Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30)

1.2 Tổng quan về quản trị rủi ro thanh khoản ngân hàng

1.2.2.4 Biện pháp quản trị rủi ro thanh khoản

1.2.2.4.1 Quản trị thanh khoản “Có”

NH tích lũy thanh khoản bằng cách nắm giữ các tài sản có tính thanh khoản cao.: chủ yếu là tiền mặt, trái phiếu kho bạc và các chứng khốn dễ bán.

Ưu điểm: Các tài khoản Có tính thanh khoản có thể chuyển hóa thành tiền mặt

nhanh chóng với chi phí chuyển nhượng thấp.

Nhược điểm: Chịu một chi phí cơ hội lớn do tiền mặt không mang lại thi nhập lãi suất và trái phiếu kho bạc có mức lãi suất khơng hấp dẫn. Hay nói cách khác, một tài sản là thanh khoản sẽ mang lại thu nhập thấp và ngược lại một tài sản mang lại thu nhập cao sẽ không thanh khoản.

1.2.2.4.2 Quản trị thanh khoản nợ H2 = Vốn tự có / Tổng tài sản có H2 = Vốn tự có / Tổng tài sản có

Ngân hàng sẽ thực hiện mua thanh khoản hay vay nợ trên thị trường tiền tệ để đáp ứng các yêu cầu về thanh khoản phát sinh

Ưu điểm: Không làm thay đổi quy mô bảng cân đồi tài sản và kết cầu tài sản có

nên nếu ngân hàng quản lý tài sản nợ một cách hiệu quả, thì chiến lược kinh doanh bên tài sản có sẽ khơng bị ảnh hưởng bởi những sự rút tiền gửi quá mức thông thường.

Nhược điểm: biện pháp này tương đối tốn kém vì ngân hàng phải đi vay vốn bổ

sung với lãi suất cao hơn lãi suất chi trả cho những khoản tiền gửi. 1.2.2.4.3 Quản trị thanh khoản phối hợp

Ngân hàng sử dụng cả việc tích trữ thanh khoản và đi mua thanh khoản trên thị trường tiền tệ để đáp ứng nhu cầu thanh khoản

1.2.2.4.4 Biện pháp chung

Biện pháp chung bao gồm các qui tắc nhằm xây dựng một chương trình quản lý RRTK, đo lường và giám sát trạng thái thanh khoản, quản trị khả năng tiếp cận các nguồn vốn, lập kế hoạch dự phòng, quản trị thanh khoản đối với ngoại tệ, kiểm soát nội bộ trong quản trị RRTK, cơng bố thơng tin ra ngồi, và các ngun tắc quy định vai trò của ban kiểm soát

1.3 Các băn bản pháp quy về RRTK

Ngày 19 tháng 4 năm 2005 thống đốc NHNN đã ban hành QD457. Trong đó đặc biệt chú ý là về khoản mục tỷ lệ khả năng chi trả phù hợp với yêu cầu quản trị RRTK.

TÓM TẮT CHƯƠNG 1

Chương 1 tập trung nghiên cứu, phân tích và đưa ra cơ sở lý luận về vấn đề rủi ro trong NHTM nói chung và về vấn đề quản trị RRTK trong NHTM. Nội dung trình bày từ các khải niệm, phân loại, các bước quản trị rủi ro nói chung đến các dấu hiệu nhận biết RRTK, Phương pháp quản trị RRTK và các văn bản pháp qui về quản trị RRTK tại Việt Nam. Đây là cơ sở tiền đề cho nghiên cứu chương 2 về thực trạng quản trị RRTK tại các NHTM Việt Nam nói chung và quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV nói riêng. Từ đó đưa ra được những giải pháp nâng cao hiệu quả quản trị RRTK tại ngân hàng BIDV trong chương 3.

2 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO THANH KHOẢN TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM

2.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP Đầu tư và

Phát triển Việt Nam.

Thành lập ngày 26/4/1957 với tên gọi là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam - Từ 1981 đến 1989: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam - Từ 1990 đến 27/04/2012: Mang tên Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) - Từ 27/04/2012 đến nay: Chính thức trở thành Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV).

Ghi nhận những đóng góp của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước CHXHCN Việt Nam đã tặng BIDV nhiều danh hiệu và phần thưởng cao qúy: Huân chương Độc lập hạng Nhất, hạng Ba; Huân chương Lao động Nhất, hạng Nhì, hạng Ba; Danh hiệu Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới, Huân chương Hồ Chí Minh,…

Lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh.

o Thời kỳ Ngân hàng Kiến thiết Tp Hồ Chí Minh (1976-1981)

Ngân hàng Kiến thiết TP. Hồ Chí Minh được thành lập theo quyết định số 580 ngày 15/11/1976 của Bộ Tài chính, với vai trị cấp phát vốn xây dựng cơ bản cho toàn miền Nam. Ngày đầu thành lập, Chi nhánh được UBND Tp Hồ Chí Minh, Bộ Tài Chính bố trí trụ sở cơ quan tại Sở Tài chính Tp Hồ Chí Minh số 142 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3. Bộ máy tổ chức tất cả chỉ có 55 cán bộ, gồm 25 cán bộ khung được tăng cường từ Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam và 30 cán bộ bổ sung tại Tp Hồ Chí Minh; có 07 phịng gồm phịng Kế tốn, phịng Cấp phát vốn cơng trình Trung ương, phịng Cấp phát vốn cơng trình địa phương, phịng Quản lý các cơng ty xây lắp, phòng Kế hoạch, Kinh tế và Kỹ thuật, phịng Hành chính và Tổ chức.

Đây là thời kỳ khó khăn nhất của Chi nhánh, vừa phải xây dựng cơ sở vật chất, vừa phải xây dựng đội ngũ và tổ chức các lớp đào tạo cho các cán bộ, nhân viên. Chưa có cơ sở vật chất hiện đại, chưa có quy trình bài bản, cán bộ, nhân viên Chi nhánh cùng nhau xây dựng quy trình. Trong khó khăn, Chi nhánh ln phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.

o Thời kỳ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Tp Hồ Chí Minh (1981-1990)

Bằng quyết định 259, kể từ ngày 24/06/1981, Chính phủ đã chuyển Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ Bộ Tài Chính sang Ngân hàng Nhà nước với tên gọi mới, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam và Chi hàng Kiến thiết TP. Hồ Chí Minh được đổi tên thành “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng” với chức năng quản lý các nguồn vốn dành cho đầu tư xây dựng cơ bản của nền kinh tế.

o Thời kỳ Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hồ Chí Minh (1990-2012)

Đầu năm 1990, hai pháp lệnh ngân hàng ra đời, Nhà nước chuyển nhiệm vụ quản lý vốn ngân sách từ ngân hàng sang Bộ tài chính, thành lập hệ thống Kho bạc Nhà nước. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã chính thức chuyển đổi theo mơ hình ngân hàng hai cấp là: quản lý ngân hàng và ngân hàng chuyên doanh. Từ đây, Chi nhánh chính thức được mang tên “Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển TP. Hồ Chí Minh” theo quyết định 105 ngày 26/11/1990 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ngày 28/12/2011, BIDV tiến hành IPO thành công với việc phát hành 3% vốn điều lệ (tương đương với 847,5 tỷ đồng), giá đấu thành cơng bình qn là 18.583 đồng/cổ phần (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phần). Ngày 08/03/2012 Tiến hành Đại hội đồng cổ đông lần đầu và thông qua đề án Tái cơ cấu 2011-2015 và chiến lược phát triển nhằm đưa BIDV trở thành ngân hàng kinh doanh đa dạng trong lĩnh vực tài chính

ngân hàng, hoạt động theo thơng lệ quốc tế, có chất lượng và hiệu quả hàng đầu trong các định chế tài chính tại Việt Nam.

o Thời kỳ Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh (từ 2012 đến nay)

Ngày 27/04/2012 BIDV chính thức chuyển đổi thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam theo Chứng nhận Đăng ký Doanh nghiệp số 0100150619 (đăng ký lần đầu ngày 03/04/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 27/04/2012 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hà Nội cấp) với số vốn điều lệ là 23.012 tỷ đồng. Đồng thời, Chi nhánh Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Tp Hồ Chí Minh cũng chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Hồ Chí Minh

2.1.2 Bộ máy tổ chức của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN. Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu bộ máy quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát

triển Việt Nam.

Hình 2.2: Sơ đồ cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Từ tháng 9/2008, BIDV đã chính thức vận hành mơ hình tổ chức mới tại Trụ sở chính và từ tháng 10/2008 bắt đầu triển khai tại chi nhánh. Theo đó, Trụ sở chính được phân tách theo 7 khối chức năng: Khối ngân hàng bán buôn; Khối ngân hàng bán lẻ và mạng lưới; Khối vốn và kinh doanh vốn; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối Tài chính kế tốn và Khối hỗ trợ. Tại chi nhánh được sắp xếp thành 5 khối: Khối quan hệ khách hàng; Khối quản lý rủi ro; Khối tác nghiệp; Khối quản lý nội bộ và Khối trực thuộc. Mô hình tổ chức mới được vận hành tốt là nền tảng quan trọng để BIDV tiến tới trở thành một ngân hàng bán lẻ hiện đại.

Bộ máy tổ chức chặt chẽ, thống nhất từ hội sở đến các chi nhánh từng phịng ban có các chức năng riêng biệt và cụ thể. Bộ máy này hồn tồn có thể đáp ứng u cầu phát triển trong điều kiện hội nhập kinh tế.

Ưu điểm: Bộ máy phân chia cụ thể ra từng khối riêng biệt, mỗi khối đảm nhận một đối tượng khách hàng riêng biệt và thực hiện những chức năng riêng biệt.

Khuyết điểm: Do bộ máy quá chi tiết, dễ dẫn đến tình trạng dư thừa và rất khó kiểm sốt.

2.1.3 Tình hình nhân sự;đánh giá sự đáp ứng với tình hình hoạt động, kinh doanh hiện nay của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. kinh doanh hiện nay của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Qua biểu đồ 1.1 Ta nhận thấy vào năm 2012, BIDV có số lượng nhân viên cao nhất trong 3 năm và sụt giảm không đáng kể vào năm 2013. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do BIDV nhận thấy bộ máy quá cồng kềnh, đội ngũ nhân viên làm việc khơng có hiệu quả và dư thừa ở một số bộ phận nhất định. Vì vậy, BIDV đã quyết định cắt giảm một cơ số nhân viên để ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn..

Tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2013, BIDV có tổng số 18.231 nhân viên,trong đó 79,7% có bằng đại học, 6,4 % có bằng tiến sĩ hoặc thạc sỹ và 13,9% có bằng trung cấp hoặc các bằng khác.BIDV thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách theo quy định của nhà nướcđối với người lao động, đồng thời tạo điều kiện tối đa để nâng cao đờisống vật chất, tinh thần cho người lao động.

Với phương châm coi đội ngũ người lao động là nhân tố chủ yếu quyết định sự thành công của ngân hàng, Ban lãnh đạo chú trọng việc phát triển và củng cố đội ngũ cán bộ công nhân viên đảm bảo thu hút nhân tài , tạo ra động lực làm việc và khả năng làm việc.

2.1.4 Doanh số của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

Trong năm 2013, BIDV đã kiên định mục tiêu đẩy mạnh kế hoạch kinh doanh gắn với tuân thủ các chỉ đạo của Chính Phủ và Ngân hàng Nhà nước, đồng thời tiếp tục giữ vai trị tiên phong trong cơng tác triển khai các chính sách tiền tệ. Bám sát các nội dung chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, BIDV cũng ban hành hàng loạt văn bản chỉ đạo điều hành phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh, đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng cùng hàng loạt chương trình cơng tác. BIDV đã đạt được nhiều kết quả đáng ghi nhận trong năm 2013, cụ thể:

Tính đến 31/12/2013, tổng tài sản BIDV đạt gần 550 nghìn tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng huy động vốn và dư nợ tín dụng đều đạt trên 16%, nợ xấu được kiểm soát ở mức 2,37%, lợi nhuận trước thuế đạt 5.290 tỷ đồng, đạt 112% kế hoạch Đại hội đồng cổ đông giao, ROA 0,78%, ROE 13,8%, chia cổ tức 8,5%. Năm 2013, BIDV hoàn tất việc phát hành cổ phần bổ sung cho cổ đông hiện hữu với số lượng là 510.032.102 cổ phiếu tương đương 5.100 tỷ và phát hành 3.150 tỷ trái phiếu dài hạn đáp ứng điều kiện để được tính vào vốn cấp 2. Hệ số CAR riêng lẻ, hợp nhất đều đạt trên 10%.

Tổng tài sản năm 2013 đạt 548 ngàn tỷ đồng, tăng 13,12% so với năm 2012. Huy động vốn (tiền gửi của khách hàng và giấy tờ có giá) đến 31/12/2013 đạt 372.156 tỷ, tăng trưởng 13% so với năm 2012, thị phần huy động vốn tăng 0,3%. Cơ cấu huy động vốn theo đối tượng khách hàng chuyển dịch theo hướng gia tăng dần tỷ trọng huy động vốn dân cư góp phần gia tăng tính ổn định của nền vốn BIDV. Tín dụng cho nền kinh tế (cho vay khách hàng đến 31/12/2013) đạt 391.035 tỷ, tăng 15% so với cuối 2012. Tăng trưởng tín dụng theo đúng định hướng của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, doanh nghiệp, cá nhân, góp phần tăng trưởng GDP của đất nước, đồng thời kiểm sốt cơ cấu, chất lượng tín dụng theo mục tiêu kế hoạch năm. Thu dịch vụ ròng đạt 2.461 tỷ, chấm dứt giai đoạn chững lại của thu dịch vụ ròng trong năm 2012, tăng 15% so với năm 2012. Khối Công ty và các đơn vị trực thuộc tiếp tục đạt được các thành quả đáng ghi nhận, giảm dần sự lệ thuộc vào BIDV. Các

đơn vị tại hải ngoại tiếp tục hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ kinh tế, chính trị được giao.

Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2013 đạt 5.290 tỷ đồng và tổng thu nhập từ hoạt động kinh doanh của BIDV 19.209 tỷ đồng. Bên cạnh đó lợi thuần từ hoạt động dịch vụ cũng tăng mạnh lên 2.461 tỷ đồng. Nhìn chung hiệu quả kinh doanh của BIDV tăng trưởng ổn định trong bối cảnh nền kinh tế cịn nhiều khó khăn. Lợi nhuận trước thuế năm 2013 hồn thành 112% chỉ tiêu đề ra, đảm bảo thực hiện trích lập đủ dự phịng rủi ro, và các mục tiêu đã đề ra (thu nhập của người lao động, quyền lợi cho cổ đông, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ với ngân sách nhà nước).

Năm 2013, huy động vốn dân cư, cho vay cá nhân vươn lên đứng thứ 2 trên thị trường về doanh số.BIDV đã thành công trong việc đa dạng hóa sản phẩm, tạo sản phẩm có cấu trúc linh hoạt, giúp gia tăng doanh số và đem lại lợi nhuận cho BIDV.

Ưu điểm: BIDV ln duy trì đảm bảo các chỉ tiêu an tồn hệ thống, kiểm tốn và định hạng tín nhiệm quốc tế: Hệ số tỷ lệ an tồn vốn (CAR) ln duy trì>9% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước, các chỉ tiêu an toàn thanh khoản đều đảm bảo đúng quy định.

Khuyết điểm: Về kết quả kinh doanh của BIDV ta nhận thấy trong năm 2013, các chỉ số này có xu hướng giảm, khả năng thanh khoản tuy cao nhưng cũng có phần giảm sút.

2.1.5 Địa bàn kinh doanh của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển VN. Hình 2.3. Địa bàn kinh doanhcủa ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Hình 2.3. Địa bàn kinh doanhcủa ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam.

Đến hết năm 2013, mạng lưới hoạt động của BIDV gồm Hội Sở chính, 01 Sở giao dịch và 126 chi nhánhvới 503 Phòng giao dịch, 95 Quỹ tiết kiệm hoạt động rộng khắp trên địa bàn 63 tỉnh/TP trong cả nước. Mạng lưới hoạt động phân bổ tập trung 33% ở khu vực Động lực phía Bắc; 18% ở khu vực Động lực phía Nam ; 13% ở khu vực Miền núi phía Bắc; 10% ở khu vực Bắc Trung Bộ; 8% ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long; 6,6% ở khu vực Nam Trung Bộ; 6,4% ở khu vực Tây Nguyên và 5% ở khu vực Đồng bằng Sông Hồng. Ngồi ra, BIDV cịn có hiện diện thương mại và liên doanh tại các quốc gia: Cộng Hòa Séc, Myanma , Lào và Campuchia .

So sánh với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (Vietinbank), Vietinbank

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp đánh giá về hiệu quả quản trị rủi ro thanh khoản của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)