lực của hợp đồng
Quy định này hiện nay đang gây nhiều tranh cãi và thực tế không bảo vệ được lợi ích hợp pháp của những người ngay tình, đơi khi tạo ra kẽ hở cho một số đối tượng lợi dụng để yêu cầu tuyên bố hợp đồng dân sự vơ hiệu nhằm phục vụ các lợi ích, mục đích cá nhân một bên chủ thể.
Theo quy định tại Điều 134 Bộ luật Dân sự năm 2005:
Trong trường hợp pháp luật quy định hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch mà các bên không tuân theo thì theo yêu cầu của một hoặc các bên, Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác quyết định buộc các bên thực hiện quy định về hình thức của giao dịch trong một thời hạn; q thời hạn đó mà khơng thực hiện thì giao dịch vô hiệu [27].
Theo chúng tôi, quy định này trên thực tế chỉ có ý nghĩa trong trường hợp cả hai bên chủ thể của giao dịch đều có thiện chí mong muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên, trường hợp này hầu như khó có thể xảy ra, bởi việc tuyên bố vô hiệu là do yêu cầu của một trong các bên, do đó, khi họ đã nộp đơn u cầu tun bố vơ hiệu có nghĩa là họ mong muốn hợp đồng đó khơng được tiếp tục thực hiện nữa. Chẳng hạn, khi giao dịch có đối tượng là bất động sản, theo quy định của pháp luật Việt Nam thì cần phải bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nếu các bên thiết lập hợp đồng mua bán bằng giấy viết tay chưa có cơng chứng, chứng thực, rõ ràng đã vi phạm về mặt hình thức. Thơng thường đối với bất động sản khi thấy giá trị tài sản tăng cao, bên bán thường là bên mong muốn hợp đồng đó bị vơ hiệu để được lấy lại tài sản thực tế mình đã bán, do vậy, họ thường lợi dụng việc vi phạm về mặt hình thức để u cầu Tịa án tun bố vô hiệu và họ sẽ không hợp tác với bên mua để cùng ra công chứng, chứng thực bản hợp đồng theo yêu cầu của Tòa án. Hậu quả là việc yêu cầu hồn thiện về mặt hình thức của Tịa án sẽ khơng có giá trị và sẽ tạo cơ hội cho bên có hành vi làm lợi bất chính do muốn lấy lại tài sản thực tế đã bán khi giá trị của tài sản tăng cao. Chính vì vậy, theo chúng tơi, để ngăn chặn hiện tượng này, cần phải u cầu các bên hồn thiện về mặt hình thức, nếu họ vẫn cố tình khơng tuân thủ thì cần phải coi là giao dịch đó có hiệu lực. Bên cạnh đó, để đảm bảo các bên có thái độ nghiêm túc tn thủ hình thức khi ký kết hợp đồng, pháp luật cũng nên có chế tài về mặt hành chính đối với các bên (ví dụ phạt tiền) đối với trường hợp không tuân thủ về mặt hình thức.