PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2 HIỆU QUẢ KINH TẾ HOẠT ĐỘNG CỦA MÔ HÌNH NUÔI CÁ TRẮM CỎ TRONG LỒNG Ở XÃ QUẢNG THỌ, HUYỆN
2.2.2 Tình hình nuôi cá trắm trong lồng tại xã Quảng Thọ .1 Tình hình nuôi cá trắm cỏ tại xã
Hoạt động nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành mang lại lợi ích kinh tế lớn cho người dân tại xã Quảng Thọ. Với đặc thù là một xã thuần nông và vùng trũng nên ngành nuôi cá nước ngọt đã xuất hiện từ lâu, một trong những loài cá được người dân lựa chọn là cá trắm cỏ. Hiện nay, có hai hình thức nuôi cá trắm cỏ đó là
nuôi cá trắm cỏ xen ghép với các loài cá khác như cá rô phi, cá mè,… và hình thức nuôi cá trắm cỏ trong lồng.
Năm 2014 toàn xã đã thả nuôi trên 12,94 ha diện tích mặt nước đạt sản lượng 19,4 tấn cá các loại, trong đó tỉ lệ sản lượng cá trắm cỏ trên 50%. Đối với hoạt động nuôi cá lồng, năm 2014 sản lượng cá trắm cỏ đạt 118 tấn. Tổng sản lượng thủy sản nuôi trồng năm 2014 đạt 137,6 tấn, giảm 6 tấn so với năm 2013. Giá trị sản xuất ngành NTTS đạt gần 8,9 tỉ đồng.
2.2.2.2 Tình hình nuôi cá trắm cỏ trong lồng tại xã
Cá trắm cỏ là loài cá được nhiều hộ nông dân lựa chọn để nâng cao thu nhập.
Hoạt động nuôi cá trắm cỏ tại xã xuất hiện từ những năm 2000 và phát triển phổ biến ở xã từ những năm 2005. Cho đến nay, toàn xã có 315 lồng với 250 lồng tre và 65 lồng nhôm, trong đó thôn La Văn Thượng có tổng số lồng cao nhất với 70 lồng, 55 lồng tre và 15 lồng nhôm. Thấp nhất là thôn Phò Nam A có 17 lồng. Hiện nay toàn xã có 287 hộ nuôi với 100% hộ có lãi. Với năng suất bình quân đạt 410 kg/lồng/vụ. Trong đó thôn La Văn Thượng đạt năng suất cao nhất với 431,7kg/lồng/vụ. Thấp nhất là thôn Niêm Phò đạt 366,9 kg.lồng/vụ.
Bảng 7: Tình hình sản xuất cá trắm cỏ trong lồng tại xã Quảng Thọ năm 2014 Chỉ tiêu Thôn Niêm
Phò
Thôn La Văn Thượng
Thôn La Văn Hạ
Thôn Phước
Yên
Thôn Tân Xuân Lai
Thôn Phò Nam A
Tổng số lồng 50 70 55 65 58 17
-Lồng tre 42 55 48 45 46 14
-Lồng nhôm 8 15 7 20 12 3
Số hộ nuôi(hộ) 46 60 52 60 54 16
Tổng sản lượng(kg) 18343,92 30223,34 21689,96 27825,4 25061,9 6800
Năng suất(kg/lồng) 366,9 431,7 394,4 428,1 429,4 400
Nguồn: phòng thống kê xã Quảng Thọ 2.2.3 Năng lực sản xuất của hộ
2.2.3.1 Tình hình nhân khẩu lao động và vay vốn của hộ
Để nghiên cứu và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nuôi cá trắm cỏ trên địa bàn xã, chúng tôi đã lựa chọn điều tra chọn mẫu 50 hộ gia đình theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên. Đặc điểm chung của các hộ điều tra được thể hiện ở bảng sau
Bảng 8: Tình hình nhân khẩu và lao động của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Lồng
Tổng số hộ Hộ 50
Tổng nhân khẩu Khẩu 216
Tổng lao động LĐ 158
Bq nhân khẩu/hộ Khẩu 4,32
BQ lao động/khẩu LĐ 0,73
BQ lao động/hộ LĐ 3,16
Trình độ văn hóa chủ hộ Lớp 7,88
Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 Qua điều tra thực tế 50 hộ nuôi cá trắm trong lồng. Nhìn chung tình hình nhân khẩu của bình quân mỗi hộ nuôi tại xã Quảng Thọ là tương đối lớn, cụ thể là 4,32 khẩu/ hộ. Lao động bình quân chung của nhóm hộ là 3,16 lao động/hộ. Nhìn chung số lao động trong mỗi gia đình cũng không phải ít. Số lao động bình quân/khẩu cho biết mức đảm nhận của lao động đối với đời sống gia đình. Chỉ tiêu này đối với nhóm hộ nuôi cá trong lồng là 0,73 lao động/khẩu. Lao động nhiều về số lượng là tốt nhưng đòi hỏi chất lượng cũng phải tốt, có như vậy mới có khả năng tiếp thu tiến bộ khoa học kĩ thuật, đòi hỏi kỉ thuật sản xuất nhanh chóng và hiệu quả. Quan sát bảng số liệu ta thấy rằng bình quân nhóm hộ điều tra sắp được phổ cập trung học cơ sở. Cụ thể là trình độ văn hóa bình quân của chủ hộ là 7,88. Lao động vừa đáp ứng cả về số lượng lẫn chất lượng là mục tiêu mà xã cần quan tâm hơn nửa trong việc phát triển nguồn nhân lực trên địa bàn.
2.2.3.2 Tình hình sử dụng đất
Đất đai là tư liệu sản xuất không thể thiếu của bất kì lĩnh vực sản xuất nào, đặc biệt đối với nông nghiệp. Nếu sử dụng hợp lí và thường xuyên cải tạo thì giá trị kinh tế mà nó mang lại là rất lớn. Tình hình đất đai bình quân của nông hộ nuôi cá lồng được phản ánh qua bảng sau:
Bảng 9: Diện tích đất bình quân của nhóm hộ điều tra
Chỉ tiêu số lượng
(m2) %
Diện tích đất canh tác nông nghiệp 2429,38 79
Diện tích đất thổ cư 476,25 15,5
Diện tích mặt nước NTTS 169,15 5,5
Tổng 3074,78 100
Nguồn: số liệu điều tra năm 2015 Diện tích đất canh tác bình quân trên hộ là 2429,375 m2 chiếm tỉ trọng lớn nhất trông đất đai của nông hộ là 79%. Diện tích đất canh tác bao gồm đất trồng lúa và rau màu, theo điều tra cho thấy các hộ ở đây chủ yếu trồng rau má, các cây công nghiệp ngắn ngày. Hoạt động trồng trọt mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho các nông hộ nơi đây. Diện tích đất thổ cư chiếm tỉ trọng 15,5% tương ứng với 476,25 m2. Nhiều nông hộ tận dụng thêm đất vườn để trồng thêm các loại rau màu phục vụ cho sinh hoạt như rau khoai, chuối, bầu, bí… mặc dù không nhiều nhưng nó cũng góp một phần tăng thu nhập cho các hộ.
Tại xã Quảng Thọ, người dân tận dụng con sông Bồ đi qua để phát triển mô hình nuôi cá lồng, với diện tích mặt nước nuôi trồng bình quân mỗi hộ là 169,15 m2, chiếm 5,5% trong tổng diện tích.Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá lồng đã phát triển mạnh tại địa phương, cùng đó là nhiều diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản đã được tận dụng tốt, mỗi hộ có khoảng 2 đến 3 lồng nuôi được đầu tư tốt hơn, nâng cao hiệu quả kinh tế. Nhưng đồng thời vấn đề ô nhiễm nguồn nước ngọt cũng tạo ra câu hỏi về quy hoạch vùng nuôi để đảm bảo vừa phát triển kinh tế vừa không gây ô nhiễm môi trường nước.