Các yếu tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 41)

1.3.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động chứng thực

Các yếu tố khách quan

Thú nhất là sự phát triển của kinh tế xã hội. Cùng với sự phát triển của xã

hội nhu cầu chứng thực của các cá nhân, tổ chức là nhu cầu tất yếu của cuộc sống, xuất phát từ nhu cầu giao dịch của công dân, tổ chức và nhu cầu quản lý của chính nhà nước. Nhu cầu này càng ngày càng tăng do sự mở rộng và phát triển của quan hệ pháp luật khiến cho lưu lượng yêu cầu chứng thực gia tăng về số lượng và sự phức tạp của việc chứng thực. Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến số lượng và chất lượng của hoạt động chứng thực.

Thú hai, yếu tố chính trị có ảnh hưởng mạnh mẽ tới hiệu quả của hoạt động thực hiện pháp luật của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật chứng thực, đặc biệt là các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng pháp luật chứng thực. Một đất nước có mơi trường chính trị ổn định là điều kiện thuận lợi đối với hoạt động thực hiện pháp luật nói chung và hoạt động chứng thực nói

riêng, bởi nó củng cố niềm tin của người dân, để họ tin vào chính sách pháp luật

của Nhà nước, tin vào Đảng và chính quyền và ngược lại. Đồng thời, mức độ

dân chủ của xã hội cũng ảnh hưởng quan trọng đến hoạt động chứng thực. Trong

điều kiện xã hội có nền dân chủ rộng rãi, các tầng lớp trong xã hội có thể thẳng thắn, cơng khai bày tỏ ý kiến, quan điểm, nguyện vọng của mình đối với quyền, lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia quan hệ pháp luật chứng thực. Ngược lại, trong điều kiện xã hội thiếu dân chủ, thông tin nghèo nàn, bầu khơng khí

chính trị ngột ngạt, gị bó thì cơng dân khơng dám bày tỏ những suy nghĩ thật của mình, khơng giám địi hỏi cơng lý vì tâm lý lo lắng, e ngại.

Yếu tố chủ quan

Thú nhất là trình độ văn hóa, trình độ pháp luật của người làm công tác chứng thực cũng như của người dân. Trình độ dân trí cao là điều kiện đầu tiên, cơ bản để người dân dễ dàng hiểu biết pháp luật, nhận thức đúng pháp luật và

dẫn đến việc thực hiện pháp luật tốt và ngược lại. Yếu tố này không chỉ ảnh hưởng đến chủ thể là những cá nhân, tổ chức yêu cầu chứng thực mà còn ảnh hưởng đến những chủ thể là những người thực hiện chứng thực. Bởi những người thực hiện chứng thực có trình độ văn hóa, trình độ pháp luật cao khơng chỉ nhận thức đúng đường lối, chính sách của pháp luật mà cịn có khả năng giải quyết cơng việc nhanh chóng, đúng quy định của pháp luật.

Thú hai, các cơ quan, tổ chức thực hiện chứng thực có trách nhiệm trong tổ chức, thực hiện chứng thực một cách khoa học có sự phân công rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn… để xử lý cơng việc nhanh chóng, đúng pháp luật. Sự thiếu thống nhất, thiếu đồng bộ và thiếu sự phối hợp với nhau ở các cơ

quan liên quan đến hoạt động chứng thực sẽ dẫn đến sự chồng chéo trong cách giải quyết và sự đùn đẩy lẫn nhau.

1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện pháp luật về chứng thực

Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực

Đây là yếu tố quyết định quan trọng nhất tác động đến thực hiện pháp luật về chứng thực. Pháp luật cụ thể, chi tiết là cơ sở để các chủ thể tham gia quan hệ chứng thực thực hiện và là cơ sở pháp lý để các chủ thể có thẩm quyền áp dụng

pháp luật chứng thực khi cần thiết. Hệ thống văn bản pháp luật về chứng thực

hoàn thiện thống nhất sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện pháp luật

trong chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký, chứng thực các hợp đồng, giao dịch dân sự có hiệu quả, chính xác hơn. Với các quy định đầy đủ cụ thể trong các quy phạm pháp luật và các văn bản có liên quan hướng dẫn thi

hành là những yếu tố bảo đảm rất quan trọng để các chủ thể biết và thực hiện, đồng thời tránh được sự tùy tiện trong quá trình thực hiện pháp luật về chứng

thực.

Hiện nay, các quy định của pháp luật về chứng thực không chỉ được quy định trong các văn bản dưới luật như Nghị định 23/2015/NĐ-CP mà còn được

Luật Nhà ở, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Cơng chứng... Một số văn bản hướng dẫn trình tự, thủ tục cịn chưa đồng bộ, gây chồng chéo, gây khó khăn

cho người có thẩm quyền, trách nhiệm chứng thực. Dẫn đến tác động không nhỏ

đến việc thực hiện pháp luật về chứng thực. Ngoài ra, các văn bản quy phạm

pháp luật liên quan đến chứng thực có những thay đổi nhất định qua từng thời kỳ, nên việc thực hiện pháp luật về chứng thực khơng ổn định, các quy trình, thủ tục, hồ sơ thay đổi, gây khó khăn cho các chủ thể có thẩm quyền, trách nhiệm thực hiện hoạt động chứng thực, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của

các bên liên quan. Ngoài ra, sự phối hợp thực hiện các quy định của pháp luật của các cơ quan có liên quan khơng thống nhất làm ảnh hưởng đến việc chứng thực của người dân.

Năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực

Năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực thể hiện ở khả năng thực hiện chức năng, nhiệm vụ chính xác, đầy đủ.

Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực của chủ thể có thẩm quyền (cán bộ, cơng chức) chỉ khả năng về thể chất và trí tuệ của mỗi cán bộ, công chức

trong việc sử dụng các yếu tố như kiến thức, kỹ năng, trình độ, thái độ hành vi để hồn thành cơng việc được giao, xử lý tình huống và để thực hiện nhiệm vụ

trong mục tiêu xác định. Năng lực thực thi pháp luật về chứng thực không chỉ

bao gồm các yếu tố như trình độ, kiến thức, kỹ năng, thái độ và hành vi ứng xử

mà còn bao hàm cả khả năng kết hợp hài hòa các yếu tố đó trong những điều kiện hồn cảnh cụ thể nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.

Các chủ thể có thẩm quyền thực thi pháp luật về chứng thực cần thể hiện sự thành thạo trong công việc, có tinh thần trách nhiệm cao, tránh hiện tượng

quan liêu, cửa quyền, sách nhiễu, giấy tờ hình thức. Thực tế cho thấy sự quan

liêu, chậm trễ, thiếu tinh thần trách nhiệm của một số cơ quan và cán bộ trong giải quyết thủ tục chứng thực có thể dẫn đến sự khơng hài lịng của người dân

chính địi hỏi các cán bộ, công chức thực hiện pháp luật về chứng thực phải vừa chun nghiệp trong cơng việc, vừa phải có thái độ, cách thức phục vụ, thực thi pháp luật tích cực trong cung ứng dịch vụ hành chính cơng về chứng thực nhằm

đem lại sự hài lòng cho người dân.

Cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực

Thực hiện pháp luật về chứng thực địi hỏi có các điều kiện trang thiết bị vật chất - kỹ thuật phù hợp. Vì thế, kinh phí, cơ sở vật chất trang thiết bị cho hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật là một trong những điều kiện cần thiết để thực hiện pháp luật về chứng thực được hiệu quả. Trong điều kiện hiện nay việc hoàn thiện hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia, nhanh chóng áp dụng chính phủ điện tử là một yêu cầu cấp thiết để đảm bảo việc thực hiện pháp luật về chứng thực đạt hiệu quả cao.

Tiểu kết chương 1

Thực hiện pháp luật về chứng thực là quá trình hoạt động có mục đích

làm cho các quy phạm pháp luật chứng thực đi vào cuộc sống, trở thành những

hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật nhằm bảo đảm an toàn pháp lý cho các giao dịch dân sự, kinh tế, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia giao dịch, đáp ứng yêu cầu công cuộc phát triển kinh tế, hạn chế, ngăn ngừa những vi phạm pháp luật về chứng thực.

Thực hiện tốt pháp luật về chứng thực góp phần đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội, góp phần khẳng định

các giá trị xã hội, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

Thực hiện pháp luật về chứng thực chịu ảnh hưởng của các yếu tố gồm: hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về chứng thực, năng lực của chủ thể có thẩm quyền thực hiện pháp luật về chứng thực, cơ sở vật chất cho hoạt động thực hiện pháp luật về chứng thực.

CHƯƠNG 2.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN PHÁP LUẬT

VỀ CHỨNG THỰC Ở QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH PHỐ HÀ NỘI 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội có tác động đến thực trạng thực hiện pháp luật về chứng thực ở quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội

Điều kiện tự nhiên quận Cầu Giấy

Quận Cầu Giấy được thành lập theo Nghị định số 74-CP ngày 22/11/1996 của Chính Phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/9/1997; phía Đơng

giáp quận Đống Đa và quận Ba Đình, phía Tây giáp hai quận NamTừ Liêm và Bắc Từ Liêm, phía Nam giáp quận Thanh Xuân và phía Bắc giáp quận Tây Hồ.

Khi mới thành lập Quận Cầu Giấy có 7 đơn vị hành chính bao gồm tồn bộ diện tích đất tự nhiên và dân số của 4 thị trấn: Cầu Giấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai Dịch và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hịa, Trung Hịa thuộc huyện Từ Liêm; diện tích đất tự nhiên của Quận là 1.210,07 ha, với 82.900 người.

Ngày 05/01/2005, Chính phủ ban hành Nghị định số 02/2005/NĐ-CP về việc điều chỉnh địa giới hành chính, phường Dịch Vọng Hậu được thành lập trên cơ sở điều chỉnh địa giới hành chính và dân số của hai phường Quan Hoa và Dịch Vọng, từ ngày 01/4/2005, phường Dịch Vọng Hậu chính thức đi vào hoạt động. Từ đó đến nay quận có 8 phường: Phường Dịch Vọng, phường Mai Dịch, phường Nghĩa Đô, phường Nghĩa Tân, phường Quan Hoa, phường Trung Hịa, phường n Hịa, phường Dịch Vọng Hậu. Tính đến tháng 01/2018 dân số của Quận là 269.637 người.

Điều kiện kinh tế - xã hội quận Cầu Giấy

Nằm ở phía Tây trung tâm của Thủ đô Hà Nội, phát huy những lợi thế và biến khó khăn thách thức thành nguồn lực, trong hơn 20 năm xây dựng, Cầu Giấy là một trong những quận có sự phát triển năng động.

Khi được Thành phố công bố Quy hoạch chi tiết 1/2000 quận Cầu Giấy, diện tích đất nơng nghiệp cịn nhiều chiếm 33% so với tổng diện tích đất tự

nhiên, năm 2005 diện tích đất nơng nghiệp cịn 7,28%, đến năm 2020 diện tích đất nơng nghiệp chỉ còn 3,96% và cũng khơng cịn canh tác được mà năm trong

quy hoạch các dự án phát triển kinh tế xã hội. Như vậy, tốc độ phát triển xây dựng đô thị theo quy hoạch của Quận đã đạt kết quả khả quan. Nhiều dự án và

khu đô thị lớn của Trung ương và Thành phố đã và đang được triển khai xây dựng. Cùng với sự phát triển chung của đất nước, đời sống nhân dân đã được cải thiện rõ rệt nên nhu cầu về nhà ở của nhân dân ngày càng cao. Việc các hộ gia đình tự cải tạo nhà cũ, xây dựng nhà ở mới gia tăng với tốc độ rất nhanh. Ngồi

các cơng trình nhỏ lẻ của nhà dân là những cơng trình khu chung cư và khu đô thị mới đang được xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn quận chỉ có 2 khu tập thể cũ là Nghĩa Tân và Mai Dịch, đến năm 2020 nhiều khu đô thị mới, nhiều công

viên cây xanh tiêu biểu mang tầm cỡ quốc gia đã được hình thành như: Khu đơ thị mới Cầu Giấy, Khu đô thị mới Dịch Vọng, Trung Yên, Trung Hồ - Nhân

Chính, Nam Trung n, n Hồ; cơng viên Nghĩa Đô, Công viên Cầu Giấy,...

Nhiều tuyến đường đẹp được xây dựng, mở rộng như: đường ven sông Tơ Lịch, đường Trần Duy Hưng, đường Hồng Quốc Việt, đường Trần Thái Tơng, đường Nguyễn Khánh Tồn, đường Trần Quý Kiên, đường vành đai 2,5, đường Trung

Kính, các đường đấu nối ra phố Dương Đình Nghệ, phố Trần Vỹ, đường Nguyễn Văn Huyên kéo dài, đường Trần Đăng Ninh kéo dài…[16]

Về kinh tế, trong giai đoạn 2016-2020, giá trị sản xuất ngành dịch vụ - thương mại có tốc độ tăng bình quân 14,47%/ năm (chỉ tiêu: 13,5-15%); giá trị sản xuất cơng nghiệp, xây dựng bình quân tăng 11,15%/năm (chỉ tiêu: 8,5- 12%/năm), chú trọng phát triển cơng nghiệp theo hướng có chọn lọc, tập trung

vào các ngành có trình độ cơng nghệ cao. Ngành nơng nghiệp chiếm một tỷ trọng nhỏ và có xu hướng giảm mạnh còn 0,09% trong tổng số giá trị các ngành

phù hợp với xu thế công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thích ứng với đặc điểm và

yêu cầu của kinh tế xã hội của một quận đang phát triển [16].

Theo Báo cáo của Ủy ban nhân dân quận Cầu Giấy, trong 7 tháng đầu năm 2020, tình hình phát triển kinh tế - xã hội, sản xuất kinh doanh trên địa bàn quận Cầu Giấy tiếp tục tăng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Cụ thể, giá trị sản xuất ngành thương mại - dịch vụ ngoài nhà nước đạt 49.046 tỷ đồng tăng

3,14%; giá trị sản xuất cơng nghiệp ngồi nhà nước đạt 7.956 tỷ đồng tăng 1%;

giá trị sản xuất ngành Xây dựng ngoài nhà nước đạt 22.698 tỷ đồng tăng 3% so với cùng kỳ năm trước. Thu ngân sách quận đạt 3.124,4/6.746,66 tỷ đồng, đạt

46,3% dự toán. Chi ngân sách ước thực hiện 604,5/1.283,1 tỷ đồng, đạt 47,1% dự toán [45].

Về hạ tầng xã hội, quận thường xuyên quan tâm và xử lý tốt các vấn đề về

văn hoá, giáo dục, y tế, vệ sinh môi trường. Chất lượng giáo dục được nâng cao với hệ thống cơ sở vật chất trường học các cấp được đầu tư xây dựng khang

trang, sạch đẹp, đạt chuẩn Quốc gia. Tồn quận có 43 trường đạt chuẩn quốc

gia, đặc biệt có trường THPT Nghĩa Tân đạt mơ hình trường chuẩn khu vực Đông Nam Á [45]. Ngành giáo dục quận tự hào có nhiều giáo viên, học sinh đạt giải cấp thành phố, quốc gia và đạt giải quốc tế trên các lĩnh vực. Công tác y tế chăm sóc sức khỏe nhân dân được đặc biệt quan tâm, chất lượng khám chữa bệnh ban đầu được nâng lên, 100% phường đạt chuẩn quốc gia y tế theo tiêu chí mới. Trung tâm y tế quận là đơn vị đầu tiên trong số 30 Trung tâm y tế Quận, Huyện của Thành phố thực hiện đủ điều kiện khám sức khỏe theo quy định của Bộ y tế. Các phường đề có trạm y tế, nhà văn hóa phục vụ tốt đời sống dân sinh

[45].

Hoạt động văn hóa - thể thao được đẩy mạnh từ quận tới cơ sở. 8/8 phường đều có nhà văn hóa được xây dựng khang trang, các tổ dân phố, liên tổ

dân phố đều có nhà họp, nhà sinh hoạt cộng đồng. Hoạt động thể dục thể thao

chơi, nhà văn hóa, di tích lịch sử văn hóa - cách mạng được đầu tư nâng cấp, cải tạo; các khu vui chơi được đầu tư lắp đặt các thiết bị thể thao ngoài trời góp phần làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân. Phong trào đền ơn đáp nghĩa, thực hiện chính sách xã hội đạt nhiều kết quả; 100% hộ gia đình được cấp nước sạch, hàng chục nghìn người được hỗ trợ, giới thiệu giải quyết việc làm

[45].

Tốc độ phát triển kinh tế xã hội khá nhanh của quận Cầu Giấy khiến nhu

Một phần của tài liệu Luận văn thực hiện pháp luật về chứng thực từ thực tiễn quận cầu giấy, thành phố hà nội (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)