Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (Trang 29 - 34)

2.1. Quy định pháp luật về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

2.1.1.2. Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể

Trong quá trình hoạt động, một doanh nghiệp nĩi chung và một DNBH nĩi riêng khĩ tránh khỏi quá trình tái cấu trúc lại doanh nghiệp theo hướng làm tăng hoặc giảm quy mơ kinh doanh nhằm nâng cao hiệu quả trong quản lý, điều hành doanh nghiệp, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường hoặc đi đến chấm dứt mọi hoạt động và sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Trong quá trình tái cấu trúc hay đi đến chấm dứt hoạt động, DNBH khĩ đảm bảo được tồn bộ quyền và lợi ích như đã cam kết trong HĐBH như đã thống nhất với bên mua nên việc chuyển giao HĐBH cho bên thứ ba trong giai đoạn này là cần thiết.

i) Chia, tách DNBH

chịu rủi ro; đới với HĐBH cĩ thời hạn trên 5 nằm là tổng của 4% dự phịng nghiệp vụ bảo hiểm và 0,3% số tiền bảo hiểm chịu rủi ro. (khoản 2 Điều 64 khoản 1 Điều 64 NĐ 73/2016/NĐ-CP).

25

Chia, tách doanh nghiệp là giải pháp tổ chức lại mà từ một doanh nghiệp sẽ tiến hành chia thành viên, cổ đơng và nguồn vốn kinh doanh mà doanh nghiệp đang nắm giữ để thành lập hai hoặc nhiều cơng ty mới.71

Đối với DNBH, chia, tách doanh nghiệp là biện pháp tổ chức lại chỉ áp dụng đối với DNBH hoạt động dưới mơ hình cơng ty cổ phần và cơng ty trách nhiệm hữu hạn.72 Các hoạt động chia và tách doanh nghiệp đều dẫn đến hậu quả làm tăng số lượng các doanh nghiệp trên thị trường. Cụ thể, nếu chia DNBH thì DNBH bị chia chấm dứt sự tồn tại đồng thời cho ra đời các DNBH mới; nếu tách DNBH thì DNBH bị tách vẫn tồn tại về mặt pháp lý đồng thời phần doanh nghiệp được tách ra sẽ làm hình thành thêm DNBH mới.

Các doanh nghiệp được hình thành sau hoạt động chia, tách phải cùng nhau cĩ nghĩa vụ liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ, nghĩa vụ của doanh nghiệp bị chia và doanh nghiệp bị tách. Theo khoản 1 Điều 288 BLDS 2015 thì nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ do nhiều người cùng phải thực hiện và bên cĩ quyền cĩ thể yêu cầu bất cứ ai trong số những người cĩ nghĩa vụ phải thực hiện tồn bộ nghĩa vụ. Đây được xem là cơ chế hữu hiệu gĩp phần bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ, khách hàng và người lao động của cơng ty bị chia hoặc cơng ty bị tách.

DNBH là bên thực hiện nghĩa vụ chi trả bảo hiểm. Khi DNBH đang tiến hành hoạt động chia, tách, việc xác định DNBH nào là sẽ là DNBH chịu trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ chi trả là rất khĩ đồng thời, sẽ ảnh hưởng đến quá trình DNBH tiến hành cơ cấu lại. Vì vậy, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép DNBH bị chia, bị tách tiến hành chuyển giao HĐBH cho một DNBH khác nhằm giúp DNBH bị chia, bị tách giảm bớt các vấn đề phát sinh cũng như tạo niềm tin với người mua bảo hiểm về các quyền và lợi ích chính đáng của họ sẽ được đảm bảo một cách đầy đủ, tồn vẹn và nhanh chĩng.

ii) Hợp nhất, sáp nhập DNBH

Bản chất kinh tế của sáp nhập và hợp nhất doanh nghiệp là các hoạt động nhằm tích tụ tư bản, tăng sức mạnh thị trường cho doanh nghiệp. Pháp luật doanh nghiệp đưa ra các định nghĩa hợp nhất là việc hai hoặc một số cơng ty (sau đây gọi là cơng ty bị hợp nhất) cĩ thể hợp nhất thành một cơng ty mới (sau đây gọi là cơng ty hợp nhất) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ và lợi ích hợp

71 Khoản 1 Điều 192; khoản 1 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014. 72 Khoản 1 Điều 192; khoản 1 Điều 193 Luật Doanh nghiệp 2014.

26

pháp sang cơng ty hợp nhất, đồng thời chấm dứt tồn tại của các cơng ty bị hợp nhất.73

Sáp nhập doanh nghiệp là việc một hoặc một số cơng ty (sau đây gọi là cơng ty bị sáp nhập) cĩ thể sáp nhập vào một cơng ty khác (sau đây gọi là cơng ty nhận sáp nhập) bằng cách chuyển tồn bộ tài sản, quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang cơng ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại của cơng ty bị sáp nhập.74

Việc hợp nhất hoặc sáp nhập DNBH sẽ làm giảm số lượng DNBH tham gia thị trường, trong một số trường hợp cụ thể hoạt động này cĩ khả năng tác động đáng kể đến mơi trường cạnh tranh. Trong bối cảnh hội nhập, dịch vụ bảo hiểm Việt Nam vẫn cịn khá non trẻ so với các nước trong khu vực, việc nâng cao năng lực tài chính cho các DNBH bằng việc sáp nhập các DNBH để tăng khả năng cạnh tranh được đánh giá là một giải pháp hữu hiệu. Bởi lẽ, việc tăng vốn điều lệ cho các DNBH vừa khĩ khăn, vừa là giải pháp mang tính dài hạn, nên trước mắt, chúng ta nên thực hiện việc sáp nhập các DNBH như đã từng làm với ngành ngân hàng. Thực hiện được điều này sẽ tăng khả năng tài chính cho các DNBH để thực hiện tốt hoạt động chi trả bảo hiểm cũng như hoạt động đầu tư tài chính.75 Bởi lấy ví dụ, theo quy định của pháp luật kinh doanh bảo hiểm, mức vốn pháp định của DNBH nhân thọ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ và bảo hiểm sức khỏe là 600 tỷ đồng Việt Nam; mức vốn pháp định sẽ là 800 tỷ đồng Việt Nam nếu DNBH nhân thọ kinh doanh bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm liên kết đơn vị hoặc bảo hiểm hưu trí; mức vốn này là 1000 tỷ đồng nếu DNBH nhân thọ kinh doanh cả 4 nghiệp vụ là bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm sức khỏe, bảo hiểm liên kết đơn vị và bảo hiểm hưu trí. Như vậy, nếu muốn mở rộng quy mơ kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, DNBH sẽ gặp khĩ khăn trong việc huy động vốn để đạt đủ vốn pháp định lên đến hàng nghìn tỷ đồng Việt Nam để đa dạng hĩa các nghiệp vụ kinh doanh. Do đĩ, các DNBH lựa chọn giải pháp hợp nhất và sáp nhập lại với nhau. Tuy nhiên, dưới gĩc độ pháp luật cạnh tranh thì các hoạt động sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp là những hành vi tập trung kinh tế và sẽ bị kiểm sốt hoặc cấm thực hiện khi thỏa mãn các điều kiện luật định.76

73 Khoản 1 Điều 194 Luật Doanh nghiệp 2014. 74 Khoản 1 Điều 195 Luật Doanh nghiệp 2014.

75 Nguyễn Thị Thủy (2017), “Tự do hĩa dịch vụ bảo hiểm trong bối cảnh gia nhập cơng đồng kinh tế ASEAN”, Tạp chí Nghiên cứu lập pháp, số 3 (331)/2017, tr. 23.

27

Tương tự trường hợp DNBH chia, tách, pháp luật kinh doanh bảo hiểm cho phép DNBH bị hợp nhất, bị sáp nhập tiến hành chuyển giao HĐBH cho một DNBH khác khi DNBH đang tiến hành hợp nhất, sáp nhập nhằm mục đích giúp việc hợp nhất, sáp nhập các DNBH được diễn ra thuận lợi, nhanh chĩng đồng thời đảm bảo an tồn về chi trả bảo hiểm cho người mua bảo hiểm.

iii) Giải thể DNBH

Giải thể doanh nghiệp là quá trình chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp thực hiện hoặc do cơ quan cĩ thẩm quyền quyết định với điều kiện là doanh nghiệp phải cĩ đủ KNTT các nghĩa vụ tài sản của mình.77 Đây được xem như là “thủ tục để doanh nghiệp rút khỏi thị trường một cách hợp pháp”.78

Thơng thường, khi khơng muốn tiếp tục hoạt động kinh doanh, DNBH tiến hành giải thể tự nguyện trong các trường hợp sau.79

Một là, DNBH tự nguyện xin giải thể nếu cĩ KNTT các khoản nợ. Đây là

trường hợp giải thể mà pháp luật Việt Nam cũng như trên thế giới đều ghi nhận trên cơ sở quyền tự do kinh doanh.80 Pháp luật tơn trọng quyền tự do kinh doanh của các chủ thể trong nền kinh tế, DNBH là tổ chức cĩ tư cách pháp nhân, tiến hành đăng ký thành lập và hoạt động theo đúng quy định pháp luật nên cũng cĩ quyền chấm dứt sự tồn tại theo chính ý muốn của chính DNBH.

Hai là, khi hết thời hạn hoạt động quy định trong giấy phép thành lập và

hoạt động mà khơng cĩ quyết định gia hạn. Kinh doanh bảo hiểm là một ngành kinh doanh đặc thù, cĩ tính rủi ro cao, cĩ thể ảnh hưởng đến thị trường bảo hiểm, một bộ phận của thị trường tài chính thậm chí là tồn bộ nền kinh tế xã hội. Vì vậy, bên cạnh các quy định về thành lập doanh nghiệp theo pháp luật về doanh nghiệp, khi thành lập, DNBH phải được BTC, cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền, cho phép thành lập và hoạt động.81 Theo đĩ, điều kiện bắt buộc để DNBH tham gia thị trường là phải được BTC cấp giấy phép thành lập và hoạt động. Thời hạn hoạt động sẽ được ghi nhận trong giấy phép thành lập và hoạt động. Khi kết thúc thời hạn hoạt động mà DNBH khơng xin gia hạn hoặc khơng được cấp phép gia hạn thì đồng

77 Lưu Thị Ngọc Giàu (2018), Giải thể doanh nghiệp theo luật Doanh nghiệp 2014, Khĩa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Luật Thành phố Hồ Chí Minh, tr. 6-7.

78 Trường Đại học Luật Hà Nội (2017), Giáo trình Luật Thương mại Việt Nam tập I, Nhà xuất bản Tư pháp, tr.419.

79 Khoản 1 Điểu 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, năm 2019). 80 Lê Ngọc Anh (2017), “Pháp luật Việt Nam về giải thể doanh nghiệp - Thực trạng và phương hướng hồn thiện”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 11 (355)/2017, tr. 22.

28

nghĩa với việc DNBH khơng được tiếp tục hoạt động nên phải tiến hành thủ tục giải thể DNBH.

Bên cạnh việc giải thể tự nguyện, DNBH bị buộc phải giải thể khi rơi vào các trường hơp sau:

Thứ nhất, Bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động khi82: DNBH sẽ bị

thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động trong các trường hợp sau: 1) Hồ sơ xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cĩ thơng tin cố ý làm sai sự thật; 2) Sau 12 tháng kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và hoạt động mà khơng bắt đầu hoạt động; 3) Hoạt động sai mục đích hoặc khơng đúng với nội dung quy định trong giấy phép thành lập và hoạt động; 4) Khơng bảo đảm các yêu cầu về tài chính để thực hiện các cam kết với bên mua bảo hiểm.83

DNBH phải tiến hành thủ tục giải thể doanh nghiệp khi bị thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động. Bởi lẽ, giấy phép thành lập và hoạt động được cấp bởi BTC là cơ sở pháp lý để DNBH cĩ thể thành lập, hoạt động trên thị trường. Khi giấy phép đã bị thu hồi, DNBH khơng cịn cơ sở để tiếp tục tồn tại, hoạt động.

Thứ hai, các trường hợp khác theo quy định của pháp luật84

DNBH phải tiến hành giải thể nếu rơi vào các trường hợp giải thể bắt buộc được quy định tại pháp luật doanh nghiệp như trường hợp DNBH khơng cịn đủ số lượng thành viên tối thiểu trong thời hạn sáu tháng liên tục mà khơng làm thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp.85

Tĩm lại, trong cả hai trường hợp giải thể DNBH theo ý chí của DNBH hay giải thể bắt buộc thì việc giải thể phải được BTC chấp thuận bằng văn bản86.

Như vậy, giải thể đồng nghĩa với việc chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp trên thị trường. Khi tiến hành giải thể, doanh nghiệp cần phải đảm bảo thanh tốn tất cả các khoản nợ của doanh nghiệp. Đối với các DNBH, các “khoản nợ” được hiểu là các nghĩa vụ thanh tốn, chi trả bảo hiểm đối với bên mua. Tuy nhiên, các “khoản nợ” này cĩ những đặc trưng khơng giống như các khoản nợ thơng thường. Bởi vì, chỉ khi sự kiện bảo hiểm mà các DNBH và người mua bảo hiểm đã thỏa thuận xảy ra thì các “khoản nợ” này mới phát sinh và số tiền bảo hiểm phụ thuộc vào thời điểm xảy ra rủi ro và mức độ thiệt hại thực tế. Vì vậy, các khoản nợ này

82 Điểm c khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019). 83 Điều 68 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019).

84 Điểm d khoản 1 Điều 82 Luật Kinh doanh bảo hiểm năm 2000 (sửa đổi, bổ sung năm 2010, 2019). 85 Điểm c khoản 1 Điều 201 Luật Doanh nghiệp 2014.

29

là các khoản nợ khơng thể xác định chính xác từ trước về thời hạn trả nợ cũng như số tiền nợ phải trả. Từ những lý do trên, DNBH cần phải chuyển giao các HĐBH mà mình đã ký kết với khách hàng để tiến hành giải thể thuận lợi và đảm bảo các HĐBH đã ký kết với bên mua vẫn được tiếp tục thực hiện.

Một phần của tài liệu Pháp luật về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)