Chương 3 : GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
3.1. Những ưu điểm về công tác tổ chức quản lý, quản lý về văn thư lưu trữ
lưu trữ tại Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam.
Nhờ sự quan tâm, nhận thức đúng đắn về vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác văn thư, lưu trữ đối với hoạt động quản lý nhà nước, công tác tổ chức, quản lý về văn thư lưu trữ tại Viện Hàn lâm đã đạt được những kết quả như:
Một là, việc chỉ đạo, xây dựng, ban hành hướng dẫn thực hiện các văn
bản về công tác văn thư, lưu trữ được lãnh đạo Viện quan tâm và thực hiện một cách hiệu quả. Công tác văn thư lưu trữ được thực hiện đúng theo quy chế, theo quy định của pháp luật
Hai là, đội ngũ cán bộ làm công tác văn thư, lưu trữ được cải thiện
đáng kể, biên chế cán bộ làm công tác văn thư được ổn định, chất lượng và trình độ của cán bộ được nâng cao hơn một bước, đảm bảo tiêu chuẩn, nghiệp vụ ngạch công chức văn thư, lưu trữ.
Ba là, Cán bộ chuyên trách công tác văn thư, lưu trữ đã xây dựng và
ban hành nhiều văn bản hướng dẫn kịp thời và đầy đủ đến các phòng, ban, cơ quan và đơn vị trực thuộc Viện triển khai thực hiện như: Quy trình soạn thảo
và ban hành văn bản; lập sổ theo dõi, đăng ký, quản lý văn bản đi, văn bản đến; công tác quản lý và sử dụng con dấu… góp phần tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho việc giải quyết những tồn tại từ nhiều năm nay như vấn đề tổ chức cán bộ, chế độ giao nộp tài liệu, chế độ bảo quản tài liệu lưu trữ...
Bốn là, Hoạt động đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán
bộ làm công tác văn thư, lưu trữ được đẩy mạnh, thực hiện theo các chương trình đào tạo cán bộ do nhà nước quy định.
Năm là, Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho cơng tác văn thư, lưu trữ
cũng được chú ý hơn, nhất là đầu tư cho việc quản lý văn bản đi và đến, cải tạo, nâng cấp hoặc xây mới kho bảo quản tài liệu lưu trữ; mua sắm phương tiện bảo quản tài liệu, đào tạo bồi dưỡng cán bộ và phân loại chỉnh lý tài liệu lưu trữ.