2.1. Đối tượng nghiên cứu
Bao gồm 37 bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị viêm phổi bệnh viện do Acinetobacter baumannii tại Trung tâm Hô hấp Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 01/2012 đến tháng 12/2014.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
Tuổi ≥ 16.
Những bệnh nhân sau khi nhập viện vào trung tâm hô hấp ≥ 48 giờ xuất hiện những triệu chứng, dấu hiệu thỏa mãn tiêu chuẩn chẩn đoán VPBV theo Hội lồng ngực Hoa Kỳ (ATS) và Hiệp hội bệnh nhiễm trùng Hoa Kỳ (IDSA) 2005 [1]:
- Có tổn thương mới xuất hiện hoặc tiến triển nặng hơn của tổn thương đã có trên phim X quang lồng ngực hoặc phim cắt lớp vi tính lồng ngực.
- Kèm theo có ít nhất 2 trong số các triệu chứng:
+ Sốt: nhiệt độ ≥ 38˚C hoặc nhiệt độ ≤ 36˚C.
+ Tăng bạch cầu (bạch cầu máu >11G/L) hoặc giảm bạch cầu (bạch cầu máu < 4G/L).
+ Tăng tiết đờm.
+ Giảm Oxy: xuất hiện tình trạng suy hô hấp cấp trên nền bệnh nhân đang có tình trạng hô hấp ổn định:
Thở nhanh, co kéo cơ hô hấp, nhịp tim nhanh, SpO2 giảm.
Tím môi, đầu chi, tím toàn thân.
Rối loạn ý thức không do các nguyên nhân khác.
PaO2/FiO2 < 240
Xét nghiệm vi sinh vật (cấy đờm hoặc dịch phế quản hoặc dịch máu):
Acinetobacter baumannii (+).
2.1.2. Tiêu chuẩn loại trừ
Không đưa vào nghiên cứu tất cả các bệnh nhân như sau:
< 16 tuổi.
Viêm phổi mắc phải cộng đồng.
Những bệnh nhân đã được chẩn đoán VPBV, cấy đờm hoặc dịch phế quản hoặc dịch máu dương tính với các chủng vi khuẩn khác không phải Acinetobacter baumannii.
2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu
Sử dụng phương pháp hồi cứu, mô tả chùm ca bệnh.
2.2.2. Thu thập thông tin
Theo mẫu bệnh án nghiên cứu.
Thông tin được khai thác tại hồ sơ bệnh án của bệnh nhân được chẩn đoán xác định là VPBV có kết quả xét nghiệm vi sinh dương tính với A.baumannii, mã bệnh án J18, tại phòng lưu trữ hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Bạch Mai.
Thông tin khai thác gồm có:
2.2.2.1. Đặc điểm chung của các đối tượng nghiên cứu - Tuổi
- Giới
- Thời gian xuất hiện VPBV
+ VPBV sớm: viêm phổi xuất hiện trong vòng 4 ngày kể từ khi nhập viện
+ VPBV muộn: viêm phổi xuất hiện từ ngày thứ 5 sau khi nhập viện - Thời gian nằm viện và kết quả điều trị
2.2.2.2. Đặc điểm lâm sàng - Sốt
- Ho khan - Ho khạc đờm - Khó thở
- Màu sắc đờm: đục, vàng, xanh - Ran nổ
- Ran ẩm
- Hội chứng đông đặc - Hội chứng ba giảm
2.2.2.3. Đặc điểm cận lâm sàng - Công thức bạch cầu
- Thay đổi trên X quang: Phim X quang được chụp tại khoa Chẩn đoán hình ảnh bệnh viện Bạch Mai và được đọc bởi giáo viên hướng dẫn và học viên.
- Vị trí tổn thương: phổi phải, phổi trái, cả hai phổi
- Tổn thương đã có tiến triển nặng lên hay tổn thương mới xuất hiện - Hình ảnh tổn thương là dạng nốt, lưới, dạng đông đặc phế nang, tổn
thương dạng hang hoặc tràn dịch màng phổi.
2.2.2.4. Chẩn đoán ban đầu khi vào Trung tâm Hô hấp 2.2.2.5. Thời gian xuất hiện viêm phổi bệnh viện
2.2.2.6. Các phương pháp lấy bệnh phẩm xét nghiệm vi khuẩn học - Cấy máu
- Cấy đờm
- Cấy dịch rửa phế quản phế nang qua nội soi phế quản - Nội soi phế quản
- Kết quả xét nghiệm vi khuẩn được thực hiện tại khoa Vi sinh bệnh viện Bạch Mai, định danh vi khuẩn bằng máy Phoenix. Kết quả nuôi cấy dương tính sẽ được tiến hành làm kháng sinh đồ.
2.2.2.7. Tình hình sử dụng kháng sinh điều trị bệnh nhân viêm phổi bệnh viện do A. baumannii
- Đặc điểm sử dụng kháng sinh trước khi chẩn đoán VPBV.
- Lựa chọn kháng sinh ban đầu khi chẩn đoán VPBV do A. baumannii.
- Sự phù hợp của kháng sinh sử dụng với kết quả kháng sinh đồ.
- Đáp ứng với điều trị kháng sinh ban đầu.
2.2.2.8. Kết quả điều trị - Khỏi
- Đỡ
- Chuyển viện/khoa - Nặng, xin về - Tử vong 2.3. Xử lý số liệu
Các kết quả thu được được xử lý theo phần mềm SPSS 16.0.
Các thuật toán được sử dụng: tính giá trị trung bình, phương sai, tỷ lệ, kiểm định Fisher.
CHƯƠNG 3