7. Cơ cấu của luận văn
1.3. Lược sử hình thành và phát triển chế định thẩm quyền giải quyết
1.3.2. Giai đoạn từ năm 1994 đến 2004
Đây là giai đoạn được đánh dấu kể từ khi PLTTGQCVAKT năm 1994 ra đời đến trước khi có BLTTDS 2004. Đây là giai đoạn mà nền kinh tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành quả sau một thời gian đổi mới. Nền kinh tế Việt Nam đã dần khắc phục được những thiệt hại nặng nề do chiến tranh và sự ảnh hưởng của kinh tế tập trung, bao cấp. Chính vì sự thay đổi này địi hỏi phải có sự đổi mới về văn bản pháp luật. PLTTGQCVAKT ra đời ngày 16/03/1994 đã nêu cụ thể hơn về thẩm quyền của Tòa án trong việc xét xử các vụ án kinh tế trong các Điều từ 12 tới Điều 16 Chương II của Pháp lệnh.
Theo đó, Tịa án có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp kinh tế thuộc các nhóm: Tranh chấp về hợp đồng kinh tế giữa pháp nhân với pháp nhân, giữa pháp nhân với cá nhân có đăng ký kinh doanh; các tranh chấp giữa Công ty với các thành viên của Công ty, giữa các thành viên của Công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động, giải thể Công ty; các tranh chấp liên quan đến việc mua bán cổ phiếu, trái phiếu; và các tranh chấp kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Các tranh chấp có nhân tố nước ngồi hoặc có tranh chấp có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp tỉnh, các tranh chấp kinh tế có giá trị dưới 50 triệu đồng và khơng có nhân tố nước ngồi thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện.
Nhằm đảm bảo quyền lợi cho đương sự, PLTTGQVCVAKT cũng có quy định về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn...
Thời gian đầu, PLTTGQCVAKT đã phát huy hiệu quả rất đáng kể trong việc giải quyết các tranh chấp kinh tế phát sinh trong xã hội. Tuy nhiên, sau một thời gian áp dụng, Pháp lệnh đã khơng cịn phù hợp khi các quan hệ KD, TM phát triển một cách mạnh mẽ. Do đó, Pháp lệnh đã bộc lộ những hạn chế, thiếu sót cần được sửa đổi.
Trong giai đoạn này cũng phải kể tới thiết chế Trọng tài đó là ở Việt Nam có “Trọng tài kinh tế” được thành lập theo Nghị định số 116/CP ngày 05/9/1994 và “Trung tâm trọng tài quốc tế Việt Nam”, với thẩm quyền được mở rộng theo quy định tại Quyết định số 114/TTg ngày 16/12/1996 của Thủ tướng Chính phủ. Như vậy, ở giai đoạn này, Việt Nam có hai thiết chế Trọng tài cùng song song hoạt động. Do có sự song song tồn tại của hai thiết chế Trọng tài, khiến cho thẩm quyền giải quyết các tranh chấp KD, TM trở lên phức tạp, thẩm quyền không được phân định rõ ràng, dẫn tới việc giải quyết cách tranh chấp trở lên khó khăn hơn.
Trên cơ sở đó, UBTVQH đã ban hành Pháp lệnh số 08/2003/PL- UBTVQH ngày 25/02/2003 về Trọng tài thương mại, văn bản này đã bãi bỏ 3 văn bản trên. Từ đó, tổ chức Trọng tài được thống nhất do Bộ Tư pháp xem xét và cấp Giấy chứng nhận thành lập.