Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại ngân hàng nn và ptnt hậu giang (Trang 26)

2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thứ cấp được thu thập từ các báo cáo tài chính, báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh, báo cáo hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hậu Giang, từ wedsite: http//: www.haugiang.Agribank.com.vn Vịng quay vốn tín dụng (lần) Dư nợ bình quân Doanh số thu nợ = Dư nợ bình quân 2

Dư nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ =

Nợ xấu trên tổng

quỹ dự phòng Tổng quỹ dự phòng Nợ xấu

2.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 2.2.2.1. Phương pháp so sánh 2.2.2.1. Phương pháp so sánh

a) So sánh số tuyệt đối

Là hiệu giữa 2 chỉ tiêu: Chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu gốc. Biểu hiện mức độ quy mô, khối lượng, giá trị của một chỉ tiêu kinh tế ở thời điểm cụ thể. Dùng phương pháp so sánh số liệu thực tế năm nay so với số thực tế năm trước, xem mức độ tăng giảm như thế nào từ đó tìm ra những ngun nhân gây ra sự thay đổi đó.

b) So sánh số tương đối

Là phương pháp so sánh dựa trên kết quả của phép chia giữa trị số của năm sau so với năm trước hay của kỳ phân tích so với kỳ gốc, từ đó biết được số phần trăm thay đổi của năm sau so với năm trước đó hoặc của kỳ phân tích so với kỳ gốc.

2.2.2.2. Sử dụng các tỷ số để phân tích đánh giá

Sử dụng các tỷ số như: dư nợ trên tổng nguồn vốn, nợ xấu trên tổng dư nợ, nợ xấu trên tổng quỹ dự phòng, hệ số thu nợ, vòng quay vốn tín dụng để phân tích và đánh giá hoạt động tín dụng trung và dài hạn tại NHNo&PTNT Hậu Giang trong ba năm 2006, 2007 và 2008.

Chương 3

KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HẬU GIANG 3.1. VÀI NÉT VỀ NHNo&PTNT VIỆT NAM

Năm 1988 Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam được thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nơng nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ NHNN: tất cả các chi nhánh NHNN huyện, Phịng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh NHNN tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Trung ương (TW) được hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nơng nghiệp NHNN và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thương nghiệp, Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thương mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật.Với phương châm vì sự thịnh vượng và phát triển bền vững của khách hàng và ngân hàng, mục tiêu của NHNo&PTNT là tiếp tục giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam tiên tiến trong khu vực và có uy tín cao trên trường quốc tế.

3.2. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ NHNo&PTNT HẬU GIANG

NHNo&PTNT Hậu Giang là một ngân hàng chi nhánh của NHNo&PTNT Việ Nam. Trước đây là NHNN huyện Vị Thanh (sau ngày 30/04/1975 được tiếp quản từ NHNN chế độ cũ). Từ năm 1978-1982 được đổi tên thành NHNN huyện Long Mỹ, từ năm 1983 được đổi tên thành NHNN huyện Vị Thanh. Đến năm 1990 đổi tên thành ngân hàng Nông nghiệp huyện Vị Thanh theo quyết định 400/HĐBT ngày

01/11/1990 của Hội Đồng Bộ Trưởng (nay là Chính phủ). Đến tháng 12 năm 1996 được đổi tên thành NHNo&PTNT huyện Vị Thanh. Vào ngày 01/01/2000 tách ra thành NHNo&PTNT Thị xã Vị Thanh và NHNo&PTNT huyện Vị Thủy. Đến ngày 01/01/2004 Tỉnh Cần Thơ được chia tách thành Thành phố Cần Thơ và Tỉnh Hậu Giang. Đến ngày 15/03/2004 NHNo&PTNT Cần Thơ cũng chia tách thành hai chi nhánh hoạt động theo địa giới hành chính Tỉnh và Thành phố. Theo đó, NHNo&PTNT chi nhánh Vị Thanh chuyển thành chi nhánh cấp một và đổi tên thành NHNo&PTNT Hậu Giang.

3.3. SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CỦA NHNo&PTNT HẬU GIANG 3.3.1. Sơ đồ tổ chức

Hình 2: Sơ đồ tổ chức của NHNo&PTNT Hậu Giang

Ghi chú:

- PGĐ: Phó giám đốc

- KT-KS: Kiểm tra kiểm soát

- KHKD: Kế hoạch kinh doanh

- KSNB: Kiểm soát nội bộ

- HCNS: Hành chính nhân sự

- DV-MAR: Dịch vụ - marketing

- KTNQ: Kế toán ngân quỹ

Giám đốc PGĐ Kinh doanh PGĐ KT-KS Nội bộ PGĐ Kế toán Ngân quỹ P. KH KD P. KS NB P. HC NS P. Điện toán P. DV- MAR Chi nhánh loại 3 P. KT NQ P. Giao dịch

3.3.2. Chức năng của từng bộ phận

- Giám đốc: Lãnh đạo trực tiếp hoạt động của ngân hàng, lựa chọn chiến lược hoạt động cũng như xét duyệt mọi hoạt động quan trọng từ tổ chức hoạch toán kinh tế, phân phối tiền lương, thưởng và phúc lợi khác đến người lao động theo kết quả kinh doanh, phù hợp với chế độ và quy định của ngân hàng, trực tiếp quản lý phịng hành chính nhân sự, phịng điện tốn, phịng giao dịch, phòng dịch vụ marketing và các chi nhánh loại 3. Bên cạnh đó, giám đốc cịn là người trực tiếp chịu mọi trách nhiệm về hoạt động của ngân hàng trước pháp luật và Tổng giám đốc NHNo&PTNT Việt Nam.

- Phó giám đốc kinh doanh: Phụ trách về mọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng từ tín dụng, đầu tư tài chính, lập các kế hoạch kinh doanh, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, trực tiếp quản lý phòng kế hoạch kinh doanh. Chịu trách nhiệm trước giám đốc về mọi hoạt động thuộc thẩm quyền của mình.

- Phó giám đốc kiểm tra kiểm sốt nội bộ: Có trách nhiệm kiểm tra giám sát các phòng ban về việc thực hiện các quy định của NHNN và Hội sở chính, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về tiền tệ ngân hàng, trực tiếp quản lý phịng kiểm tra kiểm sốt. Chịu trách trước giám đốc về những sai phạm trong phạm vi quản lý của mình.

- Phó giám đốc kế toán ngân quỹ: Quản lý các khoản thu chi của ngân hàng, trực tiếp quản lý phòng kế tốn ngân quỹ.

- Phịng kế hoạch kinh doanh: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng bao gồm tiếp nhận hồ sơ, thẩm định, giải ngân, thu hồi nợ, xử lý nợ… Đồng thời phụ trách công tác thống kê, báo cáo, và lập kế hoạch kinh doanh.

- Phịng kiểm tra kiểm sốt nội bộ: Đôn đốc, nhắc nhở cán bộ nhân viên làm việc đúng nguyên tắc, phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của NHNN và Hội sở chính.

- Phịng hành chính nhân sự: Tổ chức, sắp xếp bố trí nhân sự giữa các phịng, tham mưu cho giám đốc trong cơng tác tuyển dụng đề bạt, chính sách có liên quan đến cán bộ cơng nhân viên, tổ chức điều chỉnh lương, trợ cấp, bảo hiểm.

- Phòng điện tốn: Thực hiện, quản lý tồn bộ hệ thống vi tính của ngân hàng, đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng một cách thông suốt thông qua hệ thống máy

tính. Quản lý các tài khoản nhân viên, giải quyết các vấn đề liên quan đến tài khoản như username, password, các trục trặc của hệ thống máy tính…

- Phịng dịch vụ Marketing: Thực hiện các dịch vụ hậu mãi, quảng bá hình ảnh của ngân hàng đến với khách hàng tiềm năng.

- Chi nhánh loại 3: Thực hiện các nghiệp vụ tín dụng, dich vụ thanh toán, huy động vốn ở các địa điểm khác nhau trên địa bàn.

- Phòng kế tốn ngân quỹ: Thực hiện các bút tốn có liên quan trong q trình thanh tốn, kế tốn các khoản thu chi trong ngày, thực hiện các bút toán giữa ngân hàng nới khách hàng, với ngân hàng khác, với NHNN.

- Phịng giao dịch: Có nhiệm vụ huy động vốn, mua bán trao đổi ngoại tệ, giấy tờ có giá, thực hiện các nghiệp vụ thanh toán trong nước và quốc tế, nghiệp vụ chuyển tiền Western Union…

3.4. QUY TRÌNH XÉT DUYỆT CHO VAY CỦA NHNo&PTNT HẬU GIANG

Để có thể đầu tư cho vay vào một khách hàng thì bất kỳ một ngân hàng nào cũng đòi hỏi phải tuân thủ những quy tắc nhất định do chính ngân hàng đó đặc ra, phù hợp với pháp luật và những yêu cầu của khách hàng. Đối với NHNo&PTNT Hậu Giang cũng có một quy trình cho vay cụ thể và quy trình đó được thể hiện qua các bước sau:

- Bước 1: Tiếp nhận khách hàng và hướng dẫn về hồ sơ vay

- Bước 2: Thẩm định các điều kiện tín dụng. Cán bộ tín dụng thẩm định khách hàng về các điều kiện: năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự, khả năng tài chính, tài sản bảo đảm, tính khả thi của dự án đầu tư…. Nếu đủ điều kiện thì ngân hàng tiến hành ký kết hợp đồng tín dụng, nếu khơng phải thơng báo cho khách hàng biết rõ lý do.

- Bước 3: Xét duyệt cho vay và ký hợp đồng tín dụng. Hợp đồng tín dụng được lập thành 02 bản, khách hàng và ngân hàng mỗi bên giữ một bản.

- Bước 4: Tiến hành giải ngân

- Bước 5: Theo dõi và kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của khách hàng, nếu thấy khách hàng sử dụng vốn không đúng mục đích thì tiến hành thu hồi vốn trước hạn bằng những biện pháp nghiệp vụ.

- Bước 6: Tiến hành thu lãi, nợ gốc hoặc xử lý rủi ro (nếu có) - Bước 7: Thanh lý hợp đồng tín dụng

Tóm lại, quy trình cho vay mới chỉ là điều kiện cần, điều quan trọng là ngân hàng phải biết vận dụng quy trình đó như thế nào để vừa đảm bảo an toàn trong hoạt động tín dụng, vừa mang lại hiệu quả cho ngân hàng. Trong quy trình trên khâu thẩm định khách hàng là khâu quan trọng nhất, vì khi thẩm định ngân hàng có thể biết được tình hình tài chính, khả năng quản lý tài chính, khả năng trả nợ đầy đủ của khách hàng từ đó hạn chế rủi ro có thể xảy ra.

3.5. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG 3.5.1. Tình hình nguồn vốn 3.5.1. Tình hình nguồn vốn

Ø Tổng nguồn vốn

Nhìn chung, trong ba năm qua tổng nguồn vốn của ngân hàng có chiều hướng sụt giảm và tốc độ giảm ngày một nhanh hơn (-2,3% năm 2007 và -18,2% năm 2008). Trong khi đó vốn huy động lại tăng, đồng nghĩa với việc vốn chủ sở hữu giảm, đặc biệt trong năm 2008 tổng nguồn vốn lại nhỏ hơn vốn huy động. Nguyên nhân chính của sự sụt giảm đó là do chính sách điều chuyển vốn của NHNo&PTNT TW, trong khi ngân hàng NHNo&PTNT Hậu Giang cần vốn để đầu tư cho vay thì NHNo&PTNT TW lại rút bớt vốn theo yêu cầu của NHNN để thực hiện chính sách thắt chặt tiền tệ nhằm kiềm chế lạm phát. Cụ thể trong năm 2007, trong khi vốn huy động chỉ tăng 11.458 Trđ thì ngân hàng phải điều chuyển đi một lượng là 15.752 Trđ, cùng với việc lợi nhuận của ngân hàng giảm so với năm 2006 làm cho tổng nguồn vốn của ngân hàng cũng giảm tương ứng. Đến năm 2008 trong khi vốn huy động tăng chỉ có 29.009 Trđ thì ngân hàng vẫn phải tiếp tục điều chuyển đi tất cả nguồn vốn đã nhận điều chuyển tính đến năm 2008 là 64.440 Trđ, đồng thời trong năm 2008 hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ đến 13.686 Trđ làm cho tổng nguồn vốn nhỏ hơn vốn huy động, một điều rất hiếm xảy ra ở các NHTMCP.

Nhìn vào bảng tổng hợp tình hình nguồn vốn của ngân hàng chúng ta dễ dàng nhận ra khơng có khoản mục tiền gửi của KBNN và vay từ NHNN, một nguồn vốn có chi phí khá thấp, ổn định và khá chủ động. Từ đó cho thấy NHNo&PTNT Hậu Giang chưa tiếp cận được với nguồn vốn từ Ngân sách Nhà nước do nhiều nguyên

nhân khác nhau. Nguyên nhân thứ nhất là do Hậu Giang là một tỉnh mới chia tách kém phát triển nên nguồn thu về Ngân sách Nhà nước còn hạn chế, chỉ đủ chi và khơng có thặng dư Ngân sách để gửi vào các NHTM. Nguyên nhân thứ hai là do NHNN chi nhánh Hậu Giang mới được thành lập trong những năm gần đây nên nguồn vốn do NHNN Việt Nam phân bổ cịn ít, khơng đáp ứng được nhu cầu vay vốn của các NHTM trên địa bàn, trong đó có NHNo&PTNT Hậu Giang. Nguyên nhân thứ ba là do ngân hàng chưa tạo dựng mối quan hệ và thanh tóan với kho bạc Nhà nước Tỉnh và Thị xã trên địa bàn nên kho bạc chưa mở tài khoản và gửi tiền vào ngân hàng nhằm phục vụ cho các giao dịch của KBNN với các thành phần kinh tế khác.

Một khoản mục khác cũng khơng có phát sinh trong những năm qua đó là khoản mục nguồn vốn ủy thác đầu tư, một nguồn vốn tốn chi phí rất thấp và có thời hạn dài. Ngun nhân tạo ra điều này là do trong những năm trước trên địa bàn thị xã Vị Thanh có rất ít dự án được đầu tư từ nguồn vốn ủy thác đầu tư của Chính phủ hay nguồn vốn tài trợ từ nước ngoài nên việc tiếp cận nguồn vốn này gặp rất nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong những năm sắp tới đặc biệt là trong năm 2009 trên địa có nhiều dự án được đầu tư từ nguồn vốn này đồng lọt được khởi động, vì vậy địi hỏi NHNo&PTNT Hậu Giang phải chủ động tiếp cận và tận dụng nguồn vốn này nhằm tìm kiếm một nguồn vốn ổn định và hiệu quả.

Ø Tiền gửi của các TCTD trong nước

Tiền gửi của các TCTD trong nước là nhằm phục vụ cho nhu cầu thanh toán vốn giữa các khách hàng thông qua ngân hàng. Một khi nhu cầu về thanh toán của các TCKT và cá nhân giảm sút thì lượng vốn này cũng ít đi. Điều đó đã xẩy ra trong năm 2008, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy thối các TCKT và cá nhân cắt giảm đầu tư, sản xuất kinh doanh làm cho nhu cầu thanh toán vốn giữa các khách hàng có mở tài khoản thanh toán tại các NHTM trên địa bàn cũng giảm theo, dẫn đến tiền gửi thanh toán của các TCTD trong nước giảm đột ngột. Ngược lại, trong hai năm 2006 và 2007 tình hình nền kinh tế khá khả quan, hầu hết các TCKT và cá nhân điều mạnh dạng mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhu cầu thanh

toán qua ngân hàng tăng đột biến, vì vậy lượng tiền gửi của các TCTD cũng tăng theo để đáp ứng những yêu cầu đó.

Ø Kỳ phiếu và trái phiếu

Một khoản mục cũng có nhiều sự biến động chính là khoản mục kỳ phiếu và trái phiếu, năm 2006 là 10.194 Trđ đến năm 2007 chỉ còn 1.179 Trđ, nhưng đến năm 2008 lại tăng lên đến 23.369 Trđ. Sở dĩ xẩy ra điều này là do trong năm 2006 nhu cầu sử dụng vốn để đầu tư cho vay đột ngột tăng khiến ngân hàng phải đẩy mạnh huy động vốn thông qua việc phát hành kỳ phiếu và trái phiếu. Nhưng đến năm 2007 do lượng vốn huy động và nhu cầu đầu tư cho vay khá ổn định nên ngân hàng không phát sinh nhu cầu vốn đột xuất từ đó giảm phát hành thêm kỳ phiếu và trái phiếu. Đến năm 2008 hầu hết các NHTM điều đưa ra mức lãi suất huy động rất cao nhằm cạnh tranh để thu hút vốn làm cho một bộ phận khách hàng rút vốn gửi nơi khác lãi suất cao hơn. Nhận thấy được điều này nên ban giám đốc đã mạnh dạng phát hành kỳ phiếu và trái phiếu với lãi suất cao hịng tìm kiếm một nguồn vốn ổn định hơn và an toàn hơn. Mặt khác, được sự yêu cầu của NHNo&PTNT TW, NHNo&PTNT Hậu Giang phải điều chuyển về trên 64.440 Trđ mà một phần của nguồn vốn này đang

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng trung hạn và dài hạn tại ngân hàng nn và ptnt hậu giang (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)