Dựa trên kết quả nghiên cứu, khảo sát thực địa khu vực khai thái mỏ đá Phú Lương và các nguồn số liệu thứ cấp: Dự án xây dựng và khai thác đá vôi trắng làm vật liệu xây dựng mỏ đá Phú Lương bắt đầu đi vào hoạt động từ tháng 04 năm 2009 tới nay đã và đang có những tác động ảnh hưởng tới môi
trường xung quanh mỏ khai thác và chế biến ở mức độ nhẹ. Tuy nhiên nếu không có những biện pháp phòng và giải pháp khắc phục những tác động xấu tới môi trường thì đây sẽ là nguồn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng trong khu vực.
Trong giai đoạn hoạt động của khu mỏ ảnh hưởng lớn nhất đến môi trường là bụi và khí thải do quá trình nổ mìn và chế biến đá. Nếu không có các biện pháp giảm thiểu bụi do quá trình khai thác, chế biến thì mức độ ô nhiễm bụi ở các khu vực chung quanh sẽ vượt Tiêu chuẩn cho phép nhiều lần.
Tác động gây ô nhiễm đến chất lượng nước mặt do nước thải phát sinh trong quá trình sinh hoạt của công nhân. Các tác động này là tiêu cực nhưng có thể kiểm soát được. Các loại chất thải rắn phát sinh trong giai đoạn hoạt động của mỏ nếu không có biện pháp thu gom xử lý phù hợp thì có khả năng gây ô nhiễm khu vực chung quanh.
Quá trình hoạt động của mỏ có những ảnh hưởng tích cực đến kinh tế xã hội của xã Yên Lạc. Tuy nhiên cũng có thể nảy sinh mâu thuẫn giữa công nhân và người dân địa phương.
4.4.2. Giải pháp đề xuất
4.4.2.1. Giải pháp về thể chế, chính sách
a. Tăng cường phòng ngừa, kiểm soát các nguồn ô nhiễm môi trường
- Đẩy mạnh công tác đánh giá tác động môi trường, thực hiện nghiêm ngặt công tác hậu kiểm tra trước khi triển khai các hoạt động của dự án nhằm phòng ngừa, tránh phát sinh thêm các cơ sở gây ô nhiễm môi trường, giảm thiểu nguồn tác động xấu tới môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ xử lý triệt để các cở sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, kiểm soát chặt chẽ các cơ sở gây ô nhiễm.
- Tăng cường năng lực quản lí và kiểm soát an toàn hạt nhân, an toàn bức xạ, an toàn hóa chất, nhiên liệu sinh học, phòng ngừa sự cố môi trường.
- Đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp hệ thống tiêu thoát nước, xây dựng hệ thống xử lí nước thải tập trung.
- Thúc đẩy hoạt động tái sử dụng, tái chế chất thải, phát triển ứng dụng công nghệ tái chế, sử dụng sảm phẩm từ chất thải; thực hiện nghiêm ngặt việc phân loại rác tại nguồn, đồng thời thiết lập hệ thống thu gom, trung chuyển tập kết; phát triển công nghệ và các cơ sở xử lí, tiêu hủy chất thải, đẩy nhanh việc cả tạo các bãi chôn lấp chất thải.
b. Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án khắc phục cải tạo vùng đát, nguồn nước bị ô nhiễm và phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên đã bị suy thoái;
cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.
- Triển khai mạnh các dự án khắc phục, cải tạo khu vực bị ô nhiễm, suy thoái, trước hết là vùng cung cấp nước sinh hoạt.
- Phục hồi tái sinh tự nhiên các hệ sinh thái, đặc biệt là các hệ sinh thái đã bị suy thoái, trước hết là rừng tự nhiên, rừng đầu nguồn…
- Lập quy hoạch, từng bước tiến hành cải tạo các vùng đất suy thoái, bạc màu, vùng đất bị ô nhiễm kim loại nặng, kết hợp với canh tác nông nghiệp, lâm nghiệp, sinh thái nhằm cải tạo phục hồi đất
- Đẩy mạnh thực hiện các chương trình, dự án cung cấp nước sạch và vệ sinh môi trường cho nhân dân, đặc biệt dân ở những vùng sâu xa, vùng còn khó khăn; những vùng bị ô nhiễm bởi hoạt động khai thác đá.
- Mở rộng, tăng cường triển khai hiệu quả chương trình mục tiêu quốc gia khắc phục ô nhiễm và cải thiện môi trường.
c. Đẩy mạnh công tác bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học - Tăng cường bảo vệ diện tích, chất lượng hệ sinh thái rừng.
- Nghiêm cấm khai thác gỗ rừng tự nhiên, đẩy mạnh khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên.
d. Đầu tư phát triển, hoàn thiện hệ thống quan trắc, thông tin, cơ sở dữ liệu về môi trường và đa dạng sinh học.
- Rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy hoạch hệ thống các trạm quan trắc chất lượng môi trường trên phạm vi cả nước; từng bước đầu tư phát triển nâng cấp các trạm quan trắc, các phòng thí nghiệm phân tích mẫu tới kết nối mạng lưới quan trắc môi trường từ trung ương tới địa phương; kết nôi các trạm quan trắc môi trường giữa các khu vực.
- Từng bước đầu tư thực hiện điều tra, đánh giá, thống kê, lập cơ sở dữ liệu về môi trường, đa dạng sinh học, trước hết là các hệ sinh thái tự nhiên quan trọng.
- Nâng cao kỹ năng làm việc của đội ngũ quan trắc. Tiếp tục sử dụng các loại dụng cụ thiết bị hiện đại phục vụ công tác quan trắc nhằm nâng cao độ chính xác cho dữ liệu thu thập.
e. Đẩy nhanh việc xanh hóa sản xuất, lối sống, xây dựng đô thị, nông thôn và xã hội xanh
- Thúc đẩy “Công nghiệp hóa sạch” thông qua sử dụng tiết kiệm và hiệu quả các nguồn tài nguyên, khuyến khích phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, giao thông xây dựng xanh với cơ cấu các nghành, công nghệ, thiết bị bảo đảm nguyên tắc than thiện với môi truường.
- Thúc đẩy lối song và thói quen tiêu dung bền vững, hài hòa với thiên nhiên, thân thiện với môi trường, phát triển đô thị - nông thôn, các hệ thống giao thông, cơ sở hạ tầng.
4.3.2.2. Giải pháp quản lí.
a. Quản lí môi trường đối với cơ quan quản lý nhà nước về môi trường - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường.
+ Cấp tỉnh: Tổ chức hội nghị tuyên truyền, phổ biến pháp luật bảo vệ môi trường, các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành và đề án quản lí nhà
nước về môi trường trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011 – 2015 đến các cơ quan ban ngành ở tỉnh, lãnh đạo UBND cấp xã và cán bộ môi trường, các tổ chức cá nhân được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
+ Cấp huyện: Xây dựng kế hoạch thực hiện đề án của tỉnh, tổ chức tuyên truyền phổ biến, triển khai pháp luật về môi trường và đề án quản lí nhà nước về môi trường của tỉnh đến các cơ quan, ban ngành ở huyện, lãnh đạo Đảng ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể cấp xã, bí thư chi bộ, trưởng xóm, trường các đoàn thể trên địa bàn quản lí.
+ Cấp xã: thực hiện tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về môi trường đến toàn thể nhân dân trên địa bàn quản lí. Qua các phương tiện thông tin đại chúng như báo, đài của tỉnh và huyện dành thời lượng để thường xuyên tuyên truyền, giáo dục pháp luật về môi trường. Cung cấp đầy đủ các văn bản pháp luật, các tiêu chuẩn, quy chuẩn, quy định về môi trường cho tủ sách pháp luật của huyện, xã.
- Kiên toàn ban chỉ đạo quản lí môi trường các cấp
+ Cấp tỉnh: Kiên toàn ban chỉ đạo quản lí môi trường tình và chuyên viên giúp việc ban chỉ đạo, đảm bảo phù hợp với tình hình cụ thể của từng giai đoạn. Thành phần ban chỉ đạo gồm: Đồng chí lãnh đjao UBND tỉnh làm trường ban, các thành viên ban chỉ đạo là lãnh đạo các sở ngành tài nguyên môi trường, công an tỉnh, bộ chỉ huy quân sự tỉnh, công thương, xây dựng, giao thông vận tải, khoa học công nghệ, nông nghiệp và pháp triển nông thôn, tài chính, lao động thương binh xã hội, kế hoạch và đầu tư, viện Kiểm sát nhân dân, chủ tịch UBND các huyện, thành phố, thị xã trong tỉnh.
Rà soát sửa đổi, bổ sung quy chế hoạt động, phân công nghiệm vệ cụ thể cho từn thành viên ban chỉ đạo. Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm, kế hoạch kinh phí đảm bảo hoạt động của ban chỉ đạo và tổ chức chuyên viên giúp việc
+ Cấp huyện: Đối với các huyện có nhiều tài nguyên đá và khoáng sản khác, kiện toàn ban chỉ đạo quản lí khoáng sản và tổ công tác giúp việc ban chỉ đạo; xây dựng quy chế hoạt động, phân công, nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo và tổ công tác. Thành phần ban chỉ đạo bao gồm: Đồng chí lãnh đạo UBND huyện làm trường ban, các thành viên được cơ cấu như ở cấp tỉnh.
Tại các huyện ít tài nguyên khoáng sản: Thành lập tổ công tác lien nghành quản lí khoáng sản, gồm các thành viên đại diện gồm Phòng tài nguyên môi trường (tổ trưởng), công an, đội quản lí thị trường, chi cục thuế, phòng công thương.
+ Cấp xã: Thành lập ban chỉ đạo quản lí của xã, xây dựng quy chế hoạt động, phân công, phân nhiệm vụ cho từng thành viên ban chỉ đạo, thành phần ban chỉ đạo gồm: Đồng chí lãnh đạo UBND xã làm trưởng ban, các thành viên gồm cán bộ địa chính – môi trường, công an xã, cán bộ tư pháp, hội nông dân, hội phụ nũ, đoàn thanh niên, mặt trận tổ quốc …
-Kịp thời rà soát ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản quản lí, văn bản hướng dẫn, triển khai thực hiện pháp luật về môi trường (thay thế các văn bản trước đây) theo hướng dẫn cải cách hành chính, đảm bảo phù hợp với pháp luật về môi trườn và tình hình thực tế của tỉnh như: Quy định về trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, trả lại giấy phép thăm dò, giấy phép khai thác, giấy phép tận thu khoáng sản, chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác khoáng sản, phê duyện trữ lượng khoáng sản và đóng cửa mỏ khoáng sản trên địa bàn tỉnh.
Hướng dẫn về phương pháp tính, phương pháp thu, chế độ quản lí và sử dụng tiền cấp quyền khai thác khoáng sản; quy định về quản lí, sử dụng khoản thu ngân sách từ hoạt động khai thác khoáng sản đẻ hỗ trợ pháp triển kinh tế xã hội tại địa phương.
-Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lí vi phạm trong hoạt động khai thác đá nói riêng và khoáng sản nói chung của các tổ chức, cá nhân được cấp phép, và công tác quản lí nhà nước về khoáng sản vủa UBND cấp huyện xã.
- Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất việc chấp hành các quy định của pháp luật đối với các tổ chức, cá nhân được cấp phép hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh. Trong đó trọng tâm là các tổ chức, cá nhân chậm đưa mỏ vào hoạt động, có biểu hiện chuyển nhượng quyền thăm dò, khai thác sai quy định, không tuân thủ các quy định về an toàn trong khai thác mỏ và chế biến. Vi phạm các quy định trong sử dụng đất vad thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thu hồi hoặc đề nghị các cấp có thẩm quyền, thu hồi các giấy phép hoạt động khoáng sản, giấy chứng nhận đầu tư, đăng kí kinh doanh nghành nghề khoáng sản của các tổ chức cá nhân vi phạm nghiêm trọng hoặc cố tình vi phạm các quy định của pháp luật sau khi đã bị xử phạt vi phạm hành chính 2 lần trở lên.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra định kì và đột xuất công tác quản lí nhà nước về khoáng sản của UBND cấp huyện, xã, đặc biệt là ở những địa phương để xảy ra tình trạng khai thác khoáng sản trái phép kéo dài.
-Nâng cao khả năng quản lí cho bộ máy chuyện nghành về môi trường từ cấp tỉnh tới cấp xã.
- Bổ sung biên chế cho phòng quản lí tài nguyên kháng sản và thanh tra cho nghành tài nguyên môi trường cho sở Tài nguyên và môi trường, cán bộ quản lí chuyên nghành môi trường của sở công thương và sở xây dựng. Bố trí 1 cán bộ chuyên trách về khoáng sản cho phòng tài nguyên và môi trường.
- Hàng năm, Sở Tài nguyên và môi trường tổ chức 1 đến 2 lớp tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tài nguyên môi trường cấp huyện, xã.
- Đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ trong công tác quản lí môi trường nhất là trong hoạt động khai thác đá nói riêng và hoạt động khai thác khoáng sản nói chung.
b. Quản lí môi trường đối với đơn vị tổ chức hoạt động khai thác đá vôi trắng mỏ đá Phú Lương.
- Quản lí theo quyết định số 71/28/QĐ – TT ngày 29/05/2008 của Thủ tướng Chính phủ vè ký quỹ cải tạo, phục hồi môi trường đối với hoạt động khai thác khoáng sản. Đơn vị tổ chức hoạt động khai thác đá cần nộp phí bảo vệ môi trường cho Nhà nước.
- Trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt đọng khái thác đá Công ty cổ phần nhiệt điện và khoáng sản An Khánh cần nghiêm túc thực hiện một số vấn đề sau:
+ Đưa ra các yêu cầu về bảo vệ môi trường vào văn bản mời thầu và sẽ không chọn các nhà thầu không có phương án bảo vệ môi trường đạt yêu cầu theo Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường.
+ Trong quá trình thiết kế, mua sắm thiết bị, chủ đầu tư theo sát các yêu cầu bảo vệ môi trường và tuân thủ pháp lệnh về chuyển giao công nghệ của Nhà nước.
+ Tổ chức lao động và vệ sinh môi trường tốt để tránh gây ô nhiễm môi trường do công nhân và máy móc/ thiết bị gây ra.
+ Tổ chức giao thông tốt để hạn chế ảnh hưởng đến giao thông trên tuyến các tuyến đường liên xã.
+ Thu gom và xử lí các loại CTR, chất thải dầu mỡ phát sinh trong giai đoạn xây dựng.
+ Thực hiện các biện pháp giảm thiểu ảnh hưởng do tiếng ồn trong hoạt động sản xuất.
+ Quản lí, giáo dục tốt công nhân trong mối quan hệ với người dân địa phương nhất là đối với đồng bào dân tộc.
+ Chịu trách nhiệm với cơ quan quản lí môi trường của Nhà nước và chính quyền địa phương xã Yên Lạc về các vấn đề môi trường trong quá trình khai thác mỏ.
+ Ban quản lí khu mỏ phải đảm bảo thực hiện các biện pháp an toàn kỹ thuật trong khoan nổ mìn.
+ Phải thực hiện đầy đủ các nội dung đưa ra trong chương trình quản lí và giám sát môi trường.
+ Xây dựng và duy trì hoạt động liên tục hệ thống xử lí nước thải sinh hoạt, đảm bảo chất lương nước thải đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt (QCVN 14-2008/BTNMT)
+Thu gom và vận chuyển toàn bộ lượng phát thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình thực hiện dự án đến khu tập kết rác của huyện.
+ Thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn về nổ mìn cho khu vực mỏ.
+ Trồng và duy trì thảm thực vật với diện tích tối thiểu bằng 20% tổng diện tích mặt bằng nhà máy.
+ Thường xuyên thực hiện chương trình quan trắc giát sát chất lượng nước thải, chất thải.
+ Phối hợp chặt chẽ với cơ quan quản lí môi trường địa phương trong việc thanh tra, kiểm tra và giám sát môi trường.
+ Tổ chức thường xuyên công tác tuyên truyền giáo dục về ý thức, trách nhiệm về bảo vệ môi trường cho cán bộ công nhân tại khu mỏ
+ Thực hiện việc hỗ trỡ nhân dân xã Yên Lạc về xây dựng các công trình môi trường cho địa phương: Công trình nước sạch và vệ sinh môi trường, chương trình phục hồi môi trường, chương trình y tế cộng đồng nếu được UBND xã yêu cầu.
+ Chịu mọi trách nhiệm về đề vù thỏa đáng cho nhân dân địa phương và chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu gây ra các tác động xấu đến môi trường tự nhiên kinh tế xã hội đối với địa phương.
4.3.2.3. Giải pháp công nghệ kỹ thuật
a. Giải pháp công nghệ kỹ thuật xử lý ô nhiễm không khí do bụi.
Bụi và khí trong quá trình nổ mìn:
- Để hạn chế tác động của bụi phát sinh trong quá trình nổ mìn, doanh nghiệp phải thường xuyên phun nước trong khu vực mỏ và các tuyến đường nội mỏ với tần suất 2 lần/ngày. Công nhân trong mỏ phải được trang bị bảo hộ lao động tránh tiếng ồn và bụi.
- Áp dụng nổ mìn vi sai để giảm chấn động và tối ưu hóa kích cỡ quặng thu được từ nổ mìn.
Bụi từ khu vực chế biến đá
-Khu vực chế biến đá, các bãi chứa nguyên liệu được xây tường bao.
Các đống vật liệu được phủ bạt trong suốt quá trình lưu chữa tại bãi nhằm hạn chế phát thải bụi vào môi trường.
- Để hạn chế bụi trong khu vực chế biến, công nhân làm việc trực tiếp trong khu vực phải được trang bị bảo hộ lao động phù hợp ( như khẩu trang) nhằm hạn chế ảnh hưởng của bụi tới sức khỏe.
- Đầu tư hệ thống phun sương dạng hơi sương tại khu vực chế biến.
Bụi và khí từ các phương tiện vận chuyển
- Các phương tiện vận tải, các máy móc, thiết bị sử dụng cần được kiểm tra sự phát thải khí theo tiêu chuẩn Việt Nam đối với CO, Hydrocacbon và khói bụi (TCVN 6438 – 2001).
- Tất cả các phương tiện vận chuyển đá phải được trang bị bạt phủ kín khi lưu thông từ khu khai thác mỏ về khu chế biến và từ khu chế biến đi các nơi khác để ngăn ngừa phát tán bụi.