Năng lực sáng tạo văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 60 - 67)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC

2.1. Năng lực văn học của bạn đọc học sinh- tiền đề để dạy học tác

2.1.3. Năng lực sáng tạo văn học

Lòng say mê văn học là một dấu hiệu đặc trưng của năng khiếu và tài năng văn học, thường gặp ở những trẻ em yêu thích văn học cũng như những nhà văn tài năng. Tuy người có năng khiếu và tài năng thì nhất định là có lòng say mê nhưng say mê đọc sách chưa hẳn là có năng khiếu và tài năng văn học.

M. Gorki đã từng chê trách những người đọc sách chỉ để săn tìm cốt truyện như

“cá sấu nuốt chữ”; hay trường hợp một số học sinh tuy học lớp chuyên văn nhưng sau lại chọn nghành nghề khác theo sự tính toán hơn thiệt khá chặt chẽ.

Ngược lại, một số nhà văn như Ý Nhi, Nguyễn Mạnh Tuấn khi học phổ thông hay đại học chưa tỏ ra có năng khiếu sáng tác nhưng về sau là những cây bút có tài hoặc những trường hợp hồi nhỏ tuy rất tài năng nhưng sau lại không tỏ ra

xuất sắc. Như vậy từ lòng say mê văn học đến tài năng văn học có những khoảng cách rất dài, nhiều khi không xóa bỏ được. Lòng say mê và cả năng khiếu văn chương muốn đến được độ tài năng nhiều hay ít, đều phải trải qua con đường rèn luyện năng lực văn chương. Bản thân lòng say mê hay năng khiếu chưa phải là tài năng và cũng chưa phải là dấu hiệu của năng lực văn. Cho nên tuy lòng say mê văn và năng khiếu là những dấu hiệu, những tiền đề tâm lý rất quan trọng nhưng đó chưa phải là những yếu tố hợp thành cấu trúc năng lực sáng tác văn chương.

2.1.3.2. Năng lực phát triển về cảm xúc nhân văn và thẩm mĩ

Yêu cầu phát triển về cảm xúc trong tiếp nhận văn học là vấn đề thuộc phạm trù bản chất cũng như quy luật của sáng tác văn học. Xét cho cùng thì văn chương là cuộc sống của con người, người cầm bút mà khng chay bỏng tình yêu với con người và cuộc đời thì sao có thể sản sinh ra được những con chữ đến được với lòng người. Thiên tài bao giờ cũng là những con người nhạy cảm, sâu sắc với số phận con người. Không có trái tim nhạy cảm làm sao Nguyễn Du có thể gửi lòng mình vào “Độc tiểu thanh kí”, “Văn tế thập loại chúng sinh” với lũng yờu thương xút xa từng khiếp sinh linh trong cừi đời trầm luõn? Khụng cú một tâm hồn nhạy cảm với những kiếp người đâu đớn, tủi nhục như Phăngtin, Codet, Giăng Van Giăng thì sao V. Huygô có thể để lại một kiệt tác văn chương bất hủ? Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã nhấn mạnh đến vai trò cực kì quan trọng của khả năng cảm xúc trong đời sống mỗi con người cũng như mỗi nhà văn: “Và bất cứ một người nào trong các nhà văn lớn tuổi chúng tôi, nếu đánh mất hết cái khả năng ấy thì những trang viết cũng trở nên cằn cỗi cứ trơ ra như một tấm chăn dạ hết tuyết, chỉ còn có cách bỏ bút, bỏ nghề… Và trong đời viết văn của tôi chắc hẳn có không ít chuyện chỉ là sự thức dậy của thế giới cảm xúc thời thơ ấu… Các em đang cất giữ ngay trong tâm hồn mình một kho báu vô tận mà các nhà văn đang nơm nớp sợ đánh mất”[14, tr. 208]. Đây là ý kiến được

nhiều nhà văn, nhà thơ như Huy Cận, Xuân Diệu, Nguyễn Đình Thi nhất trí khi nói đến cảm xúc như một nhu cầu thanh xuân hóa tâm hồn người sáng tác. Căn cứ vào lý luận văn chương cũng như thực tiễn kinh nghiệm sống và viết văn của các nhà văn, nhà thơ, chúng ta nhận thấy sự phát triển cảm xúc, tình cảm nhân văn là tiền đề tâm lý cũng như nội dung sáng tạo của tiếp nhận và sáng tác văn thơ.

Trên đây, chúng ta đã nói đến tình cảm nhân văn như một khả năng không thể thiếu được ở con người nhà văn, nhưng ngược lại trong văn chương tình cảm con người không đồng nhất với tình cảm, cảm xúc thẩm mĩ. Nhà thơ Xuân Diệu đã từng viết: “Khi tôi nói xúc cảm, tôi không chỉ nói rung động tình cảm mà thôi. Bởi vì người ta có thể rung động rất nhiều, thiết tha chân thành đến ứa lệ nhưng ra nước mắt chưa hẳn đã ra thơ…” [14, tr. 211]. Hay khán giả xem kịch đều có muôn vàn biểu hiện khác nhau. Trong hoạt động sáng tạo cũng như hoạt động tiếp nhận, thưởng thức văn học bao giờ cũng có sự phân biệt những tình cảm nhân văn hiện thực với tình cảm thẩm mĩ. Đối với sáng tác văn học, người nghệ sĩ hơn ai hết phải bồi dưỡng, phát triển không ngừng vốn tình cảm thẩm mĩ thì mới mong sáng tạo được những tác phẩm đẹp và hay. Có hiểu biết sâu sắc về con người và cuộc đời, có những rung cảm nhạy bén trước thân phận con người thì mới có được tiền đề tạo nên nội dung nhân văn cho sáng tác, song những cảm xúc đó lại cần nâng lên một trình độ phát triển cao hơn của những xúc cảm, tình cảm thẩm mĩ. Chỉ như vậy tác phẩm mới vượt qua được giới hạn của những ghi chép, những ghi nhận trực tiếp về cảnh đời và số phận con người để có sức lay động sâu sa hơn.

2.1.3.3. Năng lực tưởng tượng sáng tạo

Chúng ta đã tìm hiểu sự cần thiết đến như thế nào của năng lực tưởng tượng tái hiện đối với người tái hiện thì đối với người sáng tác năng lực tưởng tượng sáng tạo có vai trò mật thiết. M.Gorki đã viết: “Tưởng tượng là một trong

những biện pháp quan trọng nhất của kĩ thuật văn học trong việc xây dựng hình tượng… Tưởng tượng kết thúc quá trình nghiên cứu chọn tài liệu và thể hiện các tài liệu thành một điển hình xã hội sinh động có ý nghĩa tích cực hoặc tiêu cực. Chính nhờ có sức mạnh của khả năng tưởng tượng phát triển tốt, một nhà văn có tài nhiều khi đạt được hiệu quả là các nhân vật được nhà văn miêu tả hiện hỡnh lờn trước bạn đọc rừ ràng là sõu sắc đậm nột hài hũa về tõm lý và vẹn toàn hơn so với bản thân người nghệ sĩ đã dựng nên các nhân vật ấy” [14, tr.

215]. Không có tưởng tượng thì mọi tri giác, cảm nhận về hiện thực, về sự vật, con người chỉ là một mớ những nguyên liệu thô, rời rạc, chưa có hồn, chưa được nâng lên một tầm ý nghĩa cao hơn bản thân hiện thực trực tiếp. Hình ảnh một anh Chí của làng quê chiêm trũng qua sức tưởng tượng sáng tạo của nhà văn đã hiện hình lên sống động với bao nhiêu hành vi, tâm trạng, tình huống cuộc đời phức tạp, chồng chéo. Những cảnh đời, những tâm trạng, những nhân vật trong các sáng tac của Nguyễn Du vẫn sống mãi với con người Việt Nam.

Chính nhờ sức sáng tạo diệu kì mà mỗi nhà văn có thể tạo ra một thế giới nghệ thuật riêng của mình, không trộn lẫn với bất cứ ai. Như vậy, văn học đã sáng tạo ra hiện thực thứ hai, là sản phẩm trực tiếp của tưởng tượng nghệ sĩ.

2.1.3.4. Năng lực khái quát hóa bằng hình tượng- đặc trưng của tư duy sáng tạo nghệ thuật

Việc tiếp nhận và tiếp cận tác phẩm với khả năng khái quát hóa hình tượng giúp người đọc đến với tác phẩm một cách trọn vẹn trong tinh thần chỉnh thể. Nếu không khái quát hóa được sự cảm nhận chi tiết thì người đọc chỉ dừng lại ở bề ngoài, ở từng bộ phận riêng lẻ và sự tiếp nhận cũng không có phương hướng, dễ tùy tiện, nhất là những điểm sáng tác thẩm mĩ của tác phẩm đều được xây dựng lên với dụng công và ý đồ của người sáng tác, cho dù trong nhiều trường hợp hầu như vô thức và cảm hứng đã chi phối sự thành công nghệ thuật.

Từ đặc điểm tâm lý tiếp nhận của người đọc và từ đặc trưng của hình tượng văn

học, chỳng ta cú thể nhận diện rất rừ vai trũ của lý tớnh, của tư duy khỏi quỏt húa ở người sáng tác trong quá trình xây dựng tác phẩm của mình. Đành rằng khi sáng tác, sức bay bổng kì diệu của tưởng tượng giúp cho nghệ sĩ tạo ra tác phẩm rất nhanh chóng, nhưng không phải vì thế mà đi đến lý thuyết phi ý thức hay lí luận trực giác siêu ý thức.

Xúc cảm mãnh liệt và cảm hứng dù dồi dào phong phú đến đâu, nếu không được hướng dẫn bởi một tư duy sáng suốt, một tư tưởng chủ đạo thì mọi hoạt động nói trên vẫn chưa đảm bảo cho sự ra đời của những tác phẩm có chất lượng. Gôgôn nói rằng: “Tôi chỉ có thể viết sau khi đã có những suy nghĩ và nhận thức sâu sắc… Bằng nhận thức chứ không phải bằng tưởng tượng” [14, tr.219]. Tuy thói quen lao động sáng tác có thể khong giống nhau nhưng điều có thể khẳng định là không có một nhà văn, nhà thơ nào lại không sáng tác dưới ánh sáng chỉ đạo của một tư tưởng, một ý đồ nghệ thuật, một tưởng tượng chủ đề cụ thể. Một nhà văn có tài không chỉ là một con người giàu cảm xúc nhân văn thẩm mĩ, giàu khả năng tưởng tượng sáng tạo mà còn là một con người có khả năng lí trí mạnh, một khả năng khái quát hóa nhận thức về cuộc đời, về con người, về sự việc cụ thể dưới ánh sáng thẩm mĩ tiến bộ. Truyện Kiều, Văn tế thập loại chúng sinh của Nguyễn Du là kết quả của nhận thức khái quát hóa sâu sắc về cuộc đời, về kiếp người trên trần gian. Không có một tư duy khái quát hóa sâu sắc, có ý nghĩa nhân sinh và thẩm mỹ thì mọi tác phẩm sinh ra nhanh chóng bị lãng quên. Những tác phẩm lớn của nhân loại và dân tộc ta đều là những sản phẩm kì diệu của những trí óc thông minh về cuộc đời và con người xã hội. Để làm được điều đó, nhà văn cũng đã phải sống theo một lý tưởng xã hội, nhân sinh quan, thế giới quan nhất định; và đó là ngọn đèn pha soi sáng cho nhà văn sống và sáng tác cũng như mỗi tác phẩm là một phần hiện hữu tư tưởng của nhà văn. Độ sâu của AQ chính truyện là kết quả của sức khái quát hóa sâu sắc của nhà văn Lỗ Tấn về xã hội Trung Quốc, của căn bệnh tinh thần dân tộc Trung Hoa thời bấy giờ. Lời độc thoại của Sếchxpia “Tồn tại hay không tồn tại”

dù mấy trăm năm nay hay về sau vẫn có ý nghĩa nhân sinh cao cả. Đó là gì nếu không phải là kết quả của sự khái quát hóa sâu sắc của nhà soạn kịch tầm cỡ nhân loại? Ngày nay chúng ta hay nói đến tính đa nghĩa của TPVC, những tác phẩm càng lớn càng đưa đến cho người đọc những thông tin đa dạng, những ẩn số phải tìm kiếm. Nếu nhà văn không có được tầm khái quát tư duy rộng lớn và sâu sắc thì sao có thể tạo ra được những văn bản nhiều kênh, nhiều tuyến; cho nên dù chưa nhất trí về mặt này hay mặt khác trong lý thuyết về tâm lý học sáng tạo nhưng thực tiễn sáng tác và thưởng thức cũng như nghiên cứu văn học chỉ ra rằng sự thống nhất vai trò của lý tính, của tư duy, của khả năng khái quát hóa trong sáng tác thì không gặp mấy khó khăn. Trên đây chúng ta đã cố gắng đưa năng lực khái quát hóa ra khỏi hệ thống cấu trúc năng lực văn học nói chung để bàn riêng như một nhân tố không thể thiếu ở một nhà văn, nhưng nói đến năng lực khái quát hóa trong sáng tạo nghệ thuật không thể không đề cập đến năng lực sáng tạo hình tượng, sự tách bạch các năng lực chỉ nhằm để đáp ứng yêu cầu nghiên cứu bộ phận cho một công việc tổng thể mà thôi.

2.1.3.5. Năng lực sáng tạo ngôn từ

Nhà văn còn được gọi là nghệ sĩ ngôn từ bởi cái hình thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm cần nguyên liệu thứ nhất là ngôn từ. Mỗi nhà văn lớn đều tạo cho mình một cá tính sáng tạo riêng, một phong cách riêng; trong đó phong cách bao hàm cả phong cách ngôn ngữ, nghệ thuật. Câu chữ trong sáng tác phản ánh tài năng trí tuệ và tâm hồn người sáng tác. Huy Cận cho rằng: “Chữ tiếng đối với nhà thơ không phải chỉ là nghĩa, là tín hiệu, mà là một cái gì máu thịt dính liền với sự vật, đại diện cho sự vật, hình dáng của sự vật, nó quện vào đời sống bên trong của nhà thơ” [14, tr. 224]. Sáng tạo ngôn từ là giai đoạn gần cuối của quá trình sáng tác, là một thử thách tài năng của người cầm bút; chỉ một từ thôi mà đôi khi nhà văn, nhà thơ phải dồn vào biết bao tâm sức như Maiacôpxki từng nói: “Vò đầu bứt tai tìm từ cho thơ”. Khả năng sáng tạo ngôn

từ là thước đo tài năng của nhà văn; rất nhiều nhà văn, nhà thơ lớn như Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tô Hoài, đặc biệt là Nguyễn Tuân, bằng kinh nghiệm sáng tác của bản thân đã giúp chúng ta hiểu được quá trình tu dưỡng về từ ngữ của một nhà văn để tạo những áng văn, câu thơ có giá trị. Qua đó, ta ghi nhận một chân lý để bồi dưỡng cho HS trong quá trình nuôi dưỡng hình thành những tài năng của đất nước.

Tiểu kết:

Trên đây là mô hình cấu trúc năng lực văn học . Nếu cần thiết định danh rành rọt những tiêu chí đánh giá học sinh hay người đọc có năng khiếu văn học thì chúng ta có thể tổng hợp như sau:

Tiêu chí I: Lòng say mê (đích thực) văn học.

Tiêu chí II: Tính nhạy cảm, nhân ái và thẩm mĩ.

Tiêu chí III: Khả năng quan sát nhạy bén, tinh tế cuộc sống con người và cảnh vật.

Tiêu chí IV: Khả năng liên tưởng và tưởng tượng nhạy bén, phong phú;

nhất là tưởng tượng sáng tạo.

Tiêu chí V: Thói quen và khả năng tư duy hình tượng.

Tiêu chí VI: Khả năng sáng tạo (ít hay nhiều) về ngôn từ.

Những năng lực được giả định trên đây phân chia một cách tách bạch, không có nghĩa là chúng ta biệt lập một cách cứng nhắc, máy móc bởi các năng lực trên vốn nằm trong hệ thống cấu trúc năng lực tâm lý của người hoạt động văn học. Sự sắp xếp trước sau không nhằm mục đích định vị chính yếu hay thứ yếu cho các năng lực văn học. Cho nên đánh giá năng lực văn học của bạn đọc- học sinh là phải đo lường thăm dò cũng lúc nhiều chiều một cách đồng bộ; từ đó

xây dựng chương trình phát hiện, bồi dưỡng, phát triển HS có năng khiếu và tài năng văn học cho nhà trường và xã hội.

2.2. Những định hướng chính cho việc dạy học tác phẩm văn chương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 60 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)