Tăng cường chức năng hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao 77

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 81 - 127)

2.2. Một số kiến nghị hoàn thiện quy định của pháp luật về giá trị bồi thường

2.2.5. Tăng cường chức năng hướng dẫn xét xử của Toà án nhân dân tối cao 77

Về xác định giá trị bồi thường thiệt hại hiện nay pháp luật chưa có quy định rõ ràng, do đó trong thực tiễn xét xử vấn đề này phụ thuộc nhiều vào nhận định của tòa án. Định hướng của Tòa án nhân dân tối cao là rất quan trọng trong việc thống nhất pháp luật thông qua việc ra các nghị quyết vẫn thường làm, Tòa án nhân dân tối cao cần phát triển án lệ. Thông qua án lệ, Tịa án cấp dưới có hướng giải quyết chung cho những vấn đề cụ thể nên sự thống nhất pháp luật sẽ được bảo đảm86.

Đối với xác định thiệt hại về vật chất, theo Quyết định giám đốc thẩm số

05/2004/HĐTP-DS: “thiệt hại ở hai hợp đồng này có thể là tiền lưu kho lưu bãi, lãi

phải trả ngân hàng, thiệt hại do không được nhận hàng nên bên mua phải mua hàng với giá cao để thực hiện hợp đồng với các đơn vị khác, hay nguyên đơn bị phạt do

khơng có hàng giao cho các đơn vị khác…” cũng là hướng dẫn hữu ích cho các tịa

án khi xác định thiệt hại trong một vụ án cụ thể87. Tương tự, các phán quyết của Tòa án về chi phí: tiền vận chuyển, tiền đóng gói hàng hóa, chi phí lưu kho, hay phán

quyết về khoản lợi đáng lẽ được hưởng là lãi suất đối với khoản tiền đưa vào thực

hiện hợp đồng… cũng là hướng dẫn cho các tòa án khi giải quyết tranh chấp trong lĩnh vực kinh doanh thương mại.

Đối với xác định giá trị bồi thường thiệt hại về tinh thần, Nghị quyết số

03/2006/NQ-HĐTP mặc dù hướng dẫn bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng trong

lĩnh vực dân sự nhưng cũng có giá trị tham khảo cho tịa án khi xét xử tranh chấp hợp đồng kinh doanh thương mại, hay thực tiễn phán quyết quốc tế đã chấp nhận tổn thất về uy tín thương mại được bồi thường tương ứng với thiệt hại vật chất do uy tín giảm sút. Ngoài ra, cần tham khảo vận dụng các quy định pháp luật quốc tế, ví dụ Bộ nguyên tắc Unidroit. Theo đó, việc xác định loại giá trị này địi hỏi thiệt hại đó phải

có tính xác thực. Việc bồi thường thiệt hại thuộc về tổn thất tinh thần có thể được xác

định dưới những hình thức khác nhau và việc quyết định về các hình thức này, áp

dụng riêng lẻ hay kết hợp, sao cho phù hợp nhất với việc bồi thường tồn bộ thiệt hại thuộc về tịa án. Tịa án khơng những có thể quyết định về bồi thường thiệt hại mà

cịn quyết định các hình thức sửa chữa khác, như buộc cơng khai trên báo chí88.

Đối với vấn đề trách nhiệm hạn chế tổn thất của bên bị vi phạm, “các tồ án

cần có sự giải thích và phân tích rõ hơn khi vận dụng các quy định về nghĩa vụ hạn

86 Đỗ Văn Đại, tlđd 6, tr. 366.

87 Phan Huy Hồng-Nguyễn Thị Thanh Huyền, tlđd 63, tr. 155.

chế thiệt hại để giải quyết tranh chấp, cũng như cần tham khảo những giải pháp của

thông luật và pháp luật quốc tế để bổ sung cho những điểm hiện còn chưa rõ ràng về vấn đề hạn chế thiệt hại trong BLDS và LTM.”89

89 Đỗ Thành Công, tlđd 61.

KẾT LUẬN

Vấn đề giá trị bồi thường thiệt hại trong pháp luật thương mại Việt Nam là

vấn đề hẹp, mang tính chuyên sâu. Quy định pháp luật liên quan đến vấn đề này nằm tản mạn trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật cũng như văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật và chưa có sự thống nhất, còn nhiều bất cập. Trong thực tiễn xét xử, các cơ quan tiến hành tố tụng gặp nhiều khó khăn, lúng túng khi xác định giá trị bồi thường thiệt hại và các vấn đề liên quan về xác định trách nhiệm, phạm vi bồi thường thiệt hại. Do đó, nghiên cứu hoàn thiện các quy định của pháp luật, đưa ra giải pháp

cho quá trình xét xử về vấn đề giá trị bồi thường thiệt hại là yêu cầu cấp thiết.

Trong đề tài, tác giả đã phân tích, chứng minh những bất cập, thiếu sót và

những quy định chưa hợp lý liên quan đến giá trị bồi thường thiệt hại thông qua

nghiên cứu cơ sở lý luận, phân tích, so sánh các quy định của pháp luật thương mại Việt Nam và pháp luật quốc tế liên quan vấn đề này, đối chiếu với thực tiễn xét xử ở Việt Nam và nước ngồi. Trên cơ sở đó tác giả đạt được một số kết quả như sau:

Phân tích, làm rõ bản chất pháp lý của giá trị bồi thường thiệt hại cũng như vai trò, yếu tố tác động và yêu cầu của việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại. Theo đó, “Giá trị bồi thường thiệt hại” là thuật ngữ lần đầu tiên xuất hiện trong Luật

Thương mại (2005). Việc sử dụng thuật ngữ “giá trị bồi thường thiệt hại” cho thấy sự tiến bộ trong kỹ thuật lập pháp ở nước ta, lột tả bản chất pháp lý của giá trị bồi

thường thiệt hại chính là giá trị của những tổn thất thực tế, trực tiếp bên bị vi phạm hợp đồng phải gánh chịu do hành vi không thực hiện đúng hợp đồng và giá trị của

những khoản lợi đáng lẽ bên bị vi phạm được hưởng nếu hợp đồng được thực hiện

theo các nội dung đã thỏa thuận. Xác định đúng giá trị bồi thường thiệt hại có vai trị quan trọng đối với thực hiện chế tài bồi thường thiệt hại, bảo đảm quyền lợi của các bên tham gia hợp đồng, đảm bảo chế tài phạt vi phạm có tác dụng thiết thực và đảm bảo bồi thường thiệt hại và phạt vi phạm là hai chế tài này độc lập, không lẫn lộn

nhau. Kết quả của việc xác định giá trị bồi thường thiệt hại chịu sự tác động, chi phối bởi nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, như: yếu tố pháp lý, yếu tố thị trường, yếu tố biến đổi của thiệt hại, yếu tố con người. Xác định giá trị bồi thường thiệt hại phải

đảm bảo thực hiện đúng chức năng, nguyên tắc bồi thường thiệt hại, hướng tới bảo

vệ nguyên tắc trong hoạt động thương mại và đảm bảo tính “chính xác và kịp thời”. Hiện nay, pháp luật thương mại về giá trị bồi thường thiệt hại ở nước ta cịn

có nhiều điểm hạn chế, bất cập cần nghiên cứu, hoàn thiện. Pháp luật thương mại

Việt Nam hiện nay chưa có quy định rõ về các loại giá trị tổn thất về vật chất gồm

đó, kết quả xét xử phụ thuộc nhiều vào khả năng của Thẩm phán và các cơ quan tài

phán. Vấn đề bồi thường thiệt hại phi vật chất, khoản lợi đáng lẽ được hưởng chưa được quy định thống nhất trong BLDS và LTM. Các quy định về thỏa thuận giá trị

bồi thường thiệt hại, giá trị bồi thường thiệt hại ấn định trong hợp đồng và miễn,

giảm trong bồi thường thiệt hại cịn nhiều lỗ hổng pháp luật, có thể xảy ra tình trạng một bên khơng trung thực, thiện chí lợi dụng; quy định về giới hạn giá trị bồi thường thiệt hại còn chưa cụ thể, chưa nội luật hóa các quan điểm pháp luật tiên tiến trên thế giới để giải quyết vấn đề này; tiêu chí xác định bồi thường giá trị chênh lệch còn

thiếu cơ sở.

Trên cơ sở kết quả phân tích, so sánh các quy định của pháp luật (pháp luật

hiện hành, pháp luật đã hết hiệu lực, pháp luật quốc tế) và đối chiếu với thực tiễn xét xử (ở Việt Nam và ở nước ngoài) về vấn đề giá trị bồi thường thiệt hại, tác giả tổng hợp và đề xuất một số kiến nghị: sửa đổi, bổ sung một số điều của LTM 2005: điểm a khoản 1 Điều 294, khoản 1 và khoản 2 Điều 302, Điều 303 và Điều 305. Trong

thực tiễn xét xử, tác giả ủng hộ Đề án Phát triển án lệ90 dựa trên kinh nghiệm của thông luật và pháp luật quốc tế. Đối với xác định thiệt hại về vật chất, trong khi

chưa có điều kiện để sửa đổi bổ sung LTM, tác giả đề xuất áp dụng hướng dẫn theo Quyết định giám đốc thẩm số 05/2004/HĐTP-DS, đối với xác định giá trị bồi

thường thiệt hại về tinh thần áp dụng theo Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP.

Tác giả xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận tình về phương pháp nghiên cứu và nội dung khoa học của cô giáo hướng dẫn Tiến sĩ Hà Thị Thanh Bình để có

được kết quả nghiên cứu Luận văn. Đồng thời, tác giả cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ

của giáo viên trường Đại học Luật - Thành phố Hồ Chí Minh và các đồng nghiệp.

Tác giả mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các nhà giáo, nhà khoa học và

những người quan tâm để hoàn thiện Luận văn này.

90 Đề án Phát triển án lệ của Tòa án nhân dân tối cao được ban hành theo Quyết định số 74/QĐ-TANDTC ngày 31/12/2012.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Danh mục văn bản pháp luật

Tiếng Việt

1. Bộ luật Dân sự 1995 2. Bộ luật Dân sự 2005 3. Bộ luật Dân sự 2015 4. Luật Thương mại 1997 5. Luật Thương mại 2005

6. Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 7. Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế 1989

8. Công ước Viên 1980 về mua bán hàng hóa quốc tế - CISG 9. Bộ nguyên tắc Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế 2004 10. Bộ luật Dân sự Pháp

11. Bộ luật Thương mại thống nhất Hoa Kỳ (UCC)

12. Nghị định số 71/HĐBT ngày 16/01/1990 của Hội đồng Bộ trưởng quy định chi tiết thi hành Pháp lệnh HĐKT

13. Nghị định 140/2007/NĐ-CP ngày 05/9/2007 Quy định chi tiết Luật Thương mại

về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistic và giới hạn trách nhiệm đối với

thương nhân kinh doanh dịch vụ logistic

14. Nghị quyết số 03/2006/NQ-HĐTP ngày 08/07/2006 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLDS 2005 về bồi

thường thiệt hại ngồi hợp đồng

15. Thơng tư số 02/2012/TT-BTTTT ngày 15/3/2012 Quy định chi tiết về cung ứng và sử dụng dịch vụ bưu chính

16. Thơng tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31/10/2013 của Bộ Công thương quy định về

kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua

bán điện

B. Danh mục các tài liệu tham khảo Tiếng Việt

17. Trung tâm Trọng tài Quốc tế Việt Nam (2002), 50 phán quyết trọng tài quốc tế chọn lọc, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

18. Trường Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (2009), Giáo trình Luật hợp

đồng và thương mại quốc tế, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh,

Thành phố Hồ Chí Minh

19. Trường Đại học Luật Hà Nội (2003), Giáo trình Luật Dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội

20. Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh (2012), Giáo trình Pháp luật về thương mại hàng hóa dịch vụ, Nxb Hồng Đức, Hà Nội

21. Dương Anh Sơn (2005), “Thỏa thuận hạn chế hay miễn trừ trách nhiệm do vi phạm hợp đồng”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp,(4)

22. Dương Anh Sơn, Nguyễn Ngọc Sơn (2007), “Tác động của các hình thức lỗi đến

việc xác định trách nhiệm hợp đồng nhìn từ góc độ ngun tắc trung thực và thiện chí”, Tạp chí Khoa học pháp lý, 1(38)

23. Đỗ Thành Công (2010), “Nghĩa vụ hạn chế thiệt hại do vi phạm hợp đồng”, Tạp

chí Khoa học pháp lý, (4)

24. Đỗ Văn Đại (2010), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận bản án, Nxb

Chính trị quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh

25. Đỗ Văn Đại (2013), Các biện pháp xử lý việc không thực hiện đúng hợp đồng trong

pháp luật Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh

26. Đỗ Văn Đại (2014), Luật hợp đồng Việt Nam – Bản án và bình luận án, Tập2,

Nxb Chính trị quốc gia, Thành phố Hồ Chí Minh

27. Phan Huy Hồng-Nguyễn Thị Thanh Huyền (2011), Các vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa qua thực tiễn xét xử của tịa án và trọng tài tại Việt Nam,

Đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

28. Phan Thị Hằng (2012), Chế tài bồi thường thiệt hại trong hợp đồng thương mại quốc tế, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

29. Phạm Hồng Giang (2007), Quyền tự do hợp đồng trong hoạt động thương mại ở

Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án Tiến sĩ luật học, Hà Nội

30. Nguyễn Ngọc Khánh (2007), Chế định hợp đồng trong Bộ luật dân sự Việt Nam, Nxb Tư pháp, Hà Nội

31. Nguyễn Phú Cường (2009), Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng trong kinh

doanh – thương mại, Luận văn Thạc sỹ Luật học, Trường Đại học Luật TP. Hồ

Chí Minh

32. Nguyễn Thị Hồng Trinh (2009), “Chế tài bồi thường thiệt hại trong thương mại quốc tế qua Luật Thương mại Việt Nam, Công ước CISG và Bộ nguyên tắc

33. Nguyễn Thị Thanh Nữ (2013), Chế tài bồi thường thiệt hại trong Luật thương mại

2005, Khóa luận tốt nghiệp cử nhân Luật, Trường Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh

34. Unidroit (2010), Bộ nguyên tắc của Unidroit về hợp đồng thương mại quốc tế

2004, Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội

Tiếng nước ngoài

35. Henry Cheeseman (2010), Business Law, 7th Edition, Pearson Education

C. Website

36. http://luatduonggia.vn/trach-nhiem-do-vi-pham-hop-dong-thue-trong-thuong-mai

D. Các bản án của Tòa án

37. Quyết định giám đốc thẩm số: 05/2004/HĐTP-DS ngày 25/3/2004 về “V/v tranh

chấp hợp đồng mua bán phân urê” của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

38. Bản án số: 1327/2007/KDTM-ST ngày 14/06/2007 về “V/v tranh chấp hợp đồng

mua bán” của Tòa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

39. Bản án số: 834/2012/DS-ST ngày 18-6-2012 của Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh

40. Bản án số: 178/2007/KDTM ngày 5-9-2007 về “V/v tranh chấp hợp đồng dịch vụ bảo vệ” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

41. Bản án số: 1743/2007/KDTM-ST ngày 20/9/2007 về “V/v tranh chấp hợp đồng

mua bán hàng hố” của Tịa án nhân dân thành phố Hồ Chí Minh

42. Bản án số: 217/2006/KTPT ngày 20/10/2006 của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

43. Bản án phúc thẩm số: 214/2007/KTPT ngày 05/11/2007 về “V/v tranh chấp hợp

đồng thuê phương tiện” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân dân tối cao tại Hà Nội

44. Bản án phúc thẩm số: 04/2008/KDTM-PT ngày 11/4/2008 về “V/v đòi bồi

thường thiệt hại trong hợp đồng vận chuyển” của Tòa phúc thẩm Tòa án nhân

dân tỉnh Đồng Nai

45. Bản án số: 04/2008/KDTM-PT Ngày 11/03/2008 về “V/v tranh chấp hợp đồng

PHỤ LỤC (6 bản án) -------------------------------- Phụ lục 1: QUYẾT ĐỊNH SỐ 05/2004/HĐTP-DS NGÀY 25-03-2004 VỀ VỤ ÁN TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG MUA BÁN

HỘI ĐỒNG THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO

……………..

Tại phiên tòa ngày 25-03-2004 xét xử giám đốc thẩm vụ án tranh chấp hợp đồng mua bán phân urê giữa các đương sự:

- Nguyên đơn: Xí nghiệp chế biến gỗ Phước Long.

Địa chỉ: số 37/5B Trần Xuân Soạn, phường Tân Kiểng, quận 7, thành phố Hồ

Chí Minh, có ơng Lê Chia Vi là Giám đốc đại diện.

- Bị đơn: Xí nghiệp tư doanh Quốc Cường.

Địa chỉ: số 79/22b Xô Viết Nghệ Tĩnh, quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí

Minh, có bà Nguyễn Thị Như Loan là giám đốc đại diện.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Giá trị bồi thường thiệt hại theo pháp luật thương mại Việt Nam (Trang 81 - 127)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)