CHO VAY
5.2.1 Những vấn đề tồn tại trong hoạt động cho vay của ngân hàng
Trong công tác cho vay của ngân hàng thì tuy khá chặt chẽ song vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro do khả năng sử dung vốn chưa hiệu quả của khách hàng, đối với khách hàng làm nông nghiệp thì chịu ảnh hưởng bất thường của sự thay đổi thời tiết dẫn đến hoạt động trồng trọt, đối với khách hàng sử dụng vốn cho hoạt động kinh doanh, đầu tư thì bị chi phối bởi tình hình kinh tế thị trường.
Bên cạnh đó là việc thẩm định tài sản đảm bảo đối với các khoản vay (chủ yếu là các khoản vay công nghiệp và dịch vụ) thì khả năng của ngân hàng cịn hạn chế do thiếu điều kiện về thiết bị, khả năng tiếp nhận những tiến bộ của thị trường về khả năng thẩm định giá trị tài sản.
Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tuy có tăng dần qua các năm song vẫn còn khá thấp do lượng vốn cho vay trung và dài hạn của ngân hàng còn khá nhiều. Do đó làm hạn chế khả năng tái sử dụng vốn cho hoạt động tín dụng của ngân hàng.
Vần đề quản lý và thu hồi nợ xấu của ngân hàng cịn gặp nhiều khó khăn do phần lớn nhựng khách hàng mắc nợ là nông dân (chủ yếu là ngành chăn nuôi và vay tiêu dùng) nên khi mất khả năng trả nợ thì họ khơng có vốn cho tái sản xuất kinh doanh nên rất khó trả được nợ.
5.2.2 Giải pháp nâng cao chất lượng trong hoạt động cho vay của ngân hàng hàng
Thực hiện tốt quy trình tín dụng, chúng ta biết là trong thời gian gần đây thì tình hình đảo nợ ngày càng tăng, bên cạnh đó những khách hàng vay vốn làm khơng có hiệu quả điều này làm cho ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Do đó ngân hàng cần đồng hành cùng khách hàng giúp họ sử dụng vốn đúng mục đích, hiệu quả. Bên cạnh đó để tránh được những rủi ro có thể xảy ra, đòi hỏi trước khi cho vay cán bộ tín dụng cần phải đảm bảo đúng quy trình cho vay, ngân hàng tuyệt
đối không chạy theo doanh số mà ký hợp đồng với những rủi ro tiềm ẩn, với phương châm an toàn là mục tiêu hàng đầu trong hoạt động kinh doanh tiền tệ.
Bên cạnh đó việc thẩm định tài sản đảm bảo có ảnh hưởng quyết định đến mức cho vay và khả năng thu hồi nợ khi khách hàng khơng trả nợ cho ngân hàng. Do đó để đảm bảo thu hồi đầy đủ vốn đối với các khoản nợ quá hạn cần phát mãi tài sản, ngân hàng nên thành lập tổ thẩm định tài sản đảm bảo, tổ này độc lập với phịng tín dụng và thực hiện thẩm định khi có yêu cầu để đảm bảo tính khách quan sau khi cho vay đồng thời giảm bớt phần nào công việc cho cán bộ tín dụng. Tổ thẩm định phải có kiến thức chun mơn về thị trường, giá cả hàng hố, am hiểu và nhạy bén với những tiến bộ của khoa học kỹ thuật để có thể nắm bắt được diễn biến thị trường trong điều kiện phức tạp của các tài sản đảm bảo như hiện nay. Sau khi cho vay, ngân hàng cần thực hiện việc kiểm kê thường xuyên tài sản đảm bảo, việc kiểm kê này cần được thực hiện định kỳ để xác định các điều kiện và tình trạng của tài sản được dùng làm đảm bảo cho khoản vay, định giá lại tài sản phải được thực hiện khi các điều kiện hay tình trạng ban đầu của tài sản bị thay đổi. Đồng thời cán bộ tín dụng của ngân hàng cần thường xuyên giám sát các khoản vay, đặc biệt là các khoản vay được đánh giá là có rủi ro cao nhằm kịp thời thu hồi lại vốn vay trong trường hợp người dân thực hiện sai hợp đồng hoặc sử dụng vốn sai mục đích.
Nợ xấu là vấn đền khơng thể nào tránh khỏi đối với các ngân hàng, do đó ngay từ đâu thì ngân hàng phải có những chính sách cụ thể đối với vấn đề này. Khi thẩm định, xét duyệt hồ sơ vay vốn, cán bộ tín dụng phải thực hiện đúng qui trình cho vay. Khi đã giải ngân, cán bộ tín dụng phải theo dõi tình hình sử dụng vốn vay để có hướng xử lý kịp thời nếu nhận thấy đơn vị gặp khó khăn. Ban lãnh đạo cần tập trung chỉ đạo cương quyết để thu hồi nợ quá hạn, xử lý nhanh chóng các khoản nợ quá hạn mới phát sinh, phân tích nguyên nhân và xử lý nghiêm túc, kịp thời các sai sót chủ quan của cán bộ và lãnh đạo tín dụng. Phân loại nợ quá hạn, đồng thời tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến nợ q hạn để có hướng xử lý thích hợp cho từng món vay. Để hạn chế được nợ quá hạn tốt, cần phải tăng cường công tác kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay, luôn đề cao và xem đây là nhiệm vụ then chốt trong nghiệp vụ tín dụng, nhằm hạn chế rủi ro. Trước khi cho vay thì nhân hàng phải kiểm tra khả năng tài chính của người đi vay có tốt
không, phải thẩm định rõ giá trị tài sản thế chấp cũng như quyền sở hữu của họ đối với tài sản đó. Sau khi giải ngân thì phải theo dõi việc sử dụng vốn vay có đúng trong hợp đồng không nhằm đảm bảo được khả năng hoàn trả vốn và lãi của khách hàng. Đối với công tác cho vay của ngân hàng, trong tất cả các bước thì việc thẩm định là bước quan trọng nhất để phát tiền vay đến tay người sử dụng, nếu cơng tác thẩm định khơng chính xác, đầy đủ, thì rủi ro của ngân hàng là khơng thể tránh khỏi. Muốn vậy thì địi hỏi tập thể cán bộ nhân viên ngân hàng phải có những kiến thức và khả năng chuyên môn cao về thẩm định tín dụng.
Cần đánh giá lại tồn bộ các khoản nợ xấu của ngân hàng để xác định lại các khoản nợ có khả năng thu hồi được, đồng thời dự kiến các chi phí liên quan đến việc khôi phục các khoản nợ này. Đối với các khoản nợ xấu của các doanh nghiệp thì ngân hàng phải thường xuyên xác định giá trị doanh nghiệp nhằm đảm bảo an toàn vốn cho ngân hàng, đồng thời ngân hàng có thể kết hợp với các cơ quan, chính quyền địa phương giúp đỡ doanh nghiệp vượt qua khó khăn nhằm giúp ngân hàng thu hồi vốn một cách nhanh nhất có thể. Cịn nếu là hộ gia đình, cá nhân có dấu hiệu bất ổn, có khả năng thua lỗ trong khi thực hiện các phương án sản xuất kinh doanh thì ngân hàng có thể áp dụng biện pháp rút từng phần hoặc toàn bộ dư nợ đối với khách hàng này.
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN
Qua phân tích hoạt động tín dụng của ngân hàng Nơng nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Trụ trong 3 năm gần đây, ta thấy các chỉ số thay đổi theo chiều hướng có lợi, đặc biệt là doanh số cho vay và doanh số thu nợ đều tăng qua các năm, không chỉ góp phần làm tăng lợi nhuận mà còn giúp ngân hàng khẳng định được vị thế và vai trò của ngân hàng đối với quá trình phát triển kinh tế của huyện nhà, đặc biệt là ngành nông nghiệp. Nợ xấu của ngân hàng cũng giảm dần qua từng năm do khả năng chọn lọc cũng như giám sát các khoản vay của ngân hàng cũng được cải thiện dần, hạn chế tối đa các khoản vay có mục đích sử dụng vốn khơng hợp lý, mang lại rủi ro mất vốn đối với ngân hàng.
Bên cạnh những mặt tích cực thì ngân hàng cịn khá nhiều điểm yếu kém cần khắc phục. Về trang thiết bị phục vụ trong hoạt động tín dụng tuy khá đầy đủ song vẫn chưa hiện đại lắm, hoạt động huy động vốn còn chưa đủ đáp ứng nhu cầu cho vay của ngân hàng mà phải cần có sự hỗ trợ của vốn điều chuyển Ngân hàng cần tiếp tục tăng cường huy động vốn, mở rộng quy mơ tín dụng cũng như chất lượng trong từng khoản vay tín dụng... nhằm thoản mãn nhu cầu vốn vay vốn hợp lý của các cá nhân trên địa bàn huyện.
Để hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và trở thành nơi tin cậy
của các doanh nghiệp cũng như của cộng đồng dân cư, đặc biệt là trong tình hình hiện nay hiện nay thì rất nhiều chi nhánh ngân hàng thương mại đang mọc lên trên địa bàn huyện Tân Trụ, việc tăng khả năng cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng đang cùng hoạt động trên địa bàn cũng là một trong những vấn đề khó khăn đối với ban quản trị ngân hàng. Tiềm năng về tín dụng trên địa bàn huỵện còn rất cao, nên việc mở rộng và nâng cao chất lượng về hoạt động tín dụng là điều rất cần thiết. Hiện tại, một số ngân hàng thương mại đang hoạt động trên địa bàn huyện cũng chưa triển khai hết các hoạt động dịch vụ của ngân hàng đến với những địa bàn khác nhau trong huyện, một phần lớn dân cư và cơ sở sản xuất, kinh doanh vừa và nhỏ chưa tiếp nhận đựơc hiệu quả cũng như lợi ích của các hoạt động do ngân hàng mang lại, ngay cả trong hoạt động dịch vụ của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Tân Trụ cũng chưa phát huy hết
khả năng và nội lực của mình. Tuy nhiên ngân hàng nơng nơng nghiệp và phát triển nơng thơn nhận được sự tín nhiệm rất cao từ người dân trong huyện, đặc biệt là người nông dân trong các ngành trồng trọt và chăn ni, đó là cơ hội để ngân hàng thiết lập mối quan hệ tín dụng bền vững với các đối tượng này nhằm mở rộng quy mơ tín dụng trong tương lai.
Bên cạnh đó, hoạt động của ngân hàng nơng nghiệp và phát triển nông thôn huyện tân Trụ luôn được sự lãnh, chỉ đạo của ngân hàng nông nghiệp tỉnh Long An và chính quyền địa phương trong huyện sự phối hợp, kết hợp với các ban ngành đồn thể có liên quan trong việc tháo gỡ những khó khăn cho các thành phần kinh tế đang hoạt động trên địa bàn. Tạo điều kiện tốt nhất để nguồn vốn có thể đến tay người dân, nhằm cải thiện kinh tế địa phương, góp phần nâng cao mức thu nhập, mức sống của người dân trên địa bàn huyện. Nắm bắt được thế mạnh của mình, ban quản trị của ngân hàng đã xác định được mục tiêu trước mắt và lâu dài của ngành là tập trung ưu tiên phục vụ cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp, nông thôn, kết hợp với đầu tư xây dựng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng gắn với thuỷ lợi hóa nơng nghiệp góp phần phát triển nơng nghiệp theo hướng bền vững.
Như vậy, trong ba năm qua từ 2008 đến 2010, ngân hàng luôn thực hiện tốt phương châm “an toàn để phát triển”, thực hiện nghiêm ngặt quy trình cho vay, cơng tác kiểm tra hoạt động tín dụng sau khi giải ngân, đảm bảo rằng vốn giải ngân được sử dụng đúng mục đích theo hợp đồng. Đồng thời hoạt động tín dụng ln thực hiện theo nguyên tắc thoả mãn nhu cầu về vốn của khách hàng thuộc mọi ngành nghề chứ khơng riêng gì ngành nơng nghiệp, vừa góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế địa phương, góp phần vào tiến trình cơng ngiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với Nhà nước và các ban ngành
Chính quyền địa phương cần hỗ trợ, tạo mọi điểu kiện thuận lợi cho các bộ ngân hàng trong việc giám sát các khoản tín dụng, thẩm định tài sản thế chấp, cần quan tâm hơn nữa cơng tác tun truyền qn triệt các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đối với người nông dân để họ biết và nhận thức được đầy đủ về quyền và nghĩa vụ của mình khi vay vốn ngân hàng.
Ngân hàng nhà nước cần có biện pháp hỗ trợ cho ngân hàng, các tổ chức tín dụng trong việc thu hồi các khoản nợ xấu trong thời gian sớm nhất để vịng quay vốn tín dụng ln chuyển nhiều và mang lại thu nhập cho ngân hàng
Đối với các khoản nợ vay được Toà án tuyên án, đề nghị cơ quan thi hành án nhanh chóng để tạo điều kiện cho ngân hàng thu hồi vốn nhanh, tái tạo nguồn vốn hoạt động cho ngân hàng
6.2.2 Đối với ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn chi nhánh huyện Tân Trụ huyện Tân Trụ
Ngân hàng cần mở cấp dưới hoặc phòng giao dịch tại các khu dân cư, khu cơng nghiệp vì khả năng mở rộng tín dụng đối với các đối tượng này là rất cao, bởi hiện tại thì ngân hàng chỉ có một điểm hoạt động trên địa bàn huyện.
Nâng cấp cơ sở hạ tầng, phương tiện làm việc… nhằm tạo niềm tin cho khách hàng và đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, bên cạnh đó cần đào tạo đội ngũ các bộ với trình độ chuyên môn vững chắc, phong cách phục vụ niềm nở, vui vẻ sẽ cho khách hàng có ấn tượng tốt về ngân hàng.
Bên cạnh việc thu hút những khách hàng tiềm năng thì ngân hàng nên tăng cưởng những chính sách ưu đãi đối với những khách hàng lớn và những khách hàng lâu năm, tạo mối quan hệ tốt đẹp với họ nhằm duy trì sự ổn định trong hoạt động tín dụng cũng như tạo lòng tin đối với những khách hàng khác.
Ngân hàng cần tăng vịng quay vốn tín dụng nhằm tận dụng tối đa nguồn vốn có được để tăng quy mơ tín dụng của ngân hàng, đồng thời góp phần tăng lợi nhuận của ngân hàng.
Phải thành lập tổ giám sát với trình độ chun mơn cao để thường xuyên theo dõi, kiểm tra các tài sản đảm bảo nợ vay, đánh giá mức độ hao mịn để có biện pháp xử lý kịp thời khi tài sản mất giá, hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy ra sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, góp phần nâng cao quy mơ cũng như hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong tương lai.
TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tham khảo một số sách và giáo trình
1. Thái Văn Đại (2007), “Bài giảng Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng
thương mại”, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008), “Quản trị ngân hàng
thương mại”, Trường Đại học Cần Thơ, Cần Thơ.
3. TS. Nguyễn Văn Tiến (2003), “Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong
kinh doanh ngân hàng”, NXB Thống kê.
4. GS.TS. Lê Văn Tư (2005), “Quản trị ngân hàng thương mại”, Nhà xuất
bản Tài chính.
* Tham khảo một số quyết định của Ngân hàng Nhà nước
5. Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN ngày 31/12/2001 của Thống đốc
NHNN về quy chế cho vay của tổ chức tín dụng đối với khách hàng.
6. Quyết định 457/2005/QĐ – NHNN ngày 19/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
7. Quyết định 493/2005/QĐ – NHNN ngày 22/04/2005 của Thống đốc NHNN quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng