Những định hướng chính cho việc dạy học tác phẩm văn chương trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 67 - 70)

Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ DẠY HỌC

2.2. Những định hướng chính cho việc dạy học tác phẩm văn chương trong

2.2.1. Căn cứ đặc trưng của tác phẩm văn chương trong nhà trường vừa là nguồn thông tin thẩm mĩ, vừa là công cụ giáo dục

Tác phẩm văn học trong nhà trường có những đặc trưng riêng. Hiện tượng đồng nhất tác phẩm văn học nói chung với tác phẩm văn học trong nhà trường đã đưa đến những nhầm lẫn trong phương hướng phân tích và giảng dạy một tác phẩm, một bải văn cụ thể. Tuy TPVC trong nhà trường cũng chứ đựng những đặc điểm của một TPVC như là một đối tượng nhận thức thẩm mỹ, một sáng tạo của nhà văn nhưng lại mang thêm tính chất nhà trường trong đặc trưng môn học của nó. TPVC trong nhà trường vừa là nguồn thông tin thẩm mĩ, lại vừa là một công cụ sư phạm, một cơ sở để giáo dục tư tưởng tình cảm và để hình thành những nhận định về lịch sử văn học, lý luận văn học… Tình nhiều mặt của TPVC trong nhà trường thường bị nhận thức một cách không đầy đủ, có khi chỉ chú trọng đến mặt văn học của nó. Dĩ nhiên coi tác phẩm như một hiện tượng thẩm mĩ sẽ tránh được khunh hướng chính luận và xã hội học trong giảng văn, nhưng không tính đến tính chất nhà trường thì hiệu quả giáo dục sẽ bị hạ thấp một cách đáng tiếc. Một số giáo viên chỉ chú ý đến đặc trưng văn học của tác phẩm nên đã lạm dụng lối bình văn thơ, cách đọc nghệ thuật… khiến giờ dạy học văn không còn không khí sư phạm cần thiết. Ngược lại, một số giáo viên lại thiên về cung cấp kiến thức mà coi nhẹ tính cảm xúc thẩm mĩ trong giờ giảng văn. Như vậy, chúng ta cần căn cứ vào đặc trưng tác phẩm của văn học để xác định phương pháp dạy học hiệu quả cho bộ môn vừa mang tính thẩm mĩ vừa có tính chất của một công cụ giáo dục.

2.2.2. Căn cứ đặc điểm của người học sinh về mặt tâm lý cảm thụ văn học và vị trí trong cơ chế dạy học văn

TPVC trong nhà trường có bạn đọc riêng và con đường tác động đến cuộc sống thông qua bạn đọc của TPVC trong nhà trường diễn ra theo một cơ chế riêng vì đặt trong mối liên hệ không hoàn toàn giống như một TPVC thông thường ngoài xã hội. Xác định được cơ chế vận động đặc biệt này, chúng ta sẽ xác định được bản chất khoa học của công việc dạy học văn và lựa chọn phương pháp phân tích TPVC tỏng nhà trường một cách đúng đắn và toàn diện. Mô hình hóa cơ chế vận động của TPVC trong nhà trường như sau:

M M M M A B A B A B A B C C

C C

H1 H2 H3 H4 M: Môi trường dạy học C: Bạn đọc- Học sinh

A: Nhà văn cùng tác phẩm H1, H2, H3: cơ chế mất cân đối B: Giáo viên H4: cơ chế tối ưu

Từ mụ hỡnh trờn, chỳng ta dễ nhận rừ sự cần thiết phải xỏc định lại vị trớ của HS trong quá trình giảng văn: HS là một chủ thể cảm thụ và sáng tạo. Phân tích cơ chế dạy học văn trên cơ sở mối liên hệ biện chứng giữa nhà văn- giáo viờn- học sinh, chỳng ta thấy rừ vai trũ của HS cú tớnh chất quyết định cho việc xác lập mọt quá trình giảng văn tối ưu trong nhà trường. Chủ thể HS là nhân tố quyết định sự hoàn thành của vòng đời tác phẩm đến với đời sống.

Việc phân tích tác phẩm trong nhà trường gắn liền với sự cảm thụ của HS. Không có nỗ lực vận động của những “nhân tố bên trong” của chủ thể HS thì không thể có quá trình cảm thụ thực sự, tự giác phù hợp với quy luật tâm lý cảm thụ văn học vốn là cơ sở khoa học của nghệ thuật giảng văn trong nhà trường. Hơn bất cứ hoạt động nhận thức nào trong lĩnh vực văn học nghệ thuật, tính chủ quan của cảm thụ là một đặc trưng cơ bản của nhận thức thẩm mĩ ở chủ thể. Cho nên, chưa có quá trình cảm thụ tự giác có ý thức và sáng tạo ở HS thì nhất định chưa thể có được quá trình giảng văn theo đúng ý nghĩa khoa học đích thực của khái niệm này. Tù đó chúng ta thấy được rằng, bất cứ phương pháp phân tích tác phẩm văn học có hiệu lực nào cũng không thể không dựa vào bản thân chủ thể HS vốn là một then chốt của quá trình dạy học văn.

2.2.3.Căn cứ mục đích của việc dạy học tác phẩm văn chương trong nhà trường

Phân tích TPVC trong nhà trường thực chất là công việc của giáo viên văn học, trên cơ sở kinh nghiệm cảm thụ và phân tích của bản thân, tổ chức một cách một cách khoa học và nghệ thuật tiến trình cảm thụ và phân tích một cách sáng tạo tác phẩm hay bài văn của HS. Quá trình nhà văn sáng tác tác phẩm là một quá trình sáng tạo. Quá trình người đọc cảm thụ tác phẩm cũng là một quá trình sáng tạo. Trong nhà trường, quy luật cảm thụ tác phẩm bị chiết quang đi theo những mối liên hệ giữa giáo viên và học sinh. Bản thân giáo viên và học sinh cùngcảm thụ tác phẩm, nhưng giáo viên lại phải biết tổ chức quá trình khám phá sáng tạo từ phía học sinh, lao động sáng tạo của giáo viên trong quá trình giảng văn có tính chất sáng tạo và sáng tạo đến hai lần là như vậy. Việc xác định đúng đắn HS như là một chủ thể cảm thụ và sáng tạo, chúng ta thấy rằng giảng văn trong nhà trường là một quá trình thống nhất được càng nhiều càng tốt quá trình cảm thụ của giáo viên và học sinh với quá trình sáng tạo của nhà văn trong tác phẩm hay bài văn mà giáo viên là người chịu trách nhiệm tổ

chức các quá trình đó theo một cách khoa học và nghệ thuật, theo quy luật tâm lý sáng tạo và quy luật cảm thụ văn học. Ở đây có ba quá trình sáng tạo, hiệu quả của giảng văn tùy thuộc vào sự thống nhất càng nhiều càng tốt này.

Về quá trình cảm thụ của học sinh- một hoạt động sáng tạo, theo như Vưgôtxki thì đó là sự “tiếp thu di sản nghệ thuật” có ý thức, có sáng tạo. Phân tích TPVC trong nhà trường không chỉ là một hoạt động giáo dục nhân cách học sinh mà còn là hoạt động tự giáo dục, tự phát triển toàn diện. Quá trình phân tích TPVC trong nhà trường phải dựa vào những quy luật cảm thụ tác phẩm ở bạn đọc, vì vậy đó cần phải là một quá trình hướng dẫn bạn đọc- học sinh trên cơ sở vốn sống của bản thân và nhận thức được cuộc sống do nhà văn phản ánh trong hình tượng để tự nhận thức bản thân và hành động theo lý tưởng tiến bộ mà nhà văn xây dựng nên. Bản thân của quá trình cảm thụ đó chính là quá trình vận động của chủ thể học sinh theo những quy luật khách quan của hoạt động cảm thụ văn học. Do vậy, giáo viên cần phải tổ chức một cách sáng tạo quá trình cảm thụ đầy sáng tạo đó của học sinh, hướng dẫn các em tự mình phân tích tác phẩm một cách đầy hứng thú. Đây là quan niệm khác với quan niệm lâu nay là việc phân tích tác phẩm theo lối áp đặt. Một sự đổi mới trong nhận thức về mục đích và nội dung phân tích nhưu trên đòi hỏi mọt sự thay đổi căn bản và triệt để về phương pháp dạy học.

2.3. Những biện pháp đề xuất trong dạy học tác phẩm văn chương theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) những biện pháp dạy học tác phẩm văn chương theo hướng coi học sinh là bạn đọc ở trung học phổ thông (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)