Cấp độ Số người trả lời (người) Tỷ lệ(%)
Nhớ đến đầu tiên 36 30
Tự nhận biết không cần gợi nhắc 34 28,3
Nhận biết khi có sự trợ giúp 39 32,5
Khơng nhận biết 11 9,2
Tổng 120 100
(Nguồn: Kết quả xử lý SPSS 20)
Thông qua những con số được thể hiện ở bảng trên, chúng ta có thể đưa ra một lời nhận xét rằng đa số khách hàng đều có thể nhận biết thương hiệu đồng phục BiCi. Đây là một tín hiệu đáng mừng cho kết quả của việc xây dựng thương hiệu của đồng phục BiCi trong thời gian qua.
Cụ thể, có 36 khách hàng cho rằng họ có thể nhớ ngay đến đồng phục BiCi khi nhắc về đồng phục và 34 khách hàng có thể tự nhận biết đồng phục BiCi mà không cần sự gợi nhắc. Hai con số này chiếm lần lượt 30% và 28,3% trong tổng số 120 khách hàng tham gia trả lời phỏng vấn. Trong khi đó, có 39 khách hàng có thể nhận biết thương hiệu đồng phục BiCi khi có sự trợ giúp, chiếm tỷ lệ cao nhất là 32,5%. Tuy nhiên, vẫn có 11 khách hàng khơng thể nhận biết thương hiệu đồng phục BiCi dù có sự trợ giúp, con số này chiếm tỷ lệ 9,2%. Một con số không quá cao nhưng cũng không phải thấp. Đây được coi là một tín hiệu nhắc nhở, cũng như một vấn đề mà công ty cần quan tâm và chú ý đến trong việc xây dựng hình ảnh thương hiệu đồng phục BiCi trong tâm trí khách hàng trong thời gian tới.
2.3.3. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến mức độ nhận biết thương hiệu củakhách hàng khách hàng
2.3.3.1. Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Trước khi tiến vào các bước phân tích dữ liệu, nghiên cứu tiến hành bước kiểm định độ tin cậy thang đo thông qua hệ số Cronbach’s Alpha. Cronbach’s Alpha phải được thực hiện đầu tiên để loại bỏ các biến khơng liên quan (Garbage Items) trước khi phân tích nhân tố khám phá EFA.
Đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo gồm 6 biến độc lập: “Tên thương hiệu”, “Logo”, “Giá cả”, “Sản phẩm”, “Quảng cáo”, “Đồng phục nhân viên”. Với số biến quan sát lần lượt là 4, 4, 3, 4, 4 và 3.
Kết quả kiểm định Cronbach’s Alpha được tổng hợp trong bảng đưới đây:
Kiểm định độ tin cậy của biến độc lập