4.2 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG
4.2.4.1. Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều tiềm ẩn một rủi ro nhất định, rủi ro bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dù nó xuất phát từ ngun nhân nào thì nó cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngân hàng là một loại hình kinh doanh tiền tệ. Do đó, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng chứa đựng nhiều rủi ro, nổi bật nhất là rủi ro do không thu hồi được nợ khi đến hạn, ngân hàng gọi đó là nợ xấu. Nợ xấu là những khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 theo quyết định 18/2007/QĐ- NHNN. Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng nhanh là do khách hàng trả nợ không đúng thời hạn ghi trên hợp đồng để nợ quá hạn hoặc điều chỉnh kỳ hạn nợ của vay trung – dài hạn do cán bộ tín dụng đánh giá khả năng tài chính, mức độ hiệu quả của dự án vay của khách hàng để chuyển nhóm nợ cao hơn. Do đó nợ xấu càng nhiều chứng tỏ chất lượng tín dụng càng nhiều rủi ro. Như vậy muốn giảm nợ xấu thì Ngân hàng cần khắc phục các nguyên nhân trên thu nợ quá hạn, hạn chế gia hạn nợ hoặc điều chỉnh các kỳ hạn nợ.
Nợ xấu ngắn hạn
Qua Bảng số liệu nợ xấu ngắn hạn của Ngân hàng đều tăng qua các năm. Năm 2011, doanh số thu nợ ngắn hạn tăng lên do các món nợ tăng lên, các món nợ xấu năm trước vẫn chưa thu hồi hay chưa xử lý làm nợ xấu lại tăng lên qua các năm. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu có biến động nhưng vẫn đạt được mục tiêu đề ra của NH (thấp hơn 3%). Năm 2011, tổng dư nợ của NH có tăng lên đáng kể, quy mô hoạt động của NH ngày càng mở rộng. Do địa bàn hoạt động khá rộng lớn, cán bộ tín dụng cịn thiếu, mỗi cán bộ tín dụng phụ trách nhiều xã phường khác nhau. Sang năm 2012, tình hình kinh tế trong địa bàn có chuyển biến nhưng do ảnh hưởng của việc tăng giá liên tục trên các mặt hàng thiết yếu như: xăng dầu, thực phẩm, lúa gạo,.. Từ đó làm cho tiến độ trả nợ của khách hàng bị ảnh hưởng dẫn đến nợ xấu ngắn hạn tăng đột biến làm tổng nợ xấu cũng tăng đáng kể. Nguyên nhân làm cho nợ xấu tăng là do các món nợ đã đến hạn thanh tốn nhưng một số hộ vay sản xuất kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ, môi trường không thuận lợi, dịch bệnh xảy ra, giá cả biến động. Ngoài ra, một phần là do cán bộ tín dụng chưa nắm được kỹ tình hình tài chính của hộ vay. Sang năm 2012, nợ xấu tiếp tục tăng. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh này là
GVHD: Trần Thị Hạnh Phúc 52 SVTT: Trần Minh Tấn những biến động khó lường của nền kinh tế trong năm gần đây như chi phí sản xuất tăng cao, thị trường tiêu thụ kém,… đã đẩy các khoản nợ xấu ngắn hạn tăng lên.
Nợ xấu trung và dài hạn:
Trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2012, khoản mục này có xu hướng tăng dần. Nguyên nhân nợ xấu trung và dài hạn này tăng lên cao như vậy là do các khoản vay trung và dài hạn ở năm trước sang năm nay đã đáo hạn mà khách hàng chưa có khả năng trả nợ, đã làm đơn đề nghị Ngân hàng xem xét đánh giá để gia hạn nợ thêm một khoản thời gian nữa, đa số các khách hàng này đều có thiện chí trả nợ nhưng vì hoạt động kinh doanh chưa mang lại hiệu quả nên không thể hoàn trả nợ đúng hạn. Đối với hoạt động cho vay của bất kỳ ngân hàng nào thì nợ xấu cũng là điều không thể tránh khỏi tuy nhiên các ngân hàng ln hạn chế nó đến mức thấp nhất. Để đạt được kết quả nói trên phải kể đến sự nỗ lực của đội ngũ lãnh đạo và nhân viên chi nhánh. Ngoài các khoản thu từ việc xử lý nợ rủi ro thì Ngân hàng khơng ngừng theo dõi để có biện pháp thu hồi đối với các khoản nợ xấu trung và dài hạn này nhằm tránh tổn thất cho Ngân hàng. Về phía khách hàng, họ khơng cịn khả năng thanh tốn. Tuy nhiên, những khách hàng này vẫn có ý thức tự giác thanh toán vốn gốc và lãi ngay khi họ có thể tái sản xuất, kinh doanh. Nợ xấu ngày một tăng lên báo hiệu khả năng mất vốn của Ngân hàng. Để lý giải cho điều này là do khách hàng sử dụng vốn vay không hiệu quả, khối lượng thanh toán hợp đồng chậm, giá cả nguyên vật liệu trên thị trường luôn biến động và tăng cao ảnh hưởng xấu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh kéo theo sự trể nãi trong việc trả nợ Ngân hàng.