CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU
4.2 TÌNH HÌNH VỐN HUY ĐỘNG CỦA SACOMBANK – CN CẦN THƠ
4.2.2 Vốn huy động phân theo thành phần kinh tế
Trong nền kinh tế có rất nhiều thành phần kinh tế khác nhau, mỗi thành phần, mỗi đối tượng khác nhau sẽ có nhu cầu và nguồn vốn khác nhau. Hiểu được vấn đề này ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động cho các đối tượng khách hàng khác nhau để có thể đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Ta có thể xem xét nguồn vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của Sacombank Cần Thơ qua bảng số liệu dưới đây.
Bảng 4. VỐN HUY ĐỘNG PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA SACOMBANK CẦN THƠ GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) Tiền gửi của các
TCTD 49.858 4.220 3.305 (45.638) (91,54) (915) (21,68) Tiền gửi của các
TCKT 429.972 152.374 198.047 (277.598) (64,56) 45.673 29,97 Tiền gửi tiết kiệm
của cá nhân 574.621 837.675 1.081.910 263.054 45,78 244.235 29,16 TỔNG VHĐ 1.054.451 994.269 1.283.262 (60.182) (5,71) 288.993 29,07
(Nguồn: Phịng Kế tốn – Hành chánh, Sacombank Cần Thơ)
Hình 4. Tỷ trọng vốn huy động phân theo thành phần kinh tế của Sacombank Cần Thơ giai đoạn 2010 – 2012
Đối với Sacombank thì nguồn vốn huy động từ các TCTD khác trên địa bàn chiếm tỷ trọng không cao. Cụ thể năm 2010 tiền gửi của các TCTD còn ở mức 4,73% trong tổng nguồn vốn huy động, tỷ lệ này đã không cao so với nguồn vốn
Năm 2010 4.73% 40.78% 54.49% Năm 2011 0.42% 15.33% 84.25% Năm 2012 0.26% 15.43% 84.31%
từ các thành phần kinh tế khác mà đến năm 2012 lại giảm xuống còn 0,26%. Điều này cho thấy tiền gửi của các TCTD tuy có đóng góp vào nguồn vốn huy động của ngân hàng nhưng không đáng kể. Năm 2011, tiền gửi của các TCTD giảm mạnh đến trên 45 tỷ đồng so với năm 2010. Đến năm 2012 thì vẫn tiếp tục giảm. Có sự sụt giảm mạnh mẽ này là do giai đoạn 2010 – 2012 là thời gian hồi phục của các doanh nghiệp sau cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu năm 2007 – 2008. Vì các doanh nghiệp muốn đẩy mạnh hoạt động sản xuất sau thời gian co hẹp để bảo tồn vốn; hơn nữa nhờ gói kích cầu của chính phủ hỗ trợ 4% lãi suất, đây như là liều thuốc mạnh giúp các doanh nghiệp gia tăng việc vay vốn từ các ngân hàng. Chính vì lý do đó mà Sacombank Cần Thơ cũng như các TCTD khác bằng mọi cách huy động vốn để cho các doanh nghiệp vay vì đây là cơ hội tìm kiếm lợi nhuận mà các TCTD khơng thể bỏ qua. Vì vậy gần như các ngân hàng huy động được bao nhiêu vốn, sau khi trích lập dự trữ theo quy định thì đều tập trung vốn còn lại để cho vay và đầu tư. Bên cạnh đó, thời gian trước đây các TCTD gửi tiền ở Sacombank chủ yếu dùng để chuyển tiền vì lúc trước các ngân hàng nhỏ lẻ có mạng lưới hoạt động cịn hạn chế khơng thể chuyển tiền đến các tỉnh nhỏ. Cho đến những năm gần đây, các ngân hàng đã tập trung mở rộng mạng lưới của mình đến các tỉnh thành trong cả nước vì thế nguồn tiền gửi của các TCTD đã giảm đi đáng kể trong năm 2011 này.
Đứng thứ hai về tỷ trọng là vốn huy động từ các TCKT với 40,78% năm 2010. Nhưng đến năm 2011 và 2012 đã giảm xuống còn khoảng 15% so với tổng nguồn vốn huy động. Đối tượng khách hàng chủ yếu là các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực kinh doanh khác nhau gửi tiền vào ngân hàng để đáp ứng việc thực hiện các khoản chi trả trong quá trình hoạt động của mình. Nguồn tiền gửi này đóng góp một phần đáng kể vào tổng nguồn vốn huy động nhưng năm 2011 lại giảm gần 65% so với năm 2010. Do trong năm này tình hình kinh tế khó khăn, lạm phát tăng nhanh đến 18,13% làm cho giá cả leo thang ảnh hưởng đến sức mua của người dân dẫn đến hàng tồn kho của các doanh nghiệp tăng cao nên việc sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp bị suy yếu nghiêm trọng. Theo công bố tại lễ Báo cáo thường niên doanh nghiệp Việt Nam năm 2011 thì trên 79.000 doanh nghiệp giải thể, trên 50% các công ty thua lỗ vào năm 2011 nên đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của các TCKT, đó cũng là
nguyên nhân làm cho vốn huy động của thành phần này giảm mạnh. Đến năm 2012, nguồn vốn tiền gửi từ các TCKT có tăng lên nhưng chỉ tăng khoảng 45 tỷ đồng. Vì trong năm này tình hình lạm phát đã bớt căng thẳng và kiềm chế ở mức 7%. Bên cạnh đó NHNN cũng đã yêu cầu các ngân hàng giảm lãi suất cho vay ngắn hạn đối với các lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp nhỏ và vừa về mức 9 – 12%/năm; cho vay lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác và tiêu dùng ở mức 12 – 15%/năm. Do đó các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn với chi phí thấp hơn nên tình hình hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp có phần cải thiện. Tuy nguồn vốn tiền gửi của các TCKT tăng trưởng khơng nhiều nhưng cũng góp phần cải thiện tình hình huy động vốn của Sacombank Cần Thơ trong năm 2012 này.
Chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng vốn huy động là tiền gửi tiết kiệm của các cá nhân. Nguồn vốn huy động này năm 2010 đã chiếm trên 50% vốn huy động, đến năm 2011 và 2012 lại có tỷ lệ khá cao đến trên 84%. Mặc dù đây phương án đầu tư có tỷ suất sinh lời khơng cao hơn so với các kênh đầu tư khác nhưng nó lại là kênh đầu tư có mức độ an tồn cao. Cho nên đa phần người dân đều gửi tiết kiệm ở ngân hàng để đồng vốn họ có thể sinh lời tuy không nhiều nhưng có thể giảm thiểu được rủi ro. Ở giai đoạn 2010 - 2011, kinh tế nước ta bắt đầu có dấu hiệu xấu đi do lạm phát tăng cao, khiến Chính phủ và NHNN phải thắt chặt đầu tư cũng như cung tiền ra nền kinh tế. Hơn nữa trong năm này theo thông tư số 02/2011/TT-NHNN ban hành ngày 3/3/2011 quy định trần lãi suất huy động vốn bằng đồng Việt Nam của các TCTD là 14%/năm. Do lãi suất huy động cao nên lãi suất cho vay cũng tăng cao mà điều kiện cho vay lại ngặt nghèo, các doanh nghiệp khó tiếp cận được nguồn vốn dẫn đến tình hình sản xuất kinh doanh gặp khó khăn. Trước tình hình khơng cịn kênh đầu tư nào an tồn để trú ẩn đồng tiền trước bão lạm phát, các khách hàng cá nhân chỉ có thể gửi tiền vào ngân hàng để bảo vệ đồng tiền của mình khơng bị mất giá. Đến năm 2012, nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của cá nhân vẫn tăng nhưng không tăng mạnh như năm 2011. Ở nửa đầu năm 2012, lãi suất huy động của ngân hàng vẫn còn ở mốc 14%/năm nhưng đến 11/6/2012 áp dụng thông tư số 19/2012/TT-NHNN ban hành vào ngày 8/6/2012 thì lãi suất tối đa đối với tiền gửi có kỳ hạn từ 1 đến dưới 12 tháng là 9%/năm. Vì sự giảm mạnh của lãi suất huy động nên tiền gửi
tiết kiệm của cá nhân tại Sacombank Cần Thơ năm 2012 không tăng cao bằng năm 2011. Đứng trước tình hình lãi suất huy động giảm mạnh ở nửa cuối năm 2012, để có thể giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới, Sacombank Cần Thơ đã đưa ra các loại hình tiền gửi đa dạng phù hợp với nhu cầu của nhiều phân khúc khách hàng như tiền gửi tương lai, tiền gửi đa năng, tiết kiệm phù đổng, tiền gửi góp ngày,…nên tốc độ tăng của nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng cá nhân vẫn tương đối ổn định mặc dù khơng cao bằng giai đoạn trước đó.
Cần Thơ tuy là thành phố trung tâm đồng bằng sông Cửu Long nhưng lượng doanh nghiệp lớn rất ít, đa phần trên địa bàn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, dòng tiền của họ được dùng để xoay vịng cho các kì sản xuất tiếp theo nên họ thường ít gửi tiền vào ngân hàng hoặc chỉ gửi ở dạng tiền gửi thanh tốn. Cịn các TCTD khác trên địa bàn Cần Thơ thì tập trung vốn để cho vay nhằm kiếm lợi nhuận hoặc chủ yếu chỉ cho các TCTD khác vay trên thị trường liên ngân hàng. Vì thế trong giai đoạn 2010 - 2012 nguồn vốn huy động của ngân hàng đa số là của khách hàng cá nhân vì các khách hàng cá nhân tuy gửi tiết kiệm với số tiền nhỏ nhưng lại có số lượng người gửi lớn và có tính ổn định hơn.