượng dùng cho xác định dịch vụ chủ lưc

TT Tên/nội dung tiêu chí

hiệu

Điểm chuẩn tối đa (Pt) 1 Tỷ trọng GTSX của sản phẩm so với toàn vùng R

OV 18

2 Hệ số địa phương hóa của sản phẩm LQri 18

3 Tốc độ tăng trưởng bình quân của sản phẩm G

rw 15

4 Hệ số vượt trội của sản phẩm C

Grw 18

5 Tỷ trọng GTXK của dịch vụ R

EX 16

6 Hệ số lợi thế so sánh hiện hữu nội địa RCAD 15

Cộng điểm chuẩn chung (P) 100

Nguồn:Dựa vào nội dung lý thuyết ở 1.2.1.4 tác giả xây dựng và đề xuất Trong đó:

Tiêu chí 1 (ROV): Là tỷ số so sánh giữa GTSX (hoặc GDP) của sản phẩm xem xét với STSX (hoặc GDP) của toàn vùng {công thức (1.1)}. Mức tỷ trọng chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 10% (tỷ trọng trung bình của các loại sản phẩm được xem xét).

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 10 và tính cho dịch vụ là 18.

Thang điểm:

ROV (%) ≤ 1 >1 4 >4 7 >7 10 > 10

Điểm số hàng hóa 2 4 6 8 10

Điểm số dịch vụ 3,6 7,2 10,8 14,4 18

Tiêu chí 2 (LQir): Là tỷ số so sánh giữa ROV của sản phẩm đang xem xét của ĐBSCL với ROV tương ứng của cả nước{công thức (1.2)}. Tiêu chí này phản ảnh mức độ tập trung mang tính chuyên môn hóa của sản phẩm đang xem xét tại ĐBSCL so với mức độ tập trung chuyên môn hóa đối với sản phẩm cùng loại trên cả nước. Mức hệ số chuẩn để tính điểm tối đa là 1,5 (nồng độ cao gấp 1,5 lần trung bình cả nước)

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 10 và tính cho dịch vụ là 18

Thang điểm :

LQri ≤ 0,75 >0,75 1 >1 – 1,25 > 1,25 1,5 >1,5

Điểm số hàng hóa 2 4 6 8 10

Điểm số dịch vụ 3,6 7,2 10,8 14,4 18

Tiêu chí 3 (Grw). Là tỷ lệ so sánh mức tăng trưởng giữa năm trước và năm sau của sản phẩm {công thức (1.3)}. Nếu tốc độ tăng trưởng bình quân càng cao chứng tỏ sản phẩm đang xem xét của ĐBSCL càng có khả năng và triển vọng phát triển tốt. Mức tăng trưởng chuẩn để tính điểm tối đa là 12% (tốc độ tăng trưởng bình quân của toàn vùng)

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 10 và tính cho dịch vụ là 15

Thang điểm :

GRW (%) ≤ 3 >3 6 >6 – 9 > 9 12 >12

Điểm số hàng hóa 2 4 6 8 10

Điểm số dịch vụ 3 6 9 12 15

Tiêu chí 4 (CGrw). Là tỷ số so sánh giữa tốc độ tăng trưởng (GRW) của sản phẩm xem xét với tốc độ tăng trưởng của ngành kinh tế mà sản phẩm xem xét đóng góp {công thức (1.4)}. Mức tăng trưởng vượt trội chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 1, 5 (sản phẩm xem xét tăng nhanh hơn ngành 50%)

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 12 và tính cho dịch vụ là 18

Thang điểm :

CGrw ≤ 0,75 >0,75 1 >1 – 1,25 > 1,25 – 1,5 >1,5

Điểm số hàng hóa 2,4 4,8 7,2 9,6 12

Điểm số dịch vụ 3,6 7,2 10,8 14,4 18

Tiêu chí 5 (REX): Là tỷ số so sánh giữa giá trị (kim ngạch) xuất khẩu của sản phẩm xem xét với giá trị xuất khẩu chung của toàn vùng {công thức (1.5)}. Mức tỷ trọng xuất khẩu chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 10% (tỷ trọng trung bình của các loại sản phẩm xuất khẩu của vùng).

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 12 và tính cho dịch vụ là 16

Thang điểm :

REX (%) ≤ 2,5 >2,5 5 >5 7,5 >7,5 10 > 10

Điểm số hàng hóa 2,4 4,8 7,2 9,6 12

Điểm số dịch vụ 3,2 6,4 9,6 12,8 16

Tiêu chí 6 (RCAD): Là tỷ số so sánh giữa tỷ trọng xuất khẩu (REX) hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ quốc tế của ĐBSCL với tỷ trọng xuất khẩu tương ứng trong cả nước

{công thức (1.6)}. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì ĐBSCL được coi là vùng có lợi thế cạnh tranh về loại sản phẩm đó so với cả nước. Mức hệ số chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 5 (hệ số trung bình của các loại sản phẩm so sánh).

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Điểm tối đa tính cho sản phẩm hàng hóa là 12 và tính cho dịch vụ là 16

Thang điểm :

RCAD ≤ 2 >2 3 >3 4 >4 5 > 5

Điểm số hàng hóa 2,4 4,8 7,2 9,6 12

Điểm số dịch vụ 3 6 9 12 15

Tiêu chí 7 (RCAW) : Là tỷ số so sánh giữa tỷ trọng xuất khẩu (REX) hàng hóa cùng loại hàng hóa xem xét của ĐBSCL trên cả nước với tỷ trọng xuất khẩu hàng hóa tương ứng của thế giới {công thức (1.7)}. Nếu hệ số này lớn hơn 1 thì ĐBSCL được coi là vùng có lợi thế cạnh tranh quốc tế về loại sản phẩm đang xem xét. Mức hệ số chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 5 (hệ số trung bình của các loại sản phẩm so sánh).

Cách tính: Lấy số trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm thực tế cho tiêu chí. Tiêu chí này chỉ tính cho hàng hóa chủ lực với điểm chuẩn tối đa là 8 điểm

Thang điểm :

RCAW ≤ 2 >2 3 >3 4 >4 5 > 5

Điểm số hàng hóa 1,6 3,2 4,8 6,4 8

Tiêu chí 8 (NTR): Là chỉ tiêu phản ảnh mối tương quan giữa xuất và nhập khẩu của sản phẩm cùng loại với sản phẩm đang xét của ĐBSCL {công thức (1.8)}. Mức hệ số chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 0,5 (có nghĩa là giá trị xuất khẩu xem xét lớn hơn 1,5 lần giá trị nhập khẩu sản phẩm cùng loại).

Cách tính: Tính trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét hoặc kết quả tính toán của cơ quan chức năng, đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm cho tiêu chí. Tiêu chí này chỉ tính cho hàng hóa chủ lực với điểm chuẩn tối đa là 10 điểm.

Thang điểm :

NTR <0,25 0,25 – <0, 0 – <0,25 0,25 – <0,5 ≥0,50

Điểm số hàng hóa 2 4 6 8 10

Tiêu chí 9 (EPR): Là chỉ tiêu phản ảnh mức độ bảo hộ trong nước đối với sản phẩm chủ lực (cùng loại mà ĐBSCL đang xét) hoặc nguyên liệu đầu vào sản xuất hàng hóa chủ lực thông qua thuế quan, {công thức (1.9)}. Mức chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí là 30% (tương đương mức bảo hộ danh nghĩa bằng thuế quan cao nhất)

Cách tính: Tính trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét hoặc kết quả tính toán của cơ quan chức năng, đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm cho tiêu chí. Tiêu chí này chỉ tính cho hàng hóa chủ lực với điểm chuẩn tối đa là 8 điểm

Thang điểm :

EPR (%) ≤ 0 >0 – 10 >10 20 >20 – 30 > 30

Điểm số hàng hóa 1,6 3,2 4,8 6,4 8

10) Tiêu chí 10 (DRC): Là chỉ số được dùng để đánh giá lợi thế so sánh của ngành hàng thông qua xem xét tính hiệu quả của nguồn lực trong nước được sử dụng để sản xuất ra sản phẩm chủ lực ĐBSCL {công thức (1.10)}. Mức chuẩn để tính điểm tối đa cho tiêu chí này là 0,55 (tức tốn 0,55 đồng chi phí nguồn lực trong nước để tạo ra được 1 đồng giá trị giá tăng cho sản phẩm chủ lực)

Cách tính: Tính trung bình trong 5 năm gần nhất của sản phẩm xem xét hoặc kết quả tính toán của cơ quan chức năng và đối chiếu với thang điểm dưới đây để tính điểm cho tiêu chí. Tiêu chí này chỉ tính cho hàng hóa chủ lực với điểm chuẩn tối đa là 8 điểm

Thang điểm :

DRC ≥1 <1 – 0,85 <0,85 – 0,7 <0,7 – 0,55 <0,55

Điểm số hàng hóa 1,6 3,2 4,8 6,4 8

Một phần của tài liệu Xác định sản phẩm chủ lực và phát triển sản phẩm chủ lực Đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2020 (Trang 105 - 110)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(141 trang)
w