5. Kết cấu của luận văn
2.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu
* Chỉ tiêu phản ánh sự tự chủ về tài chính
Mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên của đơn vị sự nghiệp (%)
Tổng số nguồn thu sự nghiệp
= Tổng số chi hoạt động thường xuyên
ì 100%
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp có mức tự bảo đảm chi phí hoạt động thường xuyên lớn hơn hoặc bằng 100%. (A≥100%) thì được gọi là đơn vị sự nghiệp đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động.
Đơn vị có nguồn thu sự nghiệp có mức tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% đến dưới 100% (10% <A<100%) thì được gọi là đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động.
Đơn vị sự nghiệp có nguồn thu sự nghiệp thấp, đơn vị sự nghiệp không có nguồn thu, kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động) nếu mức tự đảm bảo chi phí hoạt động thường xuyên từ 10% trở xuống (A ≤ 10%).
Việc phân loại đơn vị sự nghiệp theo quy định trên, được ổn định trong thời gian 3 năm, sau thời hạn 3 năm sẽ xem xét phân loại lại cho phù hợp.
Trong thời gian ổn định phân loại, trường hợp đơn vị sự nghiệp có thay đổi chức năng, nhiệm vụ, tổ chức thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét điều chỉnh phân loại lại cho phù hợp.
- Nguồn thu tài chính:
+ Kinh phí ngân sách Nhà nước cấp.
+ Nguồn thu sự nghiệp
+ Thu từ nguồn vốn viện trợ, biếu tặng.
+ Thu sự nghiệp khác.
- Nội dung chi:
+ Kinh phí hoạt động thường xuyên.
+ Kinh phí hoạt động không thường xuyên.
+ Kinh phí đầu tư xây dựng cơ bản
* Chỉ tiêu phản ánh thu nhập tăng thêm.
Quỹ lương trả thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức và người lao động được xác định theo công thức:
QTLTT = Lmin x K1 x (K2 + K3 ) x L x 12 tháng Trong đó:
+ QTLTT: Quỹ tiền lương, tiền công tăng thêm
+ Lmin: Mức lương tối thiểu chung hiện hành do Nhà nước quy định + K1: Hệ số điều chỉnh tăng thêm mức lương tối thiểu do Thủ
trưởng đơn vị quyết định sau khi xác định được kinh phí
tiết kiệm được trong năm
+ K2: Hệ số lương cấp bậc, chức vụ bình quân
+ K3: Hệ số phụ cấp lương bình quân (là các khoản phụ cấp trả hàng tháng theo lương)
+ L: Số biên chế bao gồm cả số lao động hợp đồng trả lương theo thang bảng lương do Nhà nước quy định.
* Nhóm chỉ tiêu phản ánh quy mô, chất lượng nguồn nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Phát triển nguồn nhân lực qua các năm.
- Trình độ học vấn.
- Số lượng, cơ cấu nhân lực.
- Chất lượng nguồn nhân lực.
Chương 3
THỰC TRẠNG TĂNG CƯỜNG TỰ CHỦ TÀI CHÍNH
TẠI TRUNG TÂM Y TẾ HUYỆN CẨM GIÀNG, TỈNH HẢI DƯƠNG 3.1. Giới thiệu chung về Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, Tỉnh Hải Dương
3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng được thành lập theo quyết định số 2375/2008/QĐ-UBND ngày 30/6/2008 của UBND tỉnh Hải Dương, là một đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở Y tế Hải Dương với tổng biên chế là 125 (Trong đó biên chế tại Trung tâm là 27 và biên chế tại trạm Y tế xã, thị là 95).
Đến năm 2013 tổng biên chế là 128 (Trong đó biên chế tại Trung tâm là 33 và biên chế tại trạm Y tế xã, thị là 95).
Có tư cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng để giao dịch và triển khai các hoạt động.
Địa điểm trụ sở chính: Khu 15 - TT Lai Cách - Huyện Cẩm Giàng - Tỉnh Hải Dương
Trụ sở 19 trạm Y tế xã, thị trấn: Nằm ở 19 xã, thị trấn trong huyện Cẩm Giàng, tỉnh Dương.
3.1.2. Đặc điểm Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
- Được chủ động sử dụng số biên chế được cấp có thẩm quyền giao, sắp xếp và quản lý lao động phù hợp với chức năng nhiệm vụ của đơn vị, thực hiện chủ trương tinh giản biên chế của nhà nước.
- Đơn vị sự nghiệp có thu được tự chủ tài chính, được chủ động sử dụng
kinh phí để thực hiện nhiệm vụ, được ổn định kinh phí hoạt động thường xuyên ngân sách nhà nước cấp đối với đơn vị sự nghiệp tự bảo đảm một phần chi phí hoạt động và đơn vị NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động.
- Là đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Y tế, có nguồn thu thấp, được tự chủ tài chính về kinh phí hoạt động thường xuyên theo chức năng, nhiệm vụ do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động (gọi tắt là đơn vị sự nghiệp do ngân sách nhà nước bảo đảm toàn bộ chi phí hoạt động). Nguồn kinh phí của đơn vị có chung tài khoản giao dịch nhưng được cấp kinh phí và hạch toán tách riêng đó là: Nguồn kinh phí Trung tâm (Khoản 523) và nguồn kinh phí của trạm Y tế (Khoản 521).
3.1.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng nhiệm vụ của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
3.1.3.1. Chức năng nhiệm vụ
Hiện nay, mô hình bệnh tật của nước ta nói chung và tại các địa phương nói riêng đã có nhiều thay đổi, một số bệnh dịch nguy hiểm ở người mới lạ và có những diễn biến phức tạp đang có xu hướng phát triển và gia tăng như:
SATS, Bệnh Tay - Chân - Miệng, Cúm AH5N1, Cúm AH1N1 và gần đây lại xuất hiện Cúm AH7N9 có những biến dạng chủng vi rút và tiềm tàng xuất hiện một số bệnh dịch mới với tốc độ lây lan rất nhanh. Mặt khác sự xuất hiện ngày càng nhiều các bệnh không nhiễm trùng theo mô hình chuyển dịch của các nước đang phát triển như: Bệnh tim mạch, huyết áp, đái tháo đường, béo phì, chấn thương, tai nạn thương tích, ung thư. Đó là những mối đe dọa đến sức khỏe, sự sống của nhân dân.
Trong những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ Y tế, UBND tỉnh Hải Dương và chính quyền các cấp, hoạt động của Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng đã đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần vào việc
khống chế tình hình dịch bệnh và công tác bảo vệ, nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới.
Trung tâm Y tế Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là trung tâm hạng III (theo phân hạng của Bộ Y tế) trực thuộc Sở Y tế có chức năng:
- Công tác chuyên môn:
+ Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn kỹ thuật về y tế dự phòng, phòng; chống HIV/AIDS, phòng; chống bệnh xã hội, an toàn vệ sinh thực phẩm, chăm sóc sức khoẻ sinh sản và truyền thông giáo dục sức khoẻ trên cơ sở kế hoạch của tỉnh và tình hình thực tế trên địa bàn huyện trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
+ Quản lý toàn diện các trạm Y tế xã, thị trấn trên địa bàn huyện.
+ Quản lý và tổ chức triển khai thực hiện các dự án thuộc chương trình mục tiêu y tế quốc gia và các dự án khác được Sở Y tế phân công;
+ Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật;
- Công tác đào tạo:
+ Đào tạo tập huấn về chuyên môn cho cán bộ Y tế trong đơn vị + Đào tạo và tập huấn về chuyên cho cán bộ y tế thôn đội.
+ Hướng dẫn thực hành cho sinh viên Trường trung cấp Y tế Hải Dương.
- Công tác nghiên cứu khoa học về Y học:
+ Lập kế hoạch, triển khai, đánh giá và tổng kết các đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở.
+ Tổ chức ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào lĩnh vực Y tế...
- Công tác chỉ đạo tuyến:
+ Hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về các hoạt động thuộc lĩnh vực phụ trách đối với các trạm y tế xã, phường, thị trấn, các cơ sở y tế trên địa bàn.
- Hợp tác quốc tế: Tham gia các chương trình hợp tác với các tổ chức và cá nhân trong lĩnh vực phụ trách theo quy định của Nhà nước.
- Quản lý kinh tế Y tế.
+ Thực hiện quản lý tài chính, tài sản, chế độ chính sách của đơn vị theo quy định của pháp luật.
+ Xây dựng kế hoạch sử dụng nguồn kinh phí do Nhà nước cấp và các nguồn khác.
+ Xây dựng kế hoạch tạo các nguồn thu từ dịch vụ Y tế: Tiêm phòng vắc xin, khám sức khỏe cho người lao động, khám sức khỏe cho học sinh, dịch vụ CSSKSS - KHHGĐ...
+ Thực hiện nghiêm chế độ thu, chi do Nhà nước quy định.
3.1.3.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy và nhân lực tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
* Tổ chức bộ máy
Giám đốc
Phó giám đốc
Phòng hành chính
tổng hợp
Khoa Y tế công cộng
Khoa kiếm soát dịch
bệnh HIV/AIDS
Khoa chăm sóc sức khỏe sinh
sản
19 trạm Y tế xã, thị
Sơ đồ 3.1. Tổ chức bộ máy quản lý tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương
* Tổ chức nhân sự
Đến ngày 31/12/2013 Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương được giao 126 biên chế. Trong đó:
+ Trung tâm Y tế huyện: 33 (Trong đó Nghị định 68/CP: 02) + Trạm Y tế xã, thị trấn: 95
- Tổng số cán bộ viên chức hiện có:
+ Trung tâm Y tế huyện: 33
Bác sĩ chuyên khoa I : 02 Bác sĩ : 03 Y sĩ : 13 Điều dưỡng : 06 Nữ hộ sinh : 01 Cử nhân đại học xét nghiệm : 01 Kỹ thuật viên xét nghiệm : 01 Cử nhân kế toán : 02 Dược sĩ đại học : 01 Dược sĩ trung học : 01 Lái xe : 01 Cử nhân lưu trữ : 01 + Tại Trạm Y tế xã, thị trấn: 95
Bác sĩ : 15 Y sĩ đa khoa : 22 Y sỹ Y học cổ truyền : 06 Y sĩ sản : 06 Nữ hộ sinh : 16 Điều dưỡng : 28 Cử nhân Y tế công cộng : 02
3.1.4. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội
Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương là một huyện đầu ngừ của tỉnh Hải Dương, phía bắc giáp tỉnh Bắc Ninh, phía tây giáp tỉnh Hưng Yên, phía nam giáp huyện Bình Giang và huyện Gia Lộc, phía đông giáp huyện Nam Sách và thành phố Hải Dương cùng tỉnh. Diện tích: 108,95Km², dân số 121.935 người.
Huyện có vị trí địa lý, giao thông thuận lợi (Quốc lộ 5A nối liền 2 khu kinh tế lớn là Hà Nội - Hải Phòng và đường sắt Hà Nội-Hải Phòng chạy qua) tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển các khu công nghiệp, có khả năng phát triển nông nghiệp, có nhiều nông sản (Hành tây, dưa chuột, cà rốt, ớt, cà chua…). Đặc biệt có nhiều khu công nghiệp hoạt động.
Địa hình: Cẩm Giàng có địa hình đặc trưng là đồng bằng.
Khớ hậu: Cú kiểu khớ hậu nhiệt đới giú mựa núng ẩm với 4 mựa rừ rệt:
Xuân - Hạ - Thu - Đông.
Di tích lịch sử: Văn miếu Mao Điền là nơi ghi danh các vị tiến sĩ của tỉnh Đông, là một trong những văn miếu đầu tiên của Việt Nam; có đền thở đại danh y Tuệ Tĩnh, Chùa Giám.
Nguồn nhân lực: Vì là một huyện có nhiều khu công nghiệp ngoài nhân lực của huyện Cẩm Giàng đã thu hút được lực lượng lao động rất lớn từ các huyện trong tỉnh và các tỉnh ngoài về đây.
Giao thông và cơ sở hạ tầng: Cẩm Giàng có hệ thống cơ sở hạ tầng khá hoàn chỉnh, tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Hệ thống giao thông và đường bộ, đường thủy, đường sắt phân bổ hợp lý, giao lưu thuận lợi tới các huyện và các tỉnh.
Thiên nhiên ưu đãi tạo lợi thế trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng bên cạnh sự phát triển thì vấn đề phát sinh các tệ nạn xã hội... việc chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng chống dịch bệnh là một thách thức với
huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói chung và Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương nói riêng.
3.2. Thực trạng tự chủ tài chính tại Trung tâm Y tế huyện Cẩm Giàng,