5. Nội dung và kết quả đạt đƣợc (Theo mục tiêu nghiên cứu)
5.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG
5.2.2. Đối với hoạt động tín dụng
Mở rộng quy mơ tín dụng
Hoạt động tín dụng của Trustbank – Cần Thơ thời gian qua chƣa thực sự phát triển, với những thuận lợi về nguồn vốn huy động và vị trí địa lý, ngân hàng cần mở rộng hơn nữa việc cho vay để đem lại lợi nhuận cao hơn cho mình bằng các biện pháp sau:
Chi nhánh có 5 PGD phân bố rộng khắp Cần Thơ. Do đó, để tăng quy mơ tín dụng ngân hàng có thể tăng chỉ tiêu cho vay ở các PGD đặc biệt là cho vay trung dài hạn, đồng thời để hỗ trợ cho cơng tác cấp tín dụng ở các PGD đƣợc thuận tiện và nhanh chóng, ngân hàng nên giao thêm quyền lực phê duyệt các hồ sơ tín dụng có giá trị nhỏ cho PGD.
Ngoài ra, từ năm 2010 khi cầu Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động, giao thông thuận tiện làm cho các tỉnh ở đồng bằng Sơng Cửu Long có nhiều cơ hội để phát triển kinh tế. Nắm bắt đƣợc tình hình này, chi nhánh nên mở rộng cho vay ở các tỉnh lân cận nhƣ Sóc Trăng, Bạc Liêu...Qua đó, vừa giúp tăng trƣởng tín dụng, vừa mở rộng đƣợc địa bàn hoạt động.
Đối với những khách hàng truyền thống, có tình hình tài chính lành mạnh, ngân hàng nên chủ động liên lạc, tƣ vấn đầu tƣ và cấp thêm tín dụng cho những khách hàng này với nhiều ƣu đãi hấp dẫn để giữ chân khách hàng.
Thêm vào đó để mở rộng quy mơ tín dụng cũng nhƣ phân tán rủi ro, ngân hàng nên cho vay đa dạng các ngành nghề, mở rộng cho vay đối với các ngành nhƣ nông, lâm, ngƣ nghiệp, xuất nhập khẩu, du lịch, y tế, giáo dục, khai thác, nhà hàng, khách sạn....
Để thu hút nhiều khách hàng đến vay vốn, chi nhánh cần đơn giản và thuận tiện hóa quy trình xét tín dụng tại chi nhánh và các PGD nhƣ cắt giảm thời gian thẩm định hồ sơ, chủ động và tích cực liên hệ với khách hàng khi hồ sơ phát sinh thiếu sót...Tuy nhiên, khâu thẩm định vẫn phải đầy đủ và nghiêm túc để đảm bảo chất lƣợng tín dụng
Tăng cường cho vay trung dài hạn
Nhằm phân tán rủi ro trong cho vay cũng nhƣ tạo sự cân bằng trong cơ cấu cho vay, ngân hàng cần tăng cƣờng cho vay trung dài hạn bằng các biện pháp sau:
Cung cấp thêm thông tin về lãi suất, điều kiện vay vốn và những ƣu đãi đối với khách hàng vay vốn trung dài hạn thơng qua báo chí, internet...
Để khuyến khích khách hàng vay trung dài hạn, ngân hàng cũng có thể khơng áp dụng lãi phạt đối với khách hàng trả tiền trƣớc hạn hoặc áp dụng lãi suất linh hoạt, có thể điều chỉnh mỗi 2 năm cho những khách hàng vay vốn trung dài hạn
trả nợ đúng hạn. Biện pháp này vừa giúp sàng lọc khách hàng vừa có thể tăng cho vay trung dài hạn.
Ngân hàng cũng có thể áp dụng mức lãi suất ƣu đãi hoặc tăng thời gian ân hạn đối với các cá nhân vay mua nhà, mua xe của các công ty, các doanh nghiệp có vay vốn ở Trustbank. Biện pháp này có thể giải quyết đƣợc hai vấn đề, vừa góp phần giải cứu ngành bất động sản, giúp các chủ đầu tƣ, các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, nhà đất có tiền trả nợ cho ngân hàng, vừa giúp gia tăng doanh số cho vay và dƣ nợ trung dài hạn
Nâng hạn mức tín dụng đối với những dự án có tính khả thi, khơng q dè dặt, chú trọng đến tài sản đảm bảo mà bỏ qua các dự án tốt. Khen thƣởng cho nhân viên tìm kiếm đƣợc những khách hàng vay trung dài hạn tốt.
Tăng cường kiểm soát nợ xấu
Trong nền kinh tế nhiều bấp bênh nhƣ hiện nay, thì việc giải quyết tốt vấn đề nợ quá hạn, nợ xấu là bài tốn khơng hề dễ đối với ngân hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, tuy tỉ lệ nợ xấu của chi nhánh vẫn ở mức cho phép nhƣng trong năm 2012, nợ xấu tăng rất nhanh và mạnh. Do đó, trong thời gian tới ngân hàng cần đặc biệt chú trọng việc khống chế để nợ xấu không tăng thêm vƣợt quá ngƣỡng cho phép gây rủi ro cho ngân hàng. Sau đây là một số biện pháp ngân hàng có thể áp dụng:
Cán bộ tín dụng cần phải thƣờng xuyên dự báo về các loại rủi ro có thể xảy ra và các biến động của nền kinh tế có thể ảnh hƣởng đến các lĩnh vực mà ngân hàng cấp tín dụng để kịp thời ứng phó. Ngồi ra, cán bộ ngân hàng có thể cung cấp thêm các thơng tin liên quan đến kế hoạch sản xuất kinh doanh, tƣ vấn sao cho khách hàng sử dụng vốn vay có hiệu quả nhất. Điều này có thể giúp ngân hàng thu đƣợc nợ đúng hạn.
Ngân hàng cần thƣờng xuyên giám sát, tránh việc sử dụng vốn sai mục đích, theo dõi chặt chẽ dƣ nợ của khách hàng, nếu có món nợ nào đến hạn thì kịp thời thông báo, đôn đốc khách hàng trả nợ.
Khi phát sinh nợ q hạn, phải phân tích kỹ, tìm rõ ngun nhân để có hƣớng xử lý thích hợp. Nếu do nguyên nhân khách quan thì tùy trƣờng hợp mà thực hiện gia hạn thời hạn cho vay, điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, tƣ vấn sản xuất theo sự
hiểu biết của cán bộ tín dụng...Nếu do nguyên nhân chủ quan và khách hàng khơng có thiện chí trả nợ thì nhanh chóng xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi vốn.
Tăng cƣờng công tác thẩm định trƣớc khi cho vay. Đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ tín dụng trong khâu thẩm định, tăng cƣờng tuyên truyền, thuyết phục về đạo đức nghề nghiệp để tránh những tiêu cực trong khâu thẩm định hồ sơ vay vốn.
Đẩy mạnh công tác tiếp thị, quảng bá thương hiệu
Trong cuộc chạy đua giành thị phần thì cơng tác tiếp thị đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng. Ngân hàng TMCP Đại Tín chi nhánh Cần Thơ cần đẩy mạnh hơn nữa công tác này nhằm đƣa thƣơng hiệu của ngân hàng đi vào lòng ngƣời dân:
Tăng cƣờng các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, phát tờ rơi, băng rôn để gây sự chú ý với mọi ngƣời. Tận dụng internet, mạng xã hội để quảng bá hình ảnh của ngân hàng. Facebook đang là mạng xã hội phổ biến nhất hiện nay với tốc độ lan truyền thơng tin rất lớn, ngân hàng có thể tạo một trang facebook, vừa để giới thiệu hình ảnh ngân hàng, vừa để quảng cáo sản phẩm và những chƣơng trình khuyến mãi mà tốn rất ít chi phí.
Để xây dựng hình ảnh một ngân hàng thân thiện, hƣớng tới lợi ích cộng đồng, ngân hàng cần tích cực tham gia cơng tác xã hội, trao học bổng, làm từ thiện ...
Phối hợp với hội sở và các chi nhánh khác triển khai các chƣơng trình khuyến mãi, các chiến dịch quảng cáo lớn trên phạm vi toàn quốc.
CHƢƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1. KẾT LUẬN
Hoạt động tín dụng là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất đối với ngân hàng. Đây là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận cũng nhƣ rủi ro cho ngân hàng. Trong thời gian vừa qua, trải qua nhiều khó khăn nhƣng Trustbank chi nhánh Cần Thơ cũng đã có những đóng góp nhất định trong sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Trở thành ngƣời bạn đáng tin cậy của các tầng lớp dân cƣ, vừa là nơi tiết kiệm và đầu tƣ an toàn cho nguồn vốn nhàn rỗi của công chúng, vừa là nơi cung cấp vốn, hỗ trợ cho các cá nhân, gia đình, các doanh nghiệp khôi phục và phát triển sản xuất kinh doanh.
Nhìn chung trong giai đoạn 2010 đến 2012, tình hình kinh tế xã hơi có nhiều chuyển biến phức tạp, vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng, biến động về lãi suất, tình trạng đóng băng bất động sản, nợ xấu và hàng tồn kho... là những vấn đề ngân hàng phải đối mặt. Là một ngân hàng nhỏ lại mới đi vào hoạt động nên Trustbank – Cần Thơ gặp phải rất nhiều khó khăn nhƣng với sự nỗ lực và quyết tâm cao, ngân hàng cũng đã bƣớc đầu đạt đƣợc một số thành công: vốn huy động dồi dào và tăng cao, doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dƣ nợ đều có sự tăng trƣởng, hệ số thu nợ cao, vịng quay vốn tín dụng lớn, nợ xấu tuy có tăng cao trong năm 2012 nhƣng vẫn ở mức an toàn.
Nhờ vào những thành quả trên mà uy tín và thƣơng hiệu của Trustbank – Cần Thơ ngày càng đƣợc nâng cao, ngƣời dân tin tƣởng và giao dịch với ngân hàng nhiều hơn. Tuy nhiên, trƣớc tình trạng khó khăn chung của nền kinh tế cũng nhƣ sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng khác thì Trustbank – Cần Thơ cần chú trọng hơn nữa việc quảng bá hình ảnh và thƣơng hiệu của mình, đầu tƣ trang thiết bị để hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, có thêm nhiều đổi mới tích cực trong cơng tác huy động vốn và cho vay để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng đến với ngân hàng mình, đƣa ngân hàng ngày càng lớn mạnh.