PHẦN III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả nghiên cứu 1:Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.1 Sự hình thành và phát triển của Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê Công ty giống cây trồng Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước trực thuộc sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội. được thành lập theo quyết định số 286/QĐ/UB ngày 14/11/1992 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê có lịch sử ra đời từ năm 1963 với tiền thân là một trại lợn giống của huyện Gia Lâm chuyên sản xuất và cung ứng thực phẩm cho thành phố Hà Nội. Đến năn 1992 trại chuyển sang sản xuất giống lúa. hoa màu các loại và có tên gọi là trại lúa rồi sát nhập với công ty giống cây trồng Hà Nội.
Đến năm 2002 trại lúa Yên Khê đổi tên thành Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê, chuyên sản xuất, cung ứng các sản phẩm giống cây trồng cho thành phố Hà Nội.
Năm 2004. công ty giống cây trồng Hà Nội chuyển thành công ty TNHH Nhà nước một thành viên đầu tư và phát triển nông nghiệp Hà Nội. Từ đó đến nay Xí nghiệp giống cây trồng Yên Khê là một xí nghiệp với hình thức là một đơn vị trực thuộc nhưng sử dụng phương pháp hạch toán kế toán độc lập và tự chủ về tài chính.
Xí nghiệp có nhiệm vụ:
- Sản xuất và cung ứng các loại giống cây trồng: lúa, hoa màu (đỗ tương. lạc…), giống hoa và cây xanh bóng mát các loại.
- Khảo nghiệm giống lúa có tiềm năng, năng xuất cao đáp ứng nhu cầu về giống cây trồng trong địa bàn Hà Nội, thay thế các giống cũ có năng xuất không cao.
- Chọn lọc cải tạo giống siêu nguyên chủng để sản xuất giống nguyên chủng.
3.1.2 Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp.
Là một xí nghiệp có quy mô nhỏ nên bộ máy tổ chức điều hành của xí nghiệp cũng khá đơn giản. gồm:
- Ban giám đốc: gồm có một giám đốc và một phó giám đốc được phân công như sau:
+ Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước công ty trước chủ tịch – Tổng giám đốc về kết quả hoạt động SXKD nhận và chịu trách nhiệm bảo toàn và phát triển nguồn vốn được giao và toàn bộ hoạt động của Xí nghiệp trên các mặt:
sản xuất, kinh doanh, nghĩa vụ đối với nhà nước và công ty, đời sống thu nhập của cán bộ công nhân viên. Xây dựng kế hoạch hàng năm, thực hiện công khai tài chính theo quy chế tài chính của Công ty.
+ Phó giám đốc: Là người trực tiếp giúp việc cho giám đốc theo sự phân công và ủy quyền của giám đốc ở từng khâu, từng công việc được giao và chịu trách nhiệm trước giám đốc những việc đó.
- Phòng tài chính kế toán: Có nhiệm vụ tổ chức, chỉ đạo quản lý các hoạt động tài chính của Xí nghiệp, cung cấp các thông tin. phân tích kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng quý để giám đốc và các đơn vị liên quan nắm được.
- Phòng kỹ thuật kiểm nghiệm: Có nhiệm vụ kiểm nghiệm, kiểm tra giám sát các loại sản phẩm trước khi cung ứng ra thị trường, đồng thời chịu trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, nắm bắt kế hoạch và xây dựng các phương án sản xuất kinh doanh, khảo nghiệm giống cây trồng từ tổ sản xuất, trực tiếp chỉ đạo tổ sản xuất.
- Phòng kinh doanh: chịu sự chỉ đạo trực tiếp của ban giám đốc, có nhiệm vụ tiếp cận thị trường, thu thập số liệu, xây dựng các phương án kinh doah, tiêu thụ sản phẩm.
- Tổ sản xuất: có nhiệm vụ sản xuất. bảo quản và kinh doanh theo sự chỉ đạo của ban lãnh đạo.
Chú thích:
Quan hệ phối hợp
Quan hệ chỉ đạo trực tiếp
Sơ đồ 3.1: Bộ máy tổ chức của Xí nghiệp.
Qua sơ đồ trên ta thấy bộ máy tổ chức điều hành của xí nghiệp khá đơn giản, không cồng kềnh, phù hợp với tính chất một đơn vị trực thuộc có quy mô nhỏ. Từ đó ta thấy được ưu điểm của cấu trúc này là người quản lý có thể nhận thấy thông tin nhanh, mệnh lệnh truyền đạt trực tiếp, ra quyết định chính xác kịp thời, kiểm tra dễ dàng. Tuy nhiên nhược điểm là có thể làm cho người quản lý dễ bị quá tải khi khối lượng công việc lớn. tinh thần làm việc của cấp dưới thấp.
3.1.3 Tình hình lao động của Xí nghiệp.
Qua bảng 1 cho thấy qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 số lượng lao động của xí nghiệp khá ổn định. Số lao động năm 2007 so với năm 2006 là không đổi cả về cơ cầu và số lượng lao động. năm 2008 tăng 1 lao động so với năm 2006 và 2007, bình quân qua 3 năm tổng số lao động của xí nghiệp tăng 1.6%. Sở dĩ có sự tăng lao động này là do năm 2008 xí nghiệp nhận thêm 1 kỹ sư nông nghiệp về công tác và làm việc tại xí nghiệp.
BAN GIÁM ĐỐC
PHềNG TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN PHềNG KỸ THUẬT
KIỂM NGHIỆM PHềNG KINH
DOANH
TỔ SẢN XUẤT
Bảng 3.1: Tình hình lao động của xí nghiệp
(Nguồn: Phòng tài chính kế toán)
Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%)
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC (%)
SL (người)
CC
(%) 07/06 08/07 BQ
Tổng lao động 31 100 31 100 32 100 100.00 103.23 101.60
1. Phân theo giới tính
- Nam 10 32.26 10 32.26 11 34.38 100.00 110.00 104.88
- Nữ 21 67.74 21 67.74 21 65.63 100.00 100.00 100.00
2. Phân theo tính chất
- Lao động trực tiếp 19 61.29 19 61.29 19 59.38 100.00 100.00 100.00
- Lao động gián tiếp 12 38.71 12 38.71 13 40.63 100.00 108.33 104.08
3. Phân theo trình độ
- Thạc sỹ 2 6.45 2 6.45 2 6.25 100.00 100.00 100.00
- Đại học 6 19.35 6 19.35 7 21.88 100.00 116.67 108.01
- Cao đẳng 1 3.23 1 3.23 1 3.13 100.00 100.00 100.00
- Trung cấp
3 9.68 3 9.68 3 9.38 100.00 100.00 100.00
- Công nhân 19 61.29 19 61.29 19 59.38 100.00 100.00 100.00
Do xí nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nên số lao động nữ chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu lao động của xí nghiệp, cụ thể qua 3 năm từ năm 2006 đến năm 2008 số lao động nữ luôn chiếm trên 65% trong tổng số lao động.
Xét theo tính chất lao động. do đặc thù là một đơn vị sản xuất nông nghiệp do đó lực lượng lao động trực tiếp chiếm phần lớn tương ứng với 61.29% năm 2006 và 2007 và đến năm 2008 do tăng thêm 1 lao động nên số lao động trực tiếp lúc này chiếm 59.38% tổng số lao động của xí nghiệp.
Tuy là một xí nghiệp có quy mô nhỏ nhưng ban lãnh đạo xí nghiệp đã chú trọng rất nhiều tới đội ngũ cán bộ có trình độ cao vì vậy ở các vị trí lãnh đạo chủ chốt đều được bố trí lao động có trình độ thạc sỹ và đai học. Trong xí nghiệp số lượng lao động có trình độ thạc sỹ và đại học chiếm trên 25% tổng số lao động. Trong cơ cấu lao động của xí nghiệp số lượng lao động có trình độ đại học qua 3 năm tăng 8.01%. Như vậy có thể nói xí nghiệp có một đội ngũ lao động có trình độ chuyên môn khá cao. đáp ứng tốt điều kiện công việc của xí nghiệp.
3.1.4 Tình hình tài sản và nguồn vốn của Xí nghiệp.
Qua biểu đồ và bảng số liệu về tình hình tài sản nguồn. vốn của xí nghiệp ta thấy: Tổng tài sản của xí nghiệp đã tăng lên qua các năm. năm 2007 tăng 344.852.249 đồng tương ứng tăng 15.98% so với năm 2006. năm 2008 tăng 1.751.265.121 đồng tương ứng tăng 69.96% so với năm 2007. Qua 3 năm tổng tài sản của toàn xí nghiệp tăng bình quân là 40.40%. Sở dĩ có sự tăng như vậy là do TSLĐ và đầu tư ngắn hạn đã tăng với tốc độ bình quân 23.89% và đặc biệt là TSCĐ và đầu tư dài hạn đã tăng lên với tốc độ bình quân là 60.33%.
TSCĐ và đầu tư dài hạn tăng lên là do năm 2008 xí nghiệp xây mới 12 kiốt bán hàng lên tài sản của xí nghiệp tăng lên nhanh chóng từ 816.427.562 đồng năm 2007 tăng lên 2.335.340.084 đồng năm 2008. Điều này chứng tỏ xí nghiệp đã xác định và xây dựng chiến lược kinh doanh của mình có tính dài hạn. đầu tư có chiều sâu.
Bảng 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp
Chỉ Tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Tốc độ phát triển(%)
GT (đ) CC (%) GT (đ) CC (%) GT (đ) CC (%) 07/06 08/07 BQ A. TÀI SẢN 2.158.487.972 100.00 2.503.340.221 100.00 4.254.605.342 100.00 115.98 169.96 140.40 I. TSLĐ và đầu tư ngắn
hạn 1.250.037.968 57.90 1.686.912.659 67.40 1.918.665.258 45.10 134.95 113.74 123.89
1. Tiền 26.181.920 2.10 484.211.024 28.70 21.837.061 1.14 1.849.41 4.51 91.33
2. Các khoản phải thu 358.633.735 28.69 741.242.955 43.94 830.986.300 43.30 206.69 112.21 152.22 3. Hàng tồn kho 570.408.213 45.63 394.718.180 23.40 488.979.405 25.49 69.20 123.88 92.59 4. TSLĐ khác 294.814.100 23.58 66.740.500 3.96 576.862.492 30.07 22.64 864.34 139.88 II. TSCĐ và đầu tư dài
hạn 908.450.004 42.10 816.427.562 32.60 2.335.340.084 54.90 89.87 286.04 160.33
B. NGUỒN VỐN 2.158.487.972 100.00 2.503.340.221 100.00 4.254.605.342 100.00 115.98 169.96 140.40 I. Nợ phải trả 558.947.206 25.90 903.799.455 36.10 2.654.464.576 62.39 161.70 293.70 217.92 II. Nguồn vốn chủ sở hữu 1.599.540.766 74.10 1.599.540.766 63.90 1.599.540.766 37.61 100.00 100.00 100.00 1. Vốn đầu tư của chủ sở
hữu 1.599.540.766 100.00 1.599.540.766 63.90 1.599.540.766 37.61 100.00 100.00 100.00 (Nguồn: Phòng tài chín kế toán)
Biểu đồ 3.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn của xí nghiệp
Xét về nguồn hình thành nguồn vốn. nợ phải trả hàng năm của xí nghiệp đã tăng lên, cụ thể: năm 2008 đã tăng lên đến 2.654.464.576 đồng. tức là đã tăng 1.750.665.121 đồng tương ứng 193.70% so với năm 2007 cho thấy tốc độ tăng rất lớn. Điều đó chứng tỏ xí nghiệp trong những năm qua đã tăng quy mô sản xuất kinh doanh. khả năng chiếm dụng vốn cao, tuy nhiên đó cũng là những khó khăn cho xí nghiệp về vấn đề nợ phải trả, đòi hỏi xí nghiệp phải có hướng sản xuất kinh doanh phù hợp, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của xí nghiệp, tuy nhiên qua 3 năm tổng nguồn vốn chủ sở hữu vẫn giữ ổn định.
không có sự biến động.
Như vậy, khả năng về vốn của xí nghiệp còn hạn chế, nợ phải trả vẫn chiếm tỷ lệ cao, đây là một khó khăn lớn đối với xí nghiệp, tuy nhiên tình hình TSLĐ tăng nhanh sẽ giúp cho xí nghiệp chủ động hơn về vốn, giúp mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
3.1.5 Tổ chức bộ máy kế toán của Xí nghiệp.
Phòng kế toán có chức năng phản ánh và giám đốc một cách liên tục và toàn diện các mặt hoạt động kinh tế tài chính ở doanh nghiệp. Những thông tin mà kế toán cung cấp được sử dụng để ra các quyết định quản lý. Tại xí nghiệp, chức năng chính của phòng kế toán là ghi chép, phản ánh vào sổ sách mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh giúp tính toán chi phí, lợi nhuận cho xí nghiệp.
Không đơn thuần là ghi chép và trình bày lại số liệu, dựa vào số liệu đó kế toán có thể tiến hành phân tích sơ bộ giúp thực hiện quản trị nội bộ. Có thể nói phòng kế toán là trợ lý đắc lực cho lãnh đạo của xí nghiệp trong việc đưa ra các quyết định. Tại xí nghiệp các nhân viên kế toán có trình độ đại học, trung cấp đáp ứng được yêu cầu công việc.
Xí nghiệp áp dụng hình thức bộ máy kế toán tập trung, toàn bộ công tác kế toán được thực hiện trọn vẹn tại phòng kế toán.
Để đảm bảo thực hiện chức năng của mình. phòng kế toán được tổ chức với 4 người. Tổ chức bộ máy kế toán và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy được thể hiện qua sơ đồ sau: