Đánh giá chất lượng thang đo cầu nối xã hội

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng trên mạng xã hội của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

Thang đo Biến quan sát Cronbach’s

Alpha

Hệ số tương quan biến tổng

Cronbach’s Alpha nếu loại biến

Cầu nối xã hội

CAN1 0.689 0.658 0.599 CAN2 0.145 0.722 CAN3 0.681 0.594 CAN4 0.012 0.701 CAN5 0.669 0.596 CAN6 0.657 0.599 CAN7 0.714 0.586

Nguồn: Kết quả nghiên cứu của tác giả

Bảng kết quả cho thấy, kết quả nghiên cứu định lượng chính thức đối với thang đo cầu nối xã hội tương tự với kết quả nghiên cứu định lượng sơ bộ. Trong đó, 2 tiêu chí CAN2, CAN4 đã bị loại bỏ do có hệ số tương quan biến tổng < 0.3 và Cronbach’s Alpha nếu loại biến cao hơn Cronbach’s Alpha tổng. Do đó các biến quan sát này sẽ bị loại bỏ khỏi thang đo này.

Tác giả tiếp tục đánh giá với các thang đo còn lại, kết quả nhận được tương tự với nghiên cứu định lượng sơ bộ. Các thang đo đều đạt yêu cầu, do đó đủ điều kiện để phân tích nhân tố khám phá.

4.3.2 Phân tích nhân tố khám phá (EFA)

Theo Hair và cộng sự (2010), mục đích của kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá là để rút gọn số lượng các biến ban đầu thành một tập biến ít hơn, nhưng vẫn đảm bảo ý nghĩa của tập biến ban đầu.

Các tiêu chuẩn khi phân tích EFA như sau:

+ Chỉ số KMO có giá trị trong khoảng từ 0,5 đến 1 thì phù hợp để phân tích nhân tố khám phá, khẳng định sự tương quan giữa các biến trong tổng thể

+ Những biến quan sát có hệ số tải nhân tố (Factor loading) lớn hơn 0,3 thì giữ lại, loại bỏ những biến quan sát có hệ số tải nhân tố nhỏ hơn 0,3.

+ Phương sai trích Total Varicance Explained > 50% thì đảm bảo điều kiện để phân tích nhân tố.

+ Điểm dừng trong phân tích nhân tố EFA là 1 (Hệ số Eigenvalue > 1) Kết quả phân tích nhân tố khám phá của nghiên cứu như sau:

Một phần của tài liệu (Luận án tiến sĩ) Các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua ngẫu hứng trên mạng xã hội của người tiêu dùng ở Việt Nam (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(196 trang)