7. Kết cấu của luận văn
2.4. Thực tiễn giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà
2.4.3. Nội dung vụ án thứ ba
Yêu cầu chia di sản thừa kế là nhà ở và quyền sử dụng đất ở
Khu nhà, đất tại số 213, đường Trần Hưng Đạo, phường Phú Hòa, thành phố Huế là di sản thừa kế của vợ chồng cụ Huỳnh Tý, bà Võ Thị Nọi,
bà Nguyễn Thị Phương tạo lập từ năm 1951. Cụ Huỳnh Tý (mất năm 1955) và 2 người vợ của cụ Tý là bà Võ Thị Nọi (mất năm 1980); bà Nguyễn Thị Phương (mất năm 1982) để lại tồn bộ di sản (khơng có di chúc), gồm: 397m2
đất theo giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ngày 11/11/1991 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế và các tài sản trên đất như sau:
- Nhà ở cấp 4 (mặt đường Trần Hưng Đạo), có kết cấu: móng, tường xây gạch, nền lát xi măng, đỡ bằng gỗ, mái lợp tơn có diện tích 79,4m2
.
- Nhà ở 2 tầng sàn gỗ, có kết cấu: trụ bê tơng, tường gỗ, đỡ gố, mái lợp tơn, diện tích 88,4m2
.
Các cụ có 10 người con, gồm:
1. Bà Huỳnh Thị Đơng (đã chết), có chồng là ơng Phạm Đăng Trí và con trai Phạm Đăng Phổ (đều đã chết). Hiện nay còn bà Trần Thị Khánh Mỹ (con dâu) và Phạm Đăng Khoa, Phạm Đăng Phương Anh (đều là cháu nội bà Đơng).
2. Ơng Huỳnh Đức Đường, hiện đang định cư tại Canada.
3. Bà Huỳnh Thị Sanh, trú tại số 53 Phan Đăng Lưu, thành phố Huế. 4. Ơng Huỳnh Đức Thuận (đã chết), có vợ là Nguyễn Thị Kim Bông và các con: Huỳnh Đức Dũng, Huỳnh Đức Hiếu, Huỳnh Đức Nghĩa, Huỳnh Đức Hiệp, Huỳnh Đức Lộc và Huỳnh Thị Kim Cúc (và Cúc đã chết, khơng có chồng con).
5. Ơng Huỳnh Đức Tình, đang định cư ở Pháp. 6. Bà Huỳnh Thị Mừng, đang định cư ở Mỹ.
7. Bà Huỳnh Thị Vui, trú tại 150/35 Lý Chính Thắng, quận 3, thành phố Hồ Chí Minh.
8. Bà Huỳnh Thị Ngọc (nguyên đơn).
9. Ông Huỳnh Đức Ngà, đang định cư tại Mỹ.
10. Bà Huỳnh Thị Báu (đã chết), có chồng là Nguyễn Hữu Nghị và các con: Nguyễn Thị Huỳnh Anh, Nguyễn Huỳnh Đức, Nguyễn Thị Huỳnh Trang, Nguyễn Huỳnh Hòa.
Trên cơ sở đơn khởi kiện vào ngày 29/8/1996 của bà Huỳnh Thị Ngọc, Tòa án đã thụ lý vụ án. Đến ngày 28/6/1997, Tòa án đã ra Quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án số: 37/QĐST theo Nghị quyết 58/1997/NQ- UBTVQH10 của Ủy ban Thường vụ Quốc Hội, khóa IX. Hiện nay Tòa án đưa vụ án ra tiếp tục giải quyết theo Nghị quyết số 1037/2006/NQ- UBTVQH11 ngày 27/7/2006.
- Đối với Bà Huỳnh Thị Ngọc, vẫn yêu cầu chia di sản thừa kế của ông Tý, bà Nọi, bà Phương để lại là nhà đất số 213 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế theo pháp luật. Bà Ngọc yêu cầu được chia phần thừa kế của mình bằng hiện vật là nhà đất ở phía sau giáp với đường Trần Huy Liệu có diện tích: 3,6m x 18,5m = 66,6m2 đất ở, hoặc diện tích tính bằng kỷ phần thừa kế mà bà được hưởng.
- Đối với ông Huỳnh Đức Dũng là người đại diện kế thừa quyền và nghĩa vụ tố tụng của bị đơn ông Huỳnh Đức Thuận (đã chết) và tất cả những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ở trong nước cũng như đang định cư ở nước ngoài đều thống nhất là không chia thừa kế mà có nguyện vọng để lại nhà đất nói trên của cha mẹ để làm nơi thờ tự ông bà tổ tiên, từ nay về sau không ai được quyền mua bán, chuyển nhượng và chia thừa kế. Nhưng hiện nay chỉ có một mình bà Ngọc cương quyết xin chia thừa kế, thì chỉ đồng ý chia cho bà Ngọc phần phía sau của ngơi nhà (giáp với đường Trần Huy Liệu) với diện tích 52,5m2 đất (3,5m x 15m), phần còn lại làm nơi thờ tự, nơi kinh doanh, sinh lợi để phục vụ việc thờ cúng ông bà tổ tiên.
Qua quá trình hịa giải khơng thành, ngày 05/3/2008 Tòa án tổ chức cho Hội đồng định giá toàn bộ nhà đất theo yêu cầu của đương sự.
Kết quả biên bản định giá xác định lô đất tại 213 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế có các cạnh, chiều dài 56m, và 54,9m, chiều rộng phía trước đường Trần Hưng Đạo là 7,15m và phía sau 7m. Tổng diện tích: 390,1m2, giá trị
khuôn viên đất: 6.673.549.928 đồng (đơn giá bình quân thị trường là: 6.673.549.928 đồng: 390,1m2 = 17.107.280 đồng/m2). Giá trị tài sản trên đất: 84.549.000 đồng. Tổng giá trị là 6.758.098.928 đồng, trừ phần nhà tắm của ơng Dũng mới xây dựng có giá trị 2.352.000 đồng, còn lại di sản thừa kế là 6.755.746.928 đồng.
Lơ đất có chiều dài 56m nên chia 3 vị trí để tính giá trị khác nhau theo Quyết định số 2838/2007/QĐ-UBND ngày 19 tháng 12 năm 2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế. (Vị trí số 1 là 26.000.000đ/m2, vị trí số 2 là 10.400.000đ/m2, vị trí số 3 là 6.500.000đ/m2
).
Căn cứ vào các tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, được thẩm tra cơng khai tại phiên tịa và căn cứ vào kết quả tranh luận tại phiên tòa, Hội đồng xét xử sơ thẩm tuyên:
- Những người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án ở trong nước cũng như ở nước ngồi khơng có điều kiện để tham gia phiên tịa những đã có ý kiến trả lời bằng văn bản về việc giải quyết vụ án, có đơn yêu cầu giải quyết vắng mặt và ủy quyền cho ông Huỳnh Đức Dũng tham gia tố tụng tại phiên tòa, hơn nữa những người này khơng có u cầu độc lập nên Hội đồng xét xử vẫn tiến hành xét xử vắng mặt họ theo quy định của pháp luật.
- Về yêu cầu xin chia thừa kế của nguyên đơn: do vợ chồng cụ Huỳnh Tý, bà Võ Thị Nọi, bà Nguyễn Thị Phương chết không để lại di chúc, do đó di sản thừa kế của các cụ là nhà và đất tại 213 Trần Hưng Đạo, thành phố Huế, nay bà Ngọc có u cầu thì được chia thừa kế theo pháp luật.
+ Về hàng thừa kế thứ nhất của vợ chồng cụ Tý, bà Nọi, bà Phương gồm có 10 người con như nêu ở trên. (Trong đó riêng ơng Huỳnh Đức Đường là con của cụ Tý với bà Phương, còn lại 9 người khác là con của cụ Tý với bà Nọi). Hiện nay, tất cả những người con còn sống và những người thừa kế thế vị, thừa kế quyền và nghĩa vụ của các đương sự, (trừ bà Ngọc) đều thống nhất
di sản thừa kế để lại của vợ chồng cụ Tý, bà Nọi, bà Phương là không chia mà dùng để làm nơi thờ cúng tổ tiên ông bà cha mẹ, không ai được quyền mua bán, chuyển nhượng và phân chia thừa kế. Trước mắt vẫn giao tài sản này cho vợ và các con của ông Thuận cụ thể là giao cho ông Huỳnh Đức Dũng tiếp tục quản lý, sử dụng và thờ tự, không được quyền định đoạt. Sự thỏa thuận này là phù hợp với đạo đức và pháp luật nên chấp nhận.
+ Về yêu cầu của bà Ngọc, Hội đồng xét xử nhận thấy rằng, hiện nay bà Ngọc chưa có chỗ ở ổn định, cịn lại những người khác cơ bản đã có chỗ ở ổn định. Trong đó có 4 người con đã định cư ở nước ngoài, nên nghĩ cần chia cho bà Ngọc phần diện tích đất để bà Ngọc có điều kiện xin phép xây dựng nhà ở. Tại phiên tịa hơm nay các bên đương sự cũng đã tự nguyện thỏa thuận để tạo điều kiện cho bà Ngọc có chỗ ở ổn định nên nhất trí với đề nghị của bà Ngọc được chia hiện vật là đất có các cạnh 3,5m x 18,5m, theo số liệu tính tốn của trung tâm kỹ thuật tài ngun và mơi trường có diện tích là 66m2
. Tổng cộng giá trị tài sản được chia là: 604.500.000 đồng.
Trong đó lơ đất ở vị trí: số 2 là: 45m2 x 10.400.000 đồng = 468.000.000 đồng, ở vị trí: số 3 là: 21m2 x 6.500.000 đồng = 136.500.000 đồng.
Về tài sản nằm trên phần đất được phân chia cho bà Ngọc thì bà Ngọc được quyền sở hữu, các bên đương sự thỏa thuận là không phải bù chênh lệch cho nhau. Riêng về nhà tắm do ông Dũng xây dựng nên bà Ngọc phải thanh tốn lại cho ơng Huỳnh Đức Dũng số tiền: 2.352.000 đồng.
Về án phí dân sự sơ thẩm bà Ngọc phải chịu theo luật định trên phần tài sản được chia là: 20.090.000 đồng [18.000.000 đồng + (101.500.000 đồng x 2%) phần vượt quá 500.000.000 đồng] nhưng do bà Ngọc có hồn cảnh khó khăn, bệnh tật được Ủy ban nhân dân phường xác nhận nên Hội đồng xét xử giảm cho bà Ngọc 50%, cụ thể là: 20.090.000 đồng x 50% = 10.045.000
đồng, bà Ngọc còn phải nộp: 10.045.000 đồng. Trong đó bà Ngọc đã nộp 3.000.000 tại phiếu thu số: 159 ngày 14/11/1996 của cơ quan Thi hành án thành phố Huế, còn phải nộp tiếp 7.045.000 đồng.
Đối với các đương sự khác do khơng có u cầu phân chia thừa kế nên khơng phải chịu án phí.
Đối với vụ án này Tòa án giải quyết như vậy đúng hay sai? Thứ nhất, về thời hiệu khởi kiện
Theo như phần nhận xét của bản án thì ơng Tý chết năm 1955, bà Phương chết năm 1982, bà Nọi chết năm 1980. Ngày 29/8/1996 bà Ngọc đã khởi kiện và Tòa án đã ra quyết định thụ lý vụ án. Về nguyên tắc thì tại thời điểm này Tòa án thụ lý vụ án là khơng đúng so với quy định của pháp luật. Vì lúc này Bộ luật dân sự năm 1995 đã có hiệu lực ngày 01/7/1996 (khi Bộ luật dân sự 1995 có hiệu lực thì Pháp lệnh nhà ở năm 1990 hết hiệu lực), mà trong Bộ luật dân sự 1995 khơng có quy định nào đề cập đến vấn đề giải quyết tranh chấp liên quan đến nhà ở. Do đó, Tịa án sẽ khơng thụ lý vụ án, trả lời với đương sự là đợi văn bản hướng dẫn. Trên thực tế Tòa án đã thụ lý vụ án, để khắc phục sai lầm này ngày 28/6/1997 Tòa án đã ra quyết định tạm đình chỉ giải quyết vụ án là phù hợp.
Ngày 27/7/2006, Tòa án đưa vụ án ra tiếp tục giải quyết vụ án là hoàn tồn đúng. Vì Đối với thừa kế mở trước ngày 01/7/1991 mà có yếu tố nước ngồi thì có một khoảng thời gian khơng tính vào thời hiệu. Cụ thể theo khoản 2 Điều 39 Nghị quyết 1037/2006/NQ - UBTVQH ngày 27/7/2006 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội:
“Thời gian từ ngày mồng 01/7/1996 đến ngày nghị quyết này có hiệu lực khơng tính vào thời hiệu trong thủ tục giải quyết các vụ án dân sự đối với giao dịch về nhà ở được xác lập trước ngày 01/7/1991 có người Việt Nam
định cư ở nước ngoài tham gia”.
Nghị quyết này có hiệu lực từ ngày 01/9/2006. Do đó, từ ngày 01/7/1996 đến ngày 01/9/2006 khơng tính vào thời hiệu khởi kiện nên thời thừa kế mở trước đây vẫn còn thời hiệu khởi kiện. Như vậy, căn cứ tạm đình chỉ khơng cịn nên Tòa án phải buộc ra quyết định đưa vụ án ra tiếp tục xét xử.
Thứ hai, xác định di sản thừa kế
Vì trong bản án Tịa án khơng nói rõ thời gian ơng Tý lấy bà Nọi và bà Phương ngày tháng năm nào. Mà chỉ xác định ông Tý và hai bà Phương, Nọi đều là vợ chồng hợp pháp. Giả sử xác định này của Tòa án là đúng thì giải quyết như vậy đúng hay sai? Cả ba người này đều đã chết và khơng để lại di chúc. Nên Tịa án xác định di sản thừa kế bằng cách cộng tất cả tài sản thuộc sở hữu của ông Tý, bà Phương, bà Nọi lại với nhau và chia đều cho những người ở hàng thừa kế nhứ nhất là 10 người con. Người nào đã chết thì phần di sản này sẽ chuyển cho người thừa kế thế vị của họ được hưởng. Như vậy, trong trường hợp này Tịa án đã áp dụng Thơng tư số 1742 ngày 18/9/1956 của Bộ nội vụ (sau đây gọi là Thông tư 1742) để xác định di sản thừa kế khi giải quyết vụ án này. Cụ thể theo Thơng tư 1742 thì vợ cả và vợ lẽ, con của vợ cả cũng như con của vợ lẽ đều được hưởng thừa kế và được hưởng một suất bằng nhau. Nhưng do những người khác đều thống nhất không chia di sản thừa kế mà để làm nơi thờ cúng tổ tiên, chỉ có bà Ngọc yêu cầu chia di sản thừa kế. Vì vậy, Tịa án đã chia cho bà Ngọc được hưởng 66m2, tương ứng với giá trị 604.500.000 đồng, giá trị tài sản nhà và đất còn lại để làm nơi thờ cúng như thỏa thuận của các đương sự khác.
Nếu việc xác định ông Tý, bà Phương, bà Nọi là vợ chồng hợp pháp đúng như nhận định của Tịa án thì bản án này đã giải quyết thấu đáo, hợp tình hợp lý.
Tranh chấp di sản thừa kế nói chung, quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất nói riêng, là những tài sản có giá trị lớn, đồng thời được điều chỉnh bởi nhiều văn bản khác nhau. Do đó, giải quyết đúng loại tranh chấp này đòi hỏi sự nổ lực rất lớn về trình độ chuyên môn, trách nhiệm nghề nghiệp của người áp dụng pháp luật, góp phần đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật.
Chương 3
KIẾN NGHỊ PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP
NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỪA KẾ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT Ở VÀ NHÀ Ở GẮN LIỀN VỚI ĐẤT
3.1. Kiến nghị phƣơng hƣớng, giải pháp hoàn thiện những quy định của pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất
Pháp luật thừa kế đã thể chế hoá một cách khá đầy đủ và cụ thể đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về quyền con người, tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho công dân thực hiện quyền sở hữu và hợp pháp sử dụng quyền thừa kế của mình. Tuy nhiên, trong điều kiện hội nhập quốc tế và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân, nên một số quy định của pháp luật thừa kế quyền sử dụng đất ở và nhà ở gắn liền với đất chưa theo kịp sự phát triển của xã hội, chưa rõ ràng, chưa thực sự phù hợp và rất khó áp dụng trong thực tiễn, cần phải hồn thiện trong quá trình triển khai thực hiện cụ thể. Dưới góc độ luận văn này, tác giả đưa ra một số kiến nghị như sau:
3.1.1. Cần sửa đổi quy định về thời điểm được thực hiện các quyền của người sử dụng đất ở
Tại khoản 1, Điều 98 của Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật đất đai năm 2003, quy định:
“1. Thời điểm người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất, thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất do Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất, cho thuê, cho phép chuyển mục đích sử dụng phải nộp tiền sử dụng đất được quy định như sau:
nghĩa vụ tài chính hoặc khơng được ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì chỉ được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi thực hiện xong nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật;
b) Trường hợp người sử dụng đất được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định cho chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc cho ghi nợ nghĩa vụ tài chính thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định đó;
c)Trường hợp người sử dụng đất được chậm thực hiện nghĩa vụ tài chính hoặc được ghi nợ nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật thì được thực hiện các quyền của người sử dụng đất kể từ khi có quyết định giao đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, ký hợp đồng thuê đất”.
Có thể hiểu thời điểm để người sử dụng đất thực hiện các quyền sử dụng đất nói chung và thừa kế quyền sử dụng đất nói riêng là thời điểm người