Vai trò của lễ hội trong đời sống vật chất và tinh thần

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, nùng ở huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 112)

6. Bố cục của luận văn

3.1. Vai trò của lễ hội trong đời sống vật chất và tinh thần

3.1.1. Trong đời sống vật chất

Giống như dân tộc Việt ở vùng trung du, đồng bằng Bắc bộ, dân tộc Tày, Nùng ở Cao Lộc trong sản xuất nông nghiệp chủ yếu là canh tác cây lúa và một số hoa màu khác, vì vậy họ rất coi trọng thửa ruộng, mảnh vườn của mình. Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở huyện Cao Lộc được tổ chức hàng năm vào sau tết Nguyên đán, nó mở đầu cho mùa vụ mới và kết thúc vụ mùa cũ, lễ hội này ra đời trên cơ sở của tín ngưỡng nông nghiệp và tục thờ cúng thần thánh của ông cha ta. Nó là một khâu quan trọng của sản xuất nông nghiệp và có vai trò quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc Tày – Nùng ở Cao Lộc.

Lễ hội Lồng Tồng được tổ chức trong không gian văn hoá đình, miếu, nhà Thần nông. Nên trước khi tổ chức lễ hội các đình, miếu, nhà Thần nông đều được quét dọn sạch sẽ, tu sửa, tôn tạo, trang trí đẹp đẽ, làm cho ngôi ngôi đình, miếu trở nên khang trang. Nhà Thần nông tuy được dựng chỉ để phục vụ lễ hội, khi hội kết thúc sẽ được dỡ đi nhưng cũng được nhân dân dựng lên một cách công phu.

Đình, miếu là những công trình kiến trúc mang tính đặc trưng của xóm làng truyền thống, đó cũng là biểu tượng cho sự trường tồn của nền văn hoá dân tộc gắn với tín ngưỡng dân gian có từ lâu đời trên cơ sở của nền kinh tế nông nghiệp. Hệ thống đình ở Cao Lộc có cấu trúc nhỏ và tương đối đơn giản, nhưng là biểu tượng của kiến trúc đậm đà bản sắc văn hóa cổ truyền Việt Nam, góp phần gìn giữ giá trị văn hóa vật chất của dân tộc. Đình không những đẹp cả về hình thức mà còn đẹp về nội dung. Đến tham dự lễ hội Lồng Tồng ở Cao Lộc không chỉ có nhân dân địa phương mà nhân dân khắp nơi nô

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 72 nức kéo về. Họ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của đình, theo quan niệm của đồng bào, đình là nơi thờ Thành hoàng nên nơi đây rất linh thiêng vì thế họ xây dựng đình ở những nơi tôn nghiêm nhất, đẹp đẽ nhất. Trong đình bao giờ cũng được trang hoàng tôn nghiêm, từ bày biện các pho tượng, sắp xếp bát hương, đồ cúng lễ... đến khung cảnh ngoài đình. Đến dự hội họ còn được thắp những nén hương ở trong đình để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với Thành hoàng và cầu mong Thành hoàng phù hộ cho toàn thể gia đình mình một năm mới đầy may mắn. Đình không chỉ là nơi tổ chức lễ hội mà còn là nơi sinh hoạt văn hoá xã hội chung của dân làng nên họ rất có ý thức trong việc bảo vệ tài sản chung của thôn bản.

Đồng bào các dân tộc trong huyện vốn cư trú cùng nhau ở xung quanh thôn bản nên họ có mối quan hệ cộng cư, cộng cảm, qua lễ hội Lồng Tồng họ càng gắn bó với nhau hơn trong sinh hoạt văn hoá, trong đời sống hàng ngày. Họ cùng nhau bảo vệ tài sản chung của thôn bản đó là đình, miếu...Họ còn cùng nhau chuẩn bị cơ sở vật chất, các trò vui cho lễ hội, gắn bó với nhau trong lao động sản xuất, chống lại những tai biến do thiên nhiên vì thế đây cũng là cơ hội để họ sáng tạo ra những giá trị văn hoá vật chất mới. Văn hoá vật chất ở đây còn phải nới đến việc ăn, mặc, ở của nhân dân trong những ngày hội. Văn hoá ẩm thực cũng biểu hiện cái đẹp, ngoài ý nghĩa dâng lên Thánh thần những sản phẩm nông nghiệp của địa phương thì đồ ăn, thức uống trong ngày lễ hội cũng thể hiện sự tinh tuý, cầu kỳ trong cách chế biến. Trong ngày lễ hội các dân tộc Tày, Nùng chuẩn bị rất nhiều các món ăn, thức uống hấp dẫn để bày biện cúng Thần linh, để mọi người cùng nhau vui vẻ thưởng thức, các món ăn này phong phú cả về hương vị và màu sắc, các gia đình thi nhau trổ tài chế biến để mang ra đình cúng Thành hoàng, cúng Thần nông. "Nhà nào cũng cố sắp xếp mâm lễ của mình thật tinh tươm, phong phú và bày biện đẹp mắt" [16;192]. Mâm lễ có đầy đủ các món để tế Thần như thịt gà, thịt lợn, hoa quả, rượu Mẫu sơn nổi tiếng, các loại bánh đặc sản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 73 của địa phương được chế biến rất cầu kỳ bởi bàn tay khéo léo của người dân tộc Tày, Nùng đó là bánh khảo được gói bằng các giấy màu xanh, đỏ, tím, vàng, trắng trông thật đẹp mắt, bánh Khẩu Sli với màu vàng vàng của đường phên bọc ngoài và mùi thơm ngậy...Khi cúng xong các mâm lễ sẽ lần lượt được Pú mo đi chấm giải cho những mâm lễ đẹp nhất, cùng những món ngon nhất và trao phần thưởng. Họ sẽ mang những mâm lễ đã cúng xong ra cùng nhau thưởng thức. Ở Cao Lộc còn nổi tiếng với món thịt lợn quay với hương vị lá mác mật thơm nức, ngày nay hầu hết ở tất cả các lễ hội ở thôn bản nào trong huyện cũng có món này. Đây cũng là món ăn đặc sản của cả Thành phố Lạng Sơn. Ai được thưởng thức món này hẳn sẽ không quên được mùi vị thơm ngon phưng phức, với bì lợn giòn tan của món thịt lợn quay nổi tiếng ở trên quê hương xứ Lạng.

Ngoài ra, lễ hội Lồng Tồng còn biểu hiện cái đẹp ở yếu tố con người. Đồng bào Tày, Nùng ở Cao Lộc hàng ngày họ phải lao động vất vả, quanh năm họ chỉ biết đến ruộng đồng nên trong những ngày giáp Tết họ đã chuẩn bị cho mình những bộ quần áo, những bộ trang sức thật đẹp để ngày lễ tết khi nông nhàn, mùa vụ kết thúc họ có dịp trưng diện những bộ quần áo, trang sức đẹp nhất để đi lễ hội, từ người già đến trẻ em ai ai cũng sắm cho mình những bộ quần áo đẹp nhất, mới nhất. Khi đến dự lễ hội Lồng Tồng ở Cao Lộc mọi người sẽ được chiêm ngưỡng những bộ quần áo dân tộc là những bộ quần áo Tày được may bằng vải chàm trông thật đẹp, những tấm khăn được thêu diêm dúa với nhiều màu sắc sặc sỡ của cô gái Nùng ...Làm cho không gian lễ hội hội tụ đủ các màu, những cô gái Tày còn mang trên mình những bộ trang sức như vòng cổ, vòng tay, vòng chân và mang xà tích bằng bạc, khuyên vàng. Nhìn chung những bộ trang phục của phụ nữ Tày trông thật giản dị, còn trang phục của cô gái Nùng có phần cầu kỳ hơn bởi những chiếc cổ áo, gấu áo được may diêm dúa bằng vải màu... "Trang phục là yếu tố đặc biệt góp phần tạo nên bản sắc độc đáo của từng dân tộc. Mỗi bộ trang phục của mỗi dân tộc là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 74 một tác phẩm nghệ thuật do bàn tay và khối óc của bao thế hệ phụ nữ các dân tộc làm nên từ những chất liệu có sẵn trong thiên nhiên" [47; 232].

Đến với lễ hội Lồng Tồng mọi người còn được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những ngôi nhà sàn, ngôi nhà đất trình tường của đồng bào nơi đây, mỗi bản làng thường có từ vài chục đến vài trăm nóc nhà, ngôi nhà sàn bốn mái được dựng lơ lửng bên sườn đồi bao quanh cánh đồng diễn ra lễ hội, đó là những ngôi nhà truyền thống của đồng bào đã có từ hàng nghìn năm nay, nhà sàn làm toàn bộ bằng gỗ đẹp, chắc, mùa hè thì thật mát mẻ, nhà trình tường làm bằng đất chủ yếu dựng bằng cây que, đều được lợp bằng ngói âm dương. Năm hết, Tết đến họ đều quét dọn nhà cửa sạch sẽ, trang trí bàn thờ bằng giấy đỏ dán xung quanh bàn thờ, hai bên treo hai câu đối, trước cửa nhà đều dựng cây nêu.

Trong ngày lễ hội Lồng Tồng tất cả mọi nơi, mọi chỗ, từ ăn, mặc ở đều có khác so với ngày thường, đó cũng là sự mong muốn hướng tới cái đẹp, bởi vậy vật chất đã mang trong mình nó những giá trị của văn hoá.

Lễ hôị Lồng Tồng ở Cao Lộc còn là dịp để bà con đem sản phẩm địa phương phục vụ du khách. Vì thế, lễ hội Lồng Tồng cũng chính là động lực thúc đẩy sự ra đời, phát triển và ngày càng hoàn thiện các dịch vụ, ngành nghề thủ công truyền thống. Ngày lễ hội, nhiều gia đình, người buôn bán ở khắp mọi nơi lại mở những sạp hàng, bày bán những sản phẩm địa phương. Khách đến dự hội có thể ăn các món bánh, thịt lợn quay, mua đồ trang sức, đồ đan lát...về làm quà, làm vật kỷ niệm, lễ hội còn là nơi đồng bào giao lưu, trao truyền cho nhau những kinh nghiệm, cách làm ăn mới, góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

3.1.2. Trong văn hoá tinh thần

Lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Lộc có vai trò rất lớn trong đời sống tinh thần của đồng bào nơi đây. Thông qua lễ hội, các cộng đồng dân cư trong các thôn xã ở Cao Lộc được nghỉ ngơi và vui chơi giải trí,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 75 hưởng thụ các giá trị văn hoá, tâm linh. "Văn hoá tinh thần đó là mọi cái được sáng tạo theo xu hướng đi tới những lý tưởng chân, thiện, mỹ, công bằng. Đó là toàn bộ những tư tưởng, tập quán, lối sống, thể chế, những vật tượng trưng...Thể hiện những tư tưởng ấy" [56; 7).

Trong đời sống tinh thần, nghề nông được phản ánh thông qua các hình thức văn hoá dân gian, trong đó có lễ hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, Nùng ở Cao Lộc mang đậm những bỉểu hiện của tín ngưỡng dân gian với tính chất cầu mùa của cư dân nông nghiệp. Ở đó có sự pha trộn, đan xen giữa tín ngưỡng phồn thực, tục thờ cúng tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thần nông và Thành hoàng cùng với sự giao thoa của những tín ngưỡng ở bên ngoài chủ yếu là Trung Quốc.

Lễ hội Lồng Tồng đã có từ rất xa xưa đến nay hàng năm người ta vẫn tổ chức, trước hết là để bày tỏ lòng biết ơn của dân tộc Tày, Nùng Cao Lộc đối với Thánh thần đã phù hộ cho họ vụ mùa bội thu, cuộc sống ấm no hạnh phúc. Điều đó được thể hiện ở mâm lễ vật dâng lên Thánh thần được chế biến từ những sản phẩm nông nghiệp của địa phương do chính đôi bàn tay khéo léo của họ làm nên như các loại bánh, xôi làm từ gạo nếp, thịt gà, thịt lợn... Điều này nhằm biểu dương, khuyến khích thành quả lao động sản xuất của đồng bào.

Thông qua lễ hội Lồng Tồng mục đích chung của toàn thể đồng bào nơi đây là đề cao, tôn thờ những vị Thần có công với bản làng. Họ cùng nhau tổ chức lễ hội này là để bày tỏ tình cảm "uống nước nhớ nguồn", ghi nhớ công ơn của những người đã có công lập làng, giữ bản. Vì thế họ đã lập miếu thờ Thổ thần (Thần có công giữ đất bản làng), lập đình thờ Thành hoàng (Thần có công khai hoang mở mang xóm làng), họ còn làm nhà Thần nông để cúng tế Thần phù hộ cho dân làng có một vụ mùa bội thu, cuộc sống no ấm. Qua các nghi lễ cúng tế trong lễ hội thể hiện sự khát vọng mong uớc, niềm tin của đồng bào vào Thánh thần phù hộ cho họ có một cuộc sống thật đầy đủ. Khi

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 76 đến với lễ hội Lồng Tồng mọi người sẽ được tìm đến một chỗ dựa tinh thần đó là niềm tin vào việc thờ cúng Thánh thần, lễ hội chính là phương tiện giúp đồng bào giải toả về tinh thần hay thoả mãn được nguyện vọng nào đó của chính bản thân họ.

Đối với lễ hội Lồng Tồng ở Cao Lộc hoạt động văn hoá, văn nghệ luôn được chú trọng. Đây cũng là hoạt động thu hút đông đảo nhân dân tham gia và du khách đến tham tham dự. Hoạt động văn nghệ trong lễ hội Lồng Tồng mang đậm những đặc trưng của văn hoá Tày, Nùng. Những làn điệu giao duyên tình tứ được thể hiện qua những làn điệu Hát Sli, Lượn, Then, Phong Slư... Những đôi nam nữ ngồi hát đối đáp nhau suốt đêm. Những lời hát ấy thật trữ tình, đằm thắm, tình tứ hoà cùng tiếng đàn du dương. Qua những bài hát họ có thể kết bạn với nhau, tìm cho mình những người bạn đời tâm đầu ý hợp.

Trong cuộc sống thường ngày những lúc làm đồng rảnh rỗi nam nữ Tày, Nùng cùng nhau tập hát, nhất là trong những dịp gần đến lễ hội họ càng luyện tập văn nghệ nhiều hơn để biểu diễn trong ngày hội. Có thể coi những cô gái, chàng trai dân tộc Tày, Nùng là những “kho tàng” sống về dân ca, ca dao của dân tộc thiểu số. Bên cạnh hoạt động văn nghệ, hoạt động văn hoá thể thao với nhiều trò chơi diễn ra sôi nổi, khiến cho không khí ngày lễ hội vui vẻ, tưng bừng. Mặt khác, còn thể hiện được tài năng của mỗi người. Các trò chơi dân gian đều đựoc chuẩn bị rất chu đáo trước ngày lễ hội. Mỗi người dân trong bản được phụ trách một công việc khác nhau. Phụ nữ thì khâu Còn, làm yến... Đàn ông thì dựng cây để ném Còn, chuẩn bị cà kheo...Ai cũng cố gắng hoàn thiện tốt công việc được giao, khiến cho tình cảm cộng đồng làng bản càng trở nên gắn bó sâu sắc hơn. Những người tham gia các trò chơi, trò diễn trong lễ hội cũng không ngừng tập luyện học hỏi kinh nghiệm để chơi thật hay, dành giải trong các cuộc thi tài. Trong không khí linh thiêng của lễ hội

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 77 họ muốn thắng cuộc, muốn được thần linh che chở, mong muốn những điều may mắn cho bản thân và gia đình mình.

Trò chơi ném Còn trong hội là hoạt động vui chơi mang đậm tính cầu mùa, cầu cho sự sinh sôi phồn thực của dân tộc Tày, Nùng. Trò chơi này lại vừa mang ý nghĩa giao duyên với ước mơ về một cuộc sống lứa đôi hạnh phúc, làm nảy sinh yếu tố cộng cảm. Nhiều trò chơi khác như kéo co, bắn nỏ, múa sư tử, đánh yến, đi cà kheo...Cũng được tổ chức trong lễ hội làm lễ hội thêm tưng bừng thu hút nhiều người xem trong các trò chơi, cuộc thi đấu ai ai cũng muốn dành phần thắng để khẳng định tài năng của mình và đem lại may mắn cho bản thân, gia đình và bản làng mình. Trò chơi hiện đại như đá bóng, đánh bóng chuyền là cuộc thi tài giữa hai đội có thể là giữa đội bóng của làng này với làng khác diễn ra hết sức sôi nổi, thu hút được sự cổ vũ của đông đảo người dự hội. Lễ hội Lồng Tồng vì thế mà đảm bảo được sự kết hợp giữa tính truyền thống và hiện đại.

Lễ hội không chỉ là một sinh hoạt văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng với nhiều hoạt động vui chơi giải trí tinh thần mang tính cộng đồng mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc thắt chặt tình đoàn kết cộng đồng làng bản.

Lễ hội Lồng Tồng ở Cao Lộc là lễ hội lớn nhất của đồng bào Tày, Nùng. Đây cũng là dịp để họ thể hiện lòng hiếu khách của mình. Nét đẹp truyền thống của đồng bào các dân tộc ở Cao Lộc nói chung, đồng bào dân tộc Tày, Nùng nói riêng là rất hiếu khách. Khi có khách tới nhà chơi họ đều làm các món ăn truyền thống và mời khách ở lại dự bữa ăn thân mật với gia đình mình. Nhất là trong ngày lễ hội Lồng Tồng, khi hội kết thúc mọi người sẽ được cùng nhau thưởng thức những món ăn ngon do đồng bào chế biến.

Một phần của tài liệu lễ hội lồng tồng của dân tộc tày, nùng ở huyện cao lộc tỉnh lạng sơn (Trang 71 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)