Đầu tư trực tiếp 1 Lĩnh vực đầu tư

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” docx (Trang 26 - 32)

II. QUAN HỆ KINH TẾ VIỆT NAM – EU 1.Thương mại

2. Đầu tư trực tiếp 1 Lĩnh vực đầu tư

Các nước thuộc liên minh Châu Âu đã đầu tư vào Việt Nam từ những ngày đầu nước ta ban hành Luật Đầu tư nước ngoài (12/1987). Hiện nay (tính đến năm 2010) thì hều hết các nước của liên minh Châu Âu, gồm 10/15 nước trừ Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hy Lạp và Ireland. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, khoảng từ năm 2008-2010, quan hệ hợp tác đầu tư giữa Tây Ban Nha và Việt Nam đã có bước phát triển. Theo thống kê của bộ kế hoạch và đầu tư (tính đến năm 2000), các nước thuộc liên minh Châu Âu đã có 317 dự án đầu tư trực tiếp được cấp giấy phép với số vốn đầu tư đăng ký là hơn 5.356 triệu USD. Hiện nay các nước EU còn 240 dự án đang hoạt động, với vốn đăng ký là hơn 4.419 triệu USD, chiếm 10,3% về số dự án và 12,4% về tổng số vốn đầu tư của 59 nước và vùng lãnh thổ đầu tư tại Việt Nam. Đầu tư của các nước EU được xếp theo thứ tự như trong bảng số liệu sau:

Bảng thống kê các dự án đầu tư của EU đã cấp phép (tính tới ngày 28/02/2000)

Đơn vị: 1.000.000 USD

T T

Níc ®Çu t DA

% so

v i Sớ Tổng V§T

% so

v i Sớ Vèn P§ Vèn

TH VTH

V§T

1 Pháp 141 44,48 2.171,8 40,55 1.270,8 587,5 0,27

2 LH Anh 39 12,30 1.299,8 24,27 938,4 923,3 0,71

3 Hà Lan 46 14,51 859,6 16,05 611,5 674,5 0,78

4 CHLB Đức 37 11,67 374,5 6,99 143,2 107,6 0,29

5 Thuỵ Điển 8 2,52 372,8 6,96 357,8 99,9 0,27

6 Đan Mạch 6 1,89 112,5 2,10 70,0 51,3 0,46

7 Bỉ 12 3,79 66,8 1,25 26,5 79,2 1,19

8 Italia 13 4,10 63,0 1,18 22,3 25,2 0,40

9 Luxembourg 10 3,15 30,0 0,56 13,9 11,4 0,38

10 Bồ Đào Nha 4 1,26 5,35 0,10 2,8 2,3 0,43

11 PhÇn Lan 1 0,32 0,08 0,002 0,08 - - Tổng khối EU 317 100 5.356,2 100 3.457,1 2562,3 0,48 Tỷ trọng EU/Tổng

số FDI vào VN 10,9% 12,7% 17,7% 14,9%

Tổng số FDI vào

VN 2.906 42.242,3 19.523,5 17.150,

3 0,41

Theo bảng thống kê trên, ta nhận thấy hai nước Anh và Pháp có tổng số vốn đầu tư và dự án đầu tư nhiều nhất, và Áo là nước có số vốn và dự án đầu tư ít nhất, còn Phần Lam chỉ có duy nhất một dự án đầu tư xây dựng căn hộ thuê tại Hà Nội, tuy nhiên đã bị rút giấy phép do không tiến hành triển khai.

Năm 2010, EU có 7 quốc gia và vùng lãnh thổ có dự án đầu tư FDI đăng ký mới vào Việt Nam với 58 dự án và 4,5 tỉ USD, chiếm 26,2% số vốn FDI cả năm và bằng 77,6% năm 2009 (5,8 tỉ USD). Do có ưu thế về công nghệ, máy móc hiện đại, chuyên gia, kỹ thuật viên giỏi, có nhiều kinh nghiệm, các nhà đầu tư EU đã góp phần tích cực trong việc tạo ra một số ngành mới và sản phẩm mới có hàm lượng công nghệ cao trong ngành công nghiệp và xây dựng. Năm 2010, các doanh nghiệp đầu tư từ EU đã quan tâm hơn tới các ngành dịch vụ như viễn thông, tài chính, văn phòng cho thuê, bán lẻ, bất động sản, tài chính ngân hàng, bảo hiểm… Các tập đoàn lớn của EU đều đã có mặt tại Việt Nam và đang hoạt động hiệu quả như Shell (Anh), Siemens (Đức), Alcatel (Pháp), BP (Anh), Total Elf Fina (Pháp), Daimler (Đức)…

Tính từ lúc bắt đầu đến nay các doanh nghiệp EU đã đầu tư vào Việt Nam khoảng 500 dự án với tổng số vốn đăng ký đạt khoảng 7 tỷ USD. Cùng với tăng dự án và vốn đầu tư trực tiếp FDI, các doanh nghiệp thuộc các nước EU còn mở rộng hình thức hợp tác liên doanh, liên kết kinh tế trên nhiều lĩnh vực. Năm 2010, nhiều tập đoàn kinh tế lớn, các doanh nghiệp của EU đã mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế với các doanh nghiệp Việt Nam. Điển hình là các tập đoàn vận tải biển và kinh doanh tàu vận tải biển nổi tiếng ở châu Âu... đã ký kết với Tập đoàn công nghiệp đóng tàu thuỷ Việt Nam đóng mới các tàu biển chở hàng, công suất lớn, trị giá hàng tỉ USD. Các hình thức liên kết kinh tế khác như gia công hàng dệt may, sản xuất chế biến sữa, đồ uống rượu, bia, nước giải khát, dược phẩm, dụng cụ y tế, thực phẩm cao cấp, ngân hàng, bảo hiểm... năm 2010 cũng không ngừng mở rộng nhằm tận dụng lợi thế về nguyên liệu và nhân công rẻ của các doanh nghiệp Việt Nam với máy móc, thiết bị và công nghệ hiện đại, chuyên gia lành nghề của các doanh nghiệp EU.

Quan hệ hợp tác kinh tế của EU với Việt Nam năm 2010 còn phát triển trên lĩnh vực viện trợ phát triển. Tổng số vốn ODA của EU dành cho Việt Nam năm 2010 lên tới 1,0 tỉ USD, đứng thứ 2 sau Nhật Bản. EU là nhà viện trợ không hoàn lại lớn nhất của Việt Nam

năm 2010 thông qua nhiều dự án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo, bảo vệ môi trường sinh thái, phủ xanh đất trống đồi núi trọc, nâng cấp kết cấu hạ tầng miền núi, giáo dục đào tạo, y tế và các chương trình phát triển xã hội khác. Nhiều dự án hỗ trợ thuộc nhiều lĩnh vực kinh tế của các nước như Đan Mạch, Hà Lan, Thụy Điển, Pháp, Đức, đã phát huy tác dụng tích cực và hiệu quả trong năm 2010 và các năm tới.

Kết quả hoạt động trong các lĩnh vực đầu tư và hỗ trợ vốn ODA năm 2010 đã nâng quan hệ kinh tế Việt Nam - EU lên tầm cao mới, góp phần quan trọng vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, đồng thời biến EU trở thành đối tác chiến lược trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, so với tiềm năng và thế mạnh của EU, những kết quả đó còn khiêm tốn và chưa đều. Cơ cấu vốn FDI cũng không đồng đều, trong đó chủ yếu là Hà Lan và các Quần đảo thuộc Anh, còn lại của 20 nước không có dự án đầu tư mới.

Việc các nhà đầu tư EU tham gia đầu vào Việt Nam là cơ hội tốt để Việt Nam có thể mở thị trường, phát triển nền kinh tế, vì :

 Việt Nam là một thị trường có nhiều tiềm năng, dân số đông (hơn 80 triệu dân), nền kinh tế đang trong quá trình phát triển với các chính sách, chiến lược công nghiệp hoá hiện đại hoá, nhu cầu tiêu dùng về tư liệu sản xuất cũng như nhu cầu sinh hoạt không ngừng tăng lên. Bên cạnh đó, người Việt Nam với trình độ giáo dục khá tốt, sự tinh tế, khả năng ứng xử và bàn tay khéo léo sẽ đem lại một nguồn lực dồi dào, kèm theo đó là một thị trường lao động tương đối rẻ và ổn định. Thêm vào đó là tài nguyên thiên nhiên đa dạng, phong phú.

 Tình hình chính trị trong nước ổn định, trật tự an toàn xã hội đảm bảo tuy còn nhiều tệ nạn, nhưng Chính phủ cũng có những biện pháp để xoá bỏ. Đồng thời sửa đổi và ban hành Luật Đầu tư Nước ngoài với nhiều điểm mới nhằm thu hút, khuyến khích đầu tư vào những lĩnh vực cụ thể. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng có những chính sách phát triển kết cấu hạ tầng.

 Sau nhiều năm mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, Việt Nam đã bắt đầu có được những kinh nghiệm của cơ chế thị trường, và nó ngày càng hoạt động mạnh mẽ hơn, từng bước từng bước động bộ và vững chắc hơn.

 Đặc biệt là quan hệ giữa Việt Nam và từng nước EU đã có từ lâu, và cho tới ngày nay thì quan hệ song phương này cũng như đa phương giữa Việt Nam và EU đã tăng cường mạnh mẽ.

Chính vì thế mà luồng đầu tư vốn FDI của EU vào Việt Nam ngày càng tăng lên với nhiều nước EU đầu tư hơn. Khi mới bắt đầu mở cửa thì chỉ có Đan Mạch, Pháp, CHLB Đức, và Thuỵ Điển, thì bây giờ các nước khác đã lần lượt đi vào đầu tư ở thị trường Việt Nam.

Các luồng FDI của EU đầu tư vào Việt Nam chủ yếu vào các hoạt động xây dựng và bất động sản, ngoài ra cũng có một vài dự án về khai thác đá quý, chế tạo kim cương như dự án của Bỉ. Bên cạnh đó, một phần vốn cũng được đầu tư vào các ngành công nghiệp chế biến, và một số ngành nghề mới ở nước ta hiện nay như những ngành về năng lượng(dự án của Hà Lan), ngành dầu khí(dự án của Anh), ngành bưu chính viễn thông (dự án của Thuỵ Điển) những ngành đòi hỏi công nghệ kỹ thuật cao, hiện đại, cùng với đội ngũ chuyên môn nghiệp vụ vô cùng xuất sắc. Đó là những ngành mạnh mà ta cần phải đầu tư để làm bước đi cho công cuộc công nghiệp hoá hiện đại hoá mà ta đang làm. Sau đây là bảng số liệu về FDI của EU phân theo ngành tính đến ngày 28/02/2000 của Bộ kế hoạch và đầu tư.

Bảng đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam phân theo ngành (Từ 01/01/1998 đến 31/12/1999)

Đơn vị: 1.000.000 USD TT Chuyên

ngành

Số DA % so với S

Tổng VĐT

% so với S

Vốn TH

% VTH V§T 1 CN nặng 55 22.92 633,1 14.33 162.3 25.64

2 CN DK 7 2.92 292,1 6.61 649.4 222.30

3 CN nhẹ 33 13.75 86,5 1.96 55.7 64.40

4 CN TP 16 6.67 299,7 6.78 120.0 40.05

5 N – LN 26 10.83 578,2 13.08 194.4 33.63 6 KS – DL 17 7.08 407,2 9.21 182.8 44.90

7 Dịch vụ 22 9.17 98,5 2.23 6.9 7.05

8 XD VPCH 8 3.33 234,3 5.30 63.0 26.91

9 GTVT – BĐ 13 5.42 1,318,9 29.84 166.5 12.62

10 Xây dựng 17 7.08 177,8 4.02 16.0 9.01

11 VH - Y tế - GD

15 6.25 54,3 1.23 20.7 38.16

12 TC – NH 9 3.75 172,1 3.89 165.1 95.95

13 Ngành khác 1 0.83 26,4 1.52 51.7 77.08

Tổng 240 100 4.379,8 100 1,854.7 41.96 2.2Hình thức đầu tư

Về hình thức đầu tư thì cũng như hầu hết các nước khác đầu tư vào Việt Nam, các dự án FDI của EU với Việt Nam đa phần là liên doanh ( 122 dự án đang hoạt động chiếm 56,5% số dự án đang hoạt động và 40,2% tổng số vốn đầu tư đăng ký của EU). Các công ty của EU đã có một vài hình thức đầu tư hợp doanh với Việt Nam với số vốn rất lớn, chỉ có 24 dự án hợp doanh thì có tới 1.865,5 triệu USD vốn đầu tư - chiếm tới 43,9% (bình quân một dự án là 77,73 triệu USD) đó là điều khác biệt so với khu vực hay các nước đầu tư khác, trong khi đó vốn 100% lại chiếm không đáng kể nếu so với bình quân một dự án.

Sau đây là số dự án FDI đã cón hiệu lực của EU vào Việt Nam và sơ đồ minh hoạ tỷ lệ đầu tư trực tiếp của EU vào Việt Nam xét theo tỷ lệ vốn so với tổng số FDI vào Việt Nam, từ đó chúng ta có thể thấy được việc EU đầu tư vào Việt Nam là động lực, cơ hội tốt để chúng ta có thể từng bước phát triển.

Bảng thống kê các dự án EU đang còn hiệu lực (tình đến ngày 25/02/2000)

Đơn vị: USD

TT Nớc đầu t Số DA Tổng vốn đầu t Vốn pháp

định Vốn thực hiện

1 Pháp 104 1.792.421.579 1.136.588.39

9

486.652.782

2 LH Anh 28 1.046.544.683 717.455.926 636.220.242

3 Hà Lan 37 579.406.886 368.135.157 406.879.238

4 CHLB Đức 7 370.825.840 355.755.840 98.592.815

5 Thuỵ Điển 28 354.655.641 130.424.033 106.401.745

6 Đan Mạch 4 105.185.840 66.303.000 51.273.000

7 Bỉ 12 61.921.775 21.917.754 25.199.944

8 Italia 6 40.683.000 15.776.330 26.746.429

9 Luxembourg 9 22.385.324 8.309.400 3.865.177

10 áo 4 5.345.000 2.755.000 2.295.132

Tổng khối EU 239 4.419.782.221 2.824.440.83

9 1.854.698.016

Tỷ trọng EU/Tổng số

FDI vào Việt Nam 10,21% 12,4% 17,6% 12,0%

Tổng số 2.340 35.778.234.977 16.145.912.6

88 15.457.666.825

10,3%

89,7%

Phần còn lại EU

tỷ lệ FDI của EU so với các nước vào Việt Nam

Theo lời của ông Wiesner – Phó Đại sứ, Đại diện lâm thời Phái đoàn EU tại Việt Nam khi trả lời phóng vấn: “Việt Nam cần có chiến lược như thế nào để thu hút đầu tư của EU cũng như các nhà tài trợ quốc tế để hội nhập mạnh mẽ hơn vào nền kinh tế thế giới”, ông đã trả lời:

 Việt Nam cần đẩy mạnh cải thiện vai trò nhà nước pháp quyền trong lĩnh vực kinh tế, tạo khung pháp lý với môi trường đầu tư hấp dẫn. Tôi hoan nghênh Việt Nam đang soạn thảo để có thể đưa vào áp dụng Luật Đầu tư chung và Luật Doanh nghiệp thống nhất.

 Việt Nam cần đẩy mạnh hoạt động của hệ thống tòa án thương mại, đầu tư; tăng cường cơ chế cho sự hành nghề của các luật sư để đối phó với các vụ án kinh tế.

Nhiệm vụ quan trọng trước mắt khác của Việt Nam là phải đẩy mạnh cải cách doanh nghiệp nhà nước; đồng thời, đẩy mạnh cải cách hệ thống ngân hàng, thị trường chứng khoán để các doanh nghiệp nước ngoài dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn. Làm tốt công tác này, chắc chắn sẽ tạo luồng sinh khí mới trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và tạo sân chơi bình đẳng giữa các doanh nghiệp tư nhân và doanh nghiệp nhà nước, giữa doanh nghiệp nước ngoài với doanh nghiệp trong nước.

Với kết quả đã đạt được trong năm 2010 và những yếu tố thuận lợi trong năm nay, dự báo tốc độ tăng trưởng thương mại Việt Nam - EU năm 2011 sẽ đạt tăng 10%-15%, vốn FDI tăng 15-20%./.

III.ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT

Một phần của tài liệu Báo cáo: “Phân tích mối liên hệ kinh tế giữa Viêt Nam với EU” docx (Trang 26 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(42 trang)
w