Các triệu chứng lâm sàng chúng tôi chỉ đánh giá nhóm bệnh Parkinson nguyên phát. Nhóm hội chứng Parkinson có đặc điểm bệnh căn, bệnh sinh phức tạp nên triệu chứng lâm sàng rất phong phú. Với sô lượng bệnh nhân còn ít và thời gian nghiên cứu ngắn nên chúng tôi chưa đề cập đến các triệu chứn lâm sàng của nhóm hội chứng Parkinson.
4.2.1. Đặc điểm lâm sàng chung.
- Đặc điểm về thời gian mắc bệnh nhóm bệnh nhân Parkinson chúng tôi thấy rằng. Nhóm nghiên cứu chủ yếu có thời gian mắc bệnh từ 1 đến 10 năm, trong đó 5 năm đầu chiếm 70%. Như vậy nhóm nghiên cứu có thời gian mắc bệnh không phải quá lâu. Mặc dù tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là khá cao 71 tuổi.
- Theo Nguyễn Thế Anh [1] đa số bệnh nhân mắc bệnh có thời gian mắc bệnh dưới năm năm ( 82% ). Theo Nhữ Đình Sơn (2004) nghiên cứu đặc
điểm lâm sàng của 103 bệnh nhân Parkinson thấy thời gian mắc bệnh dưới 5 năm chiến 71.84% [18].
- Kết quả này phù hợp với các nghiên cứu trong và ngoài nước.
- Theo chúng tôi khi bệnh nhân mắc bệnh quá lâu, tình trạng bệnh nặng thường bệnh nhân điều trị tại gia đình ( vì bệnh mạn tính kéo dài ) tâm lý người bệnh và gia đình không muốn ở lại bệnh viện nữa vì cần có người phục vụ.
• Về đặc điểm giai đoạn bệnh Hoehn và Yahr của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng.
+ Giai đoạn I số lượng là 1 người chiếm tỷ lệ 3,33%
+ Gan đoạn II số lượng là 10 người chiếm tỷ lệ 33,33%
+ Gian đoạn III số lượng là 14 người chiếm tỷ lệ46,67%
+ Gian đoạn IV số lượng là 5 người chiếm tỷ lệ là 16,67 %
- Như vậy số lượng và đối tượng mắc bệnh ở giai đoạn II và gian đoạn III cao nhất. giai đoạn III chiếm tỷ lệ 46,67% . Giai đoạn II 33,33%, giai đoạn IV 16,67%, giai đoạn I chỉ có 3,33%. Điều đó chứng tỏ rằng bệnh nhân chủ yếu tới khám bệnh và điều trị ở giai đoạn II và gian đoạn III của bệnh.
Kết quả thu được chứng tỏ sụ quan tâm, cũng như sự hiểu biết về bệnh Parkinson trong cộng đồng là chưa cao, dù đa số bệnh nhân có trình độ học vấn cao hoặc có thể khi bệnh nhân ở giai đoạn I các bệnh nhân thường điệu trị ngoại trú ít khi nhập viện.
- So với các nghiên cứu khác chúng tôi thấy:
Nếu của Nguyễn Thế Anh [1] đa số bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 5 năm ( 82% ), phần lớn bệnh nhân ở giai đoạn đầu của bệnh ( gian đoạn I và gian đoạn II ) chiếm tỷ lệ 70% không có bệnh nhân nào ở giai đoạn IV và gian đoạn V, hầu hết bệnh nhân có rối loạn vận động ở mức nhẹ và trung bình ( 84% ), còn mức độ nặng chỉ có 16%. Theo Nhữ Đình Sơn (2004) nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng ở 103 bệnh nhận thấy 73% bệnh nhân ở giai đoạn I và gian đoạn II. [18]
• Về đặc điểm Mức độ bệnh theo UPDRS của nhóm nghiên cứu chúng tôi thấy rằng:
- Giai đoạn bệnh nhẹ số lượng bệnh nhân là 2 chiếm tỷ lệ 6,67%.
- Mức độ vừa là 8 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 26,67%.
- Mức độ nặng là 16 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 53,33%.
- Rất nặng là 4 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 13,33%.
- Qua bảng và biểu 3.7 cho ta thấy phần lớn các bệnh nhân có bệnh ở mức độ nặng chiếm tỷ lệ 53,33%.
• Các triệu chứng rối loạn vận động.
- Theo y văn các triệu chứng rối loạn vận động là các triệu chứng kinh điển thường gặp, dễ thấy và góp phần quan trọng trong chẩn đoán bệnh Parkinson. Các triệu chứng này củng gặp với tỷ lệ cao ở nghiên cứu của chúng tôi.
- Trong đó triệu chứng run trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 29 trường hợp chiếm tỷ lệ 96,67%
- Bệnh nhân có triệu chứng giảm vận động có số lượng là 28 người chiếm tỷ lệ 93,33%
- Triệu chứng tăng trương lực cơ có số lượng là 25 người chiếm tỷ lệ 83,33 %
- Rối loạn tư thế có số lượng là 19 người chiếm tỷ lệ 63,33%
- Theo Nguyễn Văn chương và cs (1995 - 2000) [5] run khi nghỉ tạm mất đi khi vận động chủ động chiếm tỷ lệ 96,70%. Giảm động, mất các động tác tự nhiên, nét mặt vô cảm, đi không vung tay, chiếm tỷ lệ 86%.Tăng trương lực cơ lan tràn chiếm tỷ lệ 90%.
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng cho kết quả tương tự.
4.2.2. Các triệu chứng ngoài rối loạn vận động.
Các triệu chứng ngoài rối loạn vận động ( non motor symptoms ) là các triệu chứng gần đây được các tác giả quan tâm. Các triệu chứng này không góp phần ∆ ( + ) bệnh Parkinson nhưng có ý nghĩa trong Ө tiên lượng, ảnh hưởng tới bảng lâm sàng củng như chất lượng sống của người bệnh. Trong
nhóm triệu chứng này các tác giả quan tâm tới hai nhóm triệu chứng là nhóm triệu chứng rối loạn tâm thần và nhóm rối loạn thần kinh thực vật.
a). Các triệu chứng rối loạn tâm thần:
- Các triệu chứng rối loạn tâm thần là nhóm triệu chứng tương đối hay gặp ở bệnh nhân Parkinson nhất là ở những bệnh nhân mắc bệnh lâu ngày, bệnh nặng đây là các triệu chứng được nhiều tác giả quan tâm.
- Rối loạn tâm thần trong bệnh parkinson là triệu chứng hay gặp, nhất là triệu chứng trầm cảm trong khi trí tuệ còn tốt [3], [5], [6], [7], [10], [11].
- Theo nguyễn Văn Chương và cs 53,33% số bệnh nhân có rối loạn cảm xúc [5]. Theo Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn trầm cảm chiếm 34,48%, lo âu chiếm 16,09%, hoang tưởng ảo giác 3,49%, suy giảm nhận thức 48,28%. [15]
- Theo Nguyễn Du và Lê Quang Cường (2009) tỷ lệ suy giảm nhận thức là 46%. [9]
- Kết quả nghiên cứu của chúng tôi từ bảng 3.10:
- Trong đó trầm cảm trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 13 trường hợp chiếm tỷ lệ 43,33%.
- Hoang tưởng trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 2 người chiếm tỷ lệ là 6,67%.
- Ảo giác trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 2 người chiếm tỷ lệ 6,67%.
- Lo âu trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 4 trường hợp chiếm tỷ lệ 13,33%
- Suy giảm nhân thức trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 16 trường hợp chiếm tỷ lệ 53,33%.
- Giảm trí nhớ trong nhóm nghiên cứu có số lượng là 12 trường hợp chiếm tỷ lệ là 40%.
Kết quả nghiên cứu này cho kết quả tương tự các nghiên cứu trên.
• Mức độ trầm cảm theo thang điển Beck
- Trong đó không trầm cảm nhóm bệnh Parkinson (n = 17) tỷ lệ là 56,67%, nhóm chứng ( n = 22 ) tỷ lệ là 73,33%.
- Trầm cảm nhẹ nhóm bệnh Parkinson ( n = 6 ) tỷ lệ 20%, nhóm chứng (n = 8) tỷ lệ 26,67%.
- Trầm cảm vừa nhóm bệnh Parkinson ( n = 7 ) tỷ lệ 23,33%, nhóm chứng ( n = 0 ).
- Trầm cảm là triệu chứng hay gặp nhất, đánh giá mức độ trầm cảm bằng thang điểm Beck.
- Theo Đỗ Văn Lương Và Nhữ Đình Sơn (2013) [15] tỷ lệ trầm cảm chiến 34,48%
- Theo Liu C. Y và Cộng Sụ [18] đánh giá 101 bệnh nhân mắc bệnh Parkinson thấy 42% có triệu chứng trầm cảm. củng nghiên cứu trầm cảm trong bệnh parkinson Becker . J và Cộng Sự cho rằng trầm cảm có sự liên quan bất thường về chức năng của hệ viền ở não giữa.
Như vậy nghiên cứu của chúng tôi củng tương đồng với kết quả của các nghiên cứu trên. Sự khác biệt theo mức độ trầm cảm ở hai nhóm bệnh và nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê.
•Suy giảm nhận thức ở nhóm bệnh nhân Parkinson (theo test đánh giá tâm thần tối thiểu MMSE ).
- Trong đó nhóm bênh Parkinson (n = 30).
- Không suy giảm nhận thức ( n = 14 ) tỷ lệ 46,67%.
- Mức độ suy giảm nhận thức nhẹ ( n= 3 ) tỷ lệ 10%.
- Mức độ suy giảm nhận thức vừa ( n= 13 ) tỷ lệ 43,33%.
- Suy giảm nhận thức là triệu chứng ít gặp trong bệnh nhân Parkinson, nếu có thường ở giai đoạn muộn của bệnh. Theo Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn [15] tỷ lệ suy giảm nhận thức chiếm 48,28% ở bệnh nhân Parkinson.
Theo Hauser và cộng Sụ [35] sa sút trí tuệ là triệu chứng ít gặp, sa sút trong bệnh Parkinson là sa sút “ dưới vỏ “ khác với sa sút “vỏ não” trong bệnh Alzheimer đó là giảm trí nhớ gần trong khi trí nhớ xa và vừa còn nguyên vẹn.
Đánh giá suy giảm nhận thức bằng thang đánh giá tâm thần sơ bộ ( Mini Mental State Examination / MMSE ) chúng tôi thấy ở nhóm bệnh Parkinson lần lượt các tỷ lệ phần trăm suy giảm nhận thức: Mức độ nhẹ 10%, Mức độ vừa là 6.67%, mức độ nặng là 8.33%.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi mức độ suy giảm nhận thức ở bệnh nhân Parkinson chủ yếu gặp ở mức độ nhẹ và vừa trong đó mức độ suy giảm vừa là chủ yếu tỷ lệ là 43,33%, mức độ nhẹ 10%, trong khi đó ở nhóm chứng tỷ lệ trầm cảm ở mức độ nhẹ tỷ lệ 26,67%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với P < 0.05.
•Mức độ suy giảm trí nhớ:
- Suy giảm trí nhớ là triệu chứng ít gặp ở bệnh nhân Parkinson vì tổn thương trong bệnh Parkinson là tổn thương dưới vỏ, tuy nhiên bệnh Parkinson thường thấy ở người cao tuổi, nên có một tỷ lệ nhất định bị suy giảm trí nhớ.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi tỷ lệ bệnh nhân có suy giảm trí nhớ là 40%, sự khác biệt so với nhóm chứng là có ý nghĩa thống kê. Theo các tác giả: Parkinson ở giai đoạn năm thường có suy giãm nhận thức và trí nhớ, đây có thể là do tác động của cả cơ chế bệnh sinh bệnh Parkinson, lão hóa, sinh lý và ảnh hưởng của các thuốc kháng Parkinson vấn đề này cần được nghiên cứu kỹ hơn.
b). Các triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
- Rối loạn thần kinh thực vật là triệu chứng khá thường gặp ở bệnh nhân Parkinson có ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng sống của người bệnh.
- Trong nghiên cứu của chúng tôi qua bảng 3.14 thấy rằng 100% số bệnh nhân có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật.
Trong đó: Táo bón 46,67%, hạ huyết áp tư thế 16,67%, tăng tiết mồ hôi 63,33%, rối loạn chức năng bàng quang 30%.
- Đây là các triệu chứng được nhiều nghiên cứu đề cập.
- Theo Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn(2013) nghiên cứu 87 bệnh nhân parkinson thấy táo bón chiếm tỷ lệ 66,67%, hạ huyết áp tư thế tỷ lệ 14,94%, tăng tiết mồ hôi tỷ lệ 59,77%, rối loạn chức năng bàng quang tỷ lệ là 18,39%, có ít nhất một triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật tỷ lệ là 72,41%. [15]
- Theo Senard J. M., C. Brefel-courbon, O. rascol và J. L. Montastru (2001) Hạ huyết áp tư thế đứng hay gặp ở bệnh nhân cao tuổi, và hiện
tượng được xem là một yếu tố tiên lượng quan trọng cho sa sút ý thức và tử vong ở bệnh nhân Parkinson, tần xuất hạ huyết áp tư thế có triệu chứng khoảng 20%. [52], [53]
- Theo J. M. Senard, S. Rai, M. Lapeyre-Mestre, C. Brefel, O. Rascol, A. Rascol, và J. L. montastruc (1997) [53] cho rằng tụt huyết áp tư thế đứng khi giảm ít nhất 20mmlHg của huyết áp tâm thu ghi được, nghiên cứu ở 91 bệnh nhân parkinson thấy tỷ lệ tụt huyết áp tâm thu 58.2% bệnh nhân. Tụt huyết áp tư thế đứng không triệu chứng là 35.5%.
- Tỷ lệ bệnh nhân có triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật ở nhóm nghiên cứu của chúng tôi cao hơn các tác giả khác. Theo chúng tôi là do tuổi của nhóm nghiên cứu cao hơn ( 71,77 ± 7,57 ) so với nghiên cứu của Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn tuổi trung bình nhóm nghiên cứu là ( 58,63 ± 5,57 ).
Vì vậy khi càng cao tuổi thì hệ thần kinh nói chung, hệ thần kinh thực vật nói riêng càng bị suy giảm về mặt chức năng. Tuy nhiên triệu chứng hạ huyết áp tư thế của nhóm nhiên cứu thấp hơn các tác giả nước ngoài. Phải chăng triệu chứng này phụ thuộc và đặc điểm từng chủng tộc.
c). Về mối liên quan giữa các triệu chứng ngoài rối loạn vận động với các biểu hiện chính của bệnh Parkinson.
• Liên quan tới thời gian mắc bệnh.
- Hầu hết các bệnh nhân trong nhóm nghiên cưu đều có triệu chứng ngoài rối loạn vận động tuy nhiên chúng tôi thấy.
- Qua bảng 3.15:
Thời gian mắc bệnh nhỏ hơn 5 năm tỷ lệ 80,95% số bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần, nhóm bệnh nhân lớn hơn 5 năm thì 100% số bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần, 88,89% số bệnh nhân có triệu chứng rôi loạn thần kinh thực vật tuy nhiên theo quan sát của chúng tôi những bệnh nhân có thời gian mắc bệnh càng dài thì các triệu chứng và mức độ nặng hơn.
Theo Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn(2013) [15] nghiên cứu 87 bệnh nhân parkinson thấy thời gian mắc bệnh dưới một năm rối loạn tâm thần 25%, thực vật 37,50%, thời gian mắc bệnh từ 5 năm , rối loạn tâm thần la 72,54%,
thực vât là 82,35%, từ 5 nam đến 10 năm rối loạn tâm thaanflaf 77,78%, rối loạn về thưc vật là 100%, thời gian mắc bệnh lớn hơn 10 năm rối loạn tâm thần là 100% và rối loạn thực vật là 100%.
Kết quả nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ cao hơn các tác giả khác là do nhóm nghiên cứu có tuổi mắc bệnh cao hơn số lượng bệnh nhân ít thời gian nghiên cứu ngắn nên để kết luận chắc chắn về vấn để này cần có những nghiên cứu tiếp theo.
• Về mối liên quan giai đoạn bệnh và mức độ bệnh
- Qua bảng 3.16 các triệu chứng rối loạn tâm thần và rối loạn thần kinh thực vật gặp tất cả mọi giai đoạn bệnh và mức độ bệnh, tuy nhiên độ nặng nhẹ có khác nhau.
- Với triệu chứng rối loạn tâm thần chúng tôi thấy ở giai đoạn I và II có 7/11 bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần, ở giai đoạn III và IV 100% bệnh nhân có triệu chứng rối loạn tâm thần.
- Mối liên quan giữu giai đoạn bệnh và mức độ bệnh theo UPDRS.
- Mức độ nhẹ 50% bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
- Mức độ vừa 70% bệnh nhân có rối loạn tâm thần.
- Triệu chứng rối loạn thần kinh thực vật có ở tất cả các giai đoạn và mức độ bệnh.
- Một số nghiên cứu gần đây củng đã đề cập tới vấn đề này.
- Rối loạn tâm thần và rối loạn thần kinh thực vật gặp ở tất cả các giai đoạn của bệnh. Các triệu chứng này năng lên theo giai đoạn của bệnh. Điều đó chứng tỏ có sụ liên quan chặt trẻ giữa triệu chứng rối loạn tâm thần, thần kinh thực vật với các giai đoạn của bệnh.
- Theo Đỗ Văn Lương và Nhữ Đình Sơn(2013) [15] nghiên cứu 87 bệnh nhân parkinson thấy thời gian mắc bệnh dưới một năm rối loạn tâm thần 25%, thực vật 37,50%, thời gian mắc bệnh từ 5 năm , rối loạn tâm thần la 72,54%, thực vât là 82,35%, từ 5 nam đến 10 năm rối loạn tâm thaanflaf 77,78%, rối loạn về thực vật là 100%, thời gian mắc bệnh lớn hơn 10 năm rối loạn tâm thần là 100% và rối loạn thực vật là 100%.