Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 22 - 25)

1.2. Một số nghiên cứu về tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở trên thế giới và Việt Nam

1.2.2. Một số nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng của học sinh trung học cơ sở tại Việt Nam

Nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy sự tăng trưởng giữa các vùng khác nhau đỉnh tăng trưởng cũng khác nhau. Đỉnh tăng trưởng trẻ gái đến sớm hơn 11-12 tuổi, đỉnh tăng trưởng của trẻ trai đến muộn hơn 13-14 tuổi. Đỉnh tăng trưởng liên quan đến tuổi dậy thì, thường diễn ra sau khi bắt đầu có dấu hiệu dậy thì và đến trước tuổi dậy thì hoàn toàn.

Không nhiều nghiên cứu ở Việt Nam, về tình trạng dinh dưỡng trẻ 11-14 tuổi vùng nông thôn Việt Nam trong khoảng chục năm gần đây, ngoài kết quả Tổng điều tra Dinh dưỡng (cân nặng, chiều cao). Một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ SDD đều ở ngưỡng rất cao ở trẻ lớp tuổi trung học cơ sở, điều đó thấy rằng tình trạng suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ trung học cơ sở vùng nông thôn là vấn đề rất cần quan tâm của cộng đồng không chỉ ở Việt Nam mà rất nhiều nước trong khu vực [20].

Kết quả nghiên cứu của Nguyễn Song Tú và Nguyễn Hồng Trường (2018) ở trẻ vị thành niên 11-14 tuổi tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú huyện Văn Chấn, Yên Bái cho thấy: Suy dinh dưỡng thể thấp còi chiếm tới 43,6% trong đó mức độ nặng là 13,8% và mức độ vừa là 29,8%); Tỷ lệ SDD

thấp còi dao động theo lứa tuổi, từ 43,6 % đến 46,4% (nam) và 39,2% - 46,6%

(nữ). Tỷ lệ SDD thấp còi cao nhất là trẻ dân tộc H’mông (71,2%) và tiếp theo là Dao (40,5%) [20]. Trường phổ thông dân tộc bán trú, nơi nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ trong chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ, do vậy việc nâng cao chất lượng bữa ăn và dinh dưỡng hợp lý có vai trò rất quan trọng trong chăm sóc sức khỏe, cải thiện dinh dưỡng cho trẻ tiền dậy thì và dậy thì.

Tầm vóc của con người được quyết định trong giai đoạn tăng trưởng, tức là trong khoảng 25 năm đầu đời trong đó tiền dậy thì là một trong giai đoạn rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì có thể đóng góp 15,0 - 25,0% chiều cao lúc trưởng thành của một cá thể [27].

Hiện nay, tỉ lệ thừa cân và béo phì trong nhóm trẻ vị thành niên Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh, đặc biệt ở khu vực nội thành các thành phố lớn [31]. Tại thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM), tỉ lệ thừa cân và béo phì trên học sinh từ 11 đến 14 tuổi đã tăng gấp đôi trong vòng 5 năm từ 13,7%

năm 2004 lên 27,5% năm 2009 [18], [52]. Thừa cân, béo phì - nhất là thừa cân/béo phì ở trẻ em và trẻ vị thành niên đang ngày càng là vấn đề đáng quan tâm ở các nước đang phát triển [14].

Theo nghiên cứu của Tăng Kim Hồng trong vòng 5 năm, tỷ lệ thừa cân tăng từ 12,5% trong năm 2004 lên 18,3% trong năm 2009 và tỷ lệ béo phì tăng từ và 1,7% lên 6,2% (p <0,001). Tỷ suất mới mắc tăng đều đặn từ 8,1% và 2,0%

vào năm thứ 2 lên 10,0% và 3,1% vào năm cuối. Sự gia tăng tình trạng thừa cân và béo phì ở trẻ nam cao hơn nhiều so với trẻ nữ (p<0,001) [16].

Tình trạng dinh dưỡng ở lứa tuổi này ngoài tình trạng thiếu cân thì tình hình thừa cân và béo phì đang tăng lên với một tốc độ báo động không những ở các nước phát triển mà cả ở các nước đang phát triển. Đây thực sự là mối đe dọa về sức khỏe tiềm ẩn trong tương lai. Ở các nước đang phát triển béo phì tồn tại song song với thiếu dinh dưỡng gặp nhiều ở thành phố hơn ở nông thôn. Theo kết quả nghiên cứu của Trần Thị Xuân Ngọc (2012), có biểu hiện

gánh nặng kép về tình trạng dinh dưỡng ở học sinh từ 6 - 14 tuổi tại trường tiểu học và trung học cơ sở của 14 quận/huyện của Hà Nội:

- Tỷ lệ thiếu dinh dưỡng: 9,1%; nam (10,2%), cao hơn nữ (7,4%); cao nhất ở nhóm 11 tuổi (15,4%), thấp nhất ở nhóm 7 tuổi (1,2%).

- Tỷ lệ thừa cân béo phì: 10,7%, nam (16,1%) cao hơn nữ (5,7%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (18,2%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (6,4%).

- Tỷ lệ béo phì: 3,0%, nam (4,9%) cao hơn nữ (1,2%); cao nhất ở nhóm 10 tuổi (5,9%), thấp nhất ở nhóm 14 tuổi (1,4%) [13].

Một nghiên cứu cắt ngang được tiến hành vào cuối năm 2010 nhằm đánh giá tình trạng dinh dưỡng ở trẻ em 11-14 tuổi ở 6 trường tại 2 quận trung tâm và ngoại thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu cho thấy cân nặng và chiều cao của cả học sinh nam và nữ quận trung tâm cao hơn một cách có ý nghĩa thống kê so với học sinh quận ngoại thành từ 3,7 đến 7,6 kg đối với học sinh nam và 2,2 đến 5,4 kg đối với học sinh nữ, và chiều cao cao hơn từ 2,4 đến 3,5 cm đối với học sinh nam và 1,3 đến 2,0 cm đối với học sinh nữ. Tỷ lệ thấp còi ở tất cả các độ tuổi của học sinh quận ngoại thành đều cao hơn so với học sinh quận trung tâm từ 2,8 đến 8,5% đối với nam và 2,9 đến 4,8% đối với nữ.

Tỷ lệ thừa cân - béo phì ở học sinh nam quận trung tâm cao hơn hẳn so với học sinh nam quận ngoại thành, tuy nhiên tỷ lệ này lại thấp ở học sinh nữ của cả 2 quận trung tâm và ngoại thành. Tốc độ tăng trưởng chiều cao ở nam học sinh quận trung tâm bắt đầu sớm hơn so với học sinh nam quận ngoại thành (11-12 tuổi so với 12-13 tuổi), trong khi đó học sinh nữ của cả 2 quận tăng trưởng chiều cao nhanh ở độ tuổi 11-12 [11].

Ở Việt Nam, thừa cân, béo phì đang tăng nhanh và trở thành vấn đề sức khoẻ cộng đồng của thế kỷ XXI. Tình trạng TC, BP ở trẻ em cũng ngày càng tăng, đặc biệt ở các thành phố lớn. Năm 2010, Tình trạng dinh dưỡng của học sinh trường tiểu học Kim Đồng qua khảo sát là suy dinh dưỡng chiếm 9,3%, bình thường là 56,7%, thừa cân là 20,3%, béo phì là 13,7% [1]. Kết quả

nghiên cứu của Đinh Quỳnh Ngọc (2019) tiến hành trên 404 học sinh trường THCS tại thành phố Hồ Chí Minh cho thấy: thừa cân và béo phì chiếm tỉ lệ 30,4%, tỉ lệ suy dinh dưỡng chiếm 3,3% [12]. Trẻ em bị thừa cân, béo phì sẽ có nguy cơ mắc các bệnh mạn tính không lây sau này ở tuổi trưởng thành như: tăng huyết áp, bệnh mạch vành, đái tháo đường, viêm xương khớp, sỏi mật, gan nhiễm mỡ và một số bệnh ung thư làm giảm chất lượng cuộc sống và giảm tuổi thọ nếu không được điều trị kịp thời [27].

1.3. Một số nghiên cứu về khẩu phần ăn của học sinh trung học cơ sở trên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 22 - 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)