Tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 68)

Tổng số học sinh điều tra của ba trường là 663 học sinh, trong đó ở cả ba trường đều có số lượng học sinh nữ nhiều hơn ở nam giới. Tại trường phổ thông dân tộc nội trú huyện Hoà An số học sinh nữ là 147 chiếm tỷ lệ 68,1%

trong khi số học sinh nam tham gia nghiên cứu là 69 chiếm tỷ lệ 31,9%.

Trường PTDTNT huyện Thông Nông có 148 học sinh nữ chiếm tỷ lệ 63,5%

và 85 học sinh nam tham gia nghiên cứu chiếm tỷ lệ 36,5%. Tỷ lệ số học sinh nữ và nam tham gia nghiên cứu ở trường PTDTNT huyện Hà Quảng lần lượt là 137 học sinh nữ (64,0%) và 77 học sinh nam (36,0% ). Đa số học sinh điều tra ở độ tuổi 11 đến 14, dao động từ 21,3% đến 26,4%, học sinh lứa tuổi 15 chiếm tỷ lệ thấp (2,0%) (bảng 3.1).

Phần lớn các học sinh của ba trường PTDTNT nội trú thuộc 3 huyện của tỉnh Cao Bằng đều là người dân tộc Tày và Nùng. Trường PTDTNT huyện Hoà An có số lượng học sinh thuộc dân tộc Tày chiếm số lượng cao nhất (49,1%), trong đó tại trường PTDTNT huyện Thông Nông và trường PTDTNT thuộc huyện Hà Quảng số học sinh dân tộc Nùng chiếm số lượng cao hơn các học sinh dân tộc khác, với tỷ lệ lần lượt là 39,5% và 64,5% (bảng 3.2).

Kết quả ở bảng 3.3 cho thấy, học sinh trường PTDTNT thuộc huyện Thông Nông có cân nặng trung bình chung cao hơn so với học sinh trường PTDTNT huyện Hoà An và huyện Hà Quảng. Học sinh nữ có cân nặng trung bình cao hơn học sinh nam ở hầu hết các độ tuổi của 3 trường.

Kết quả ở bảng 3.4 cho thấy, nam giới ở độ tuổi 11, 12 và 15 thấp hơn so với cân nặng của nữ giới, ngược lại, ở độ tuổi 13 và 14 tuổi có cân nặng cao hơn so với nữ giới, tuy nhiên sự khác biệt về cân nặng của nam và nữ không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05.

Tầm vóc của con người được quyết định trong giai đoạn tăng trưởng, tức là trong khoảng 25 năm đầu đời trong đó tiền dậy thì là một trong giai đoạn rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì có thể đóng góp 15 - 25% chiều cao lúc trưởng thành của một cá thể [27].

Chiều cao trung bình của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông cao hơn so với chiêu cao trung bình của học sinh 2 trường PTDTNT thuộc huyện Hoà An và huyện Hà Quảng (bảng 3.4).

Tại trường PTDTNT huyện Hoà An và Thông Nông, học sinh ở lứa tuổi 11 và 12 tuổi, nữ giới có chiều cao nhỉnh hơn so với nam giới, nhưng bước sang 13 đến 15 tuổi, chiều cao của nam giới đã tăng cao hơn so với nữ giới. Xu hướng này cũng gặp tương tự ở lứa tuổi 11 đến 14 tại trường PTDTNT thuộc huyện Hà Quảng, tuy nhiên ở lứa tuổi 15, nữ giới có chiều cao trung bình cao hơn nam giới với các số liệu lần lượt là 162,2  6,0 cm và 157,2  1,2 cm (bảng 3.5).

Chiều cao trung bình chung của học sinh tại 3 trường PTDTDNT tăng dần theo tuổi, với chiều cao trung bình chung là 147,7  8,5cm. Ở lứa tuổi 11- 12, học sinh nữ có sự tăng trưởng về chiều cao sớm, tăng mạnh (mỗi năm tăng trung bình 4,2 cm/năm), nhưng khi bước sang 13 đến 15 tuổi chiều cao của nam giới có xu hướng tăng cao hơn đáng kể khi so sánh với số liệu này ở nữ giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.6).

Nhìn chung chỉ số BMI của học sinh trường THCS dân tộc nội trú thuộc huyện Thông Nông cao hơn số liệu của hai trường còn lại ở cả hai giới cũng như ở các lứa tuổi, tiếp đến là chỉ số BMI chung của trường PTDTNT

thuộc huyện Hà Quảng. Chỉ số BMI đều có xu hướng tăng dần theo lứa tuổi ở cả ba trường điều tra (bảng 3.7).

Chỉ số BMI chung của học sinh tham gia nghiên cứu tăng dần theo độ tuổi từ 17,0  2,3 kg/m2 ở nhóm tuổi 11 lên đến 19,9  1,7 kg/m2 ở lứa tuổi 15.Chỉ số BMI khác nhau ở nam và nữ, nữ có xu hướng có BMI cao hơn nam giới, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 (bảng 3.8).

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi tương đương với kết quả nghiên cứu của Lại Thế Việt Anh (2013): chiều cao và cân nặng của trẻ tăng dần theo tuổi ở cả hai giới. Cân nặng trung bình của học sinh trường nội thành cao hơn học sinh trường ngoại thành Hà Nội ở tất cả các lứa tuổi một cách có ý nghĩa thống kê với p < 0,05. Ở cùng nhóm tuổi chiều cao của học sinh trường nội thành cao hơn học sinh trường ngoại thành có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 trừ lứa tuổi 10 tuổi ở nữ thì sự khác biệt về chiều cao không có ý nghĩa [2].

Kết quả nghiên cứu trên của chúng tôi cũng tương đồng với kết quả nghiên cứu của Lưu Phương Dung và CS (2017) thực hiện trên 12208 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9 tại 38 trường trung học cơ sở trên địa bàn Hà Nội với cân nặng trung bình chung của học sinh tham gia nghiên cứu là 43,6  10,8 kg và cân nặng trung bình trong nghiên cứu cũng có xu hướng tăng dần theo tuổi [4].

Kết quả nghiên cứu gần đây về tình trạng dinh dưỡng trên cùng nhóm đối tượng nghiên cứu tại Hà Nội gần như tương đương với kết quả của chúng tôi. Với chiều cao trung bình chung của học sinh trung học cơ sở tại Hà Nội là 151,7  7,4cm, chiều cao trung bình của nam và nữ giới lần lượt là 152,5  8,8cm và 155,2  5,8cm [4].

Từ số liệu trên có thể thấy để đạt mục tiêu “Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011-2030” với mục tiêu đến năm 2030 chiều cao trung bình của nam thanh niên Việt Nam sẽ từ 168,5cm và nữ giới là từ 157,5cm không phải là khó [4].

So sánh với kết quả nghiên cứu trên cùng đối tượng của Lưu Phương Dung và cộng sự (CS) năm 2017 tại Hà Nội thì tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với tỷ lệ này ở Hà Nội (7,6%), tỷ lệ thừa cân (7,7%) và béo phì (2,4%) ở học sinh tại Cao Bằng thấp hơn rất nhiều so với 15,3% và 5,5% học sinh tại thành phố Hà Nội bị thừa cân, béo phì [4]. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cũng có tỷ lệ thừa cân, béo phì thấp hơn so với các tỷ lệ học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh bị suy dinh dưỡng (7,4%), thừa cân (15,7%), béo phì (6,8%) trong nghiên cứu của Trần Thị Minh Hạnh (2012) [8]. Điều này có thể giải thích do thời điểm nghiên cứu và điều kiện kinh tế xã hội khác nhau. Cao Bằng là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc, điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn so với các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh.

Kết quả nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ học sinh bị suy dinh dưỡng thể thấp còi mức độ vừa chiếm tỷ lệ cao 13,6%, trong khi đó suy dinh dưỡng mức độ vừa chỉ chiếm tỷ lệ 2,9%. Tình trạng suy dinh dưỡng của 3 trường gần như tương đồng nhau, không có sự chênh lệch đáng kể (bảng 3.9).

Tỷ lệ số học sinh dân tộc thiểu số bị suy dinh dưỡng thể thấp còi chung của 3 trường là 16,5%, trong đó không có sự khác biệt giữa tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở hai giới với p > 0,05 (biểu đồ 3.1)

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi ở nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn nhiều so với tỷ lệ này nghiên cứu ở 1472 trẻ tại 5 trường phổ thông dân tộc bán trú tại Yên Bái năm 2017 là 43,6% [20]. Số kinh phí mà học sinh dân tộc bán trú được Nhà nước hỗ trợ trong chăm sóc và nuôi dưỡng thấp hơn hẳn so với các học sinh dân tộc nội trú (được hỗ trợ 80% mức lương cơ bản), cộng hưởng điều kiện kinh tế gia đình khó khăn và khu vực sống xa trung tâm hơn so với học sinh dân tộc nội trú, những lý do này tác động khá nhiều tới tình trạng dinh dưỡng của học sinh dân tộc bán trú. Độ tuổi 11 - 14 tuổi thuộc giai đoạn tiền dậy thì và dậy thì, trong số những yếu tố môi trường có ảnh hưởng

đến sự tăng trưởng và phát triển của trẻ thì yếu tố dinh dưỡng luôn được đánh giá quan trọng hàng đầu [20].

Kết quả ở bảng 3.10 trong nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (BMI/tuổi) của học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT huyện Hoà An chiếm 7,4% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 8,3%.

Tỷ lệ suy dinh dưỡng của học sinh không có sự khác biệt nhiều ở các độ tuổi.

Ở độ tuổi 12, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm (8,3%) chiếm cao nhất và thấp nhất ở độ tuổi (5,8%).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh trường PTDTNT huyện Thông Nông chiếm 6,0% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 10,7%. Nam giới (9,4%) có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn nữ giới (4,1%). Tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất ở độ tuổi 12 (8,8%), tiếp đến là độ tuổi 11 (7,7%), 13 (6,1%), 14 (3,2%) và độ tuổi 15 không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng. Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (15,3%) cũng cao hơn nữ giới (8,1%). Ở độ tuổi 13 có tỷ lệ học sinh thừa cân, béo phì (18,2%) cao nhất, độ tuổi 15 không có học sinh nào bị thừa cân, béo phì (bảng 3.11).

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm của học sinh dân tộc thiểu số trường PTDTNT huyện Hà Quảng chiếm 5,1% và tỷ lệ thừa cân, béo phì chiếm 11,2%. Độ tuổi 14 có tỷ lệ suy dinh dưỡng cao nhất (7,8%) và độ tuổi 15 không có học sinh nào bị suy dinh dưỡng.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì ở nam giới (11,7%) và nữ giới (10,9%) tương đương nhau. Tỷ lệ thừa cân, béo phì của học sinh ở độ tuổi 15 chiếm cao nhất (20,0%), thấp nhất ở độ tuổi 14 (5,9%) (bảng 3.12).

Kết quả biểu đồ 3.2 cho thấy, tỷ lệ suy dinh dưỡng thể gày còm chung của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường là 6,2%. Học sinh nam có tỷ lệ suy dinh dưỡng (8,2%) cao hơn nữ giới (5,1%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05).

Kết quả nghiên cứu này của chúng tôi cao hơn kết quả nghiên cứu của Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013), có 126 trẻ bị suy dinh dưỡng thể gày còm trong tổng số 3013 trẻ nội thành và ngoại thành Hà Nội chiếm 4,2% [11].

Điều này có thể giải thích, đối tượng nghiên cứu của chúng tôi là trẻ người dân tộc thiểu số và sống ở tỉnh thuộc khu vực miền phía Bắc vì vậy điều kiện kinh tế khó khăn cũng như điều kiện chăm sóc về dinh dưỡng hạn chế hơn so với những trẻ sống ở Hà Nội.

Tỷ lệ thừa cân, béo phì chung của học sinh dân tộc thiểu số là 10,1% trong đó. Học sinh nam có tỷ lệ thừa cân (8,2%), béo phì (3,9%) cao hơn học sinh nữ (7,4% và 1,6%), tuy nhiên sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05) (biểu đồ 3.2).

Có nhiều nguyên nhân gây TC, BP nhưng chủ yếu là ăn uống không hợp lý (thức ăn nhanh, nước ngọt, bánh ngọt, bim bim…) và ít vận động. Thời gian hoạt động thể lực trong ngày của trẻ em đang giảm trong khi thời gian tĩnh tại (gồm chơi game, xem TV, học thờm…) lại tăng một cỏch rừ rệt. Ngoài ra, những trẻ có bố mẹ bị TC, BP có nguy cơ bị TC, BP cao hơn những trẻ có bố mẹ không bị TC, BP. Hơn nữa, ở độ tuổi 11 - 14 là độ tuổi dậy thì có tác động trực tiếp đến chiều cao và cân nặng của trẻ [36].

Kết quả nghiên cứu so sánh tỷ lệ thừa cân, béo phì đánh giá bằng chuẩn BMI theo tuổi của WHO và điểm cắt BMI theo IOTF của tác giả Tăng Kim Hồng (2012) cũng cho thấy tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ nam (21,9% trẻ thừa cân, 3,5% trẻ béo phì cao hơn trẻ nữ (9,3% trẻ thừa cân, 1,6% trẻ bị béo phì) [17]. Kết quả nghiên cứu của tác giả Nguyễn Lân và Trịnh Bảo Ngọc (2013) cũng cho kết quả tương tự, tỷ lệ thừa cân, béo phì ở trẻ nam độ tuổi từ 11-14 cao hơn trẻ nữ. Điều này có thể giải thích rằng, có sự khác biệt trong hoạt động thể lực và thói quen ăn uống. Hơn nữa trẻ nữ ở độ tuổi này thường quan tâm đến vóc dáng hơn trẻ nam [11].

4.2. Khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại 3 trường phổ thông dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tình trạng dinh dưỡng và khẩu phần ăn của học sinh dân tộc thiểu số tại ba trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh cao bằng​ (Trang 62 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)