CHƯƠNG 3 : GIỚI THIỆU VỀ NHNo&PTNT VĨNH THUẬN
3.1. SƠ LƯỢC VỀ ĐỊA BÀN HUYỆN
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên
Vĩnh Thuận là huyện đất liền nằm ở cực Nam của tỉnh Kiên Giang; Bắc giáp huyện Gò Quao; Tây giáp huyện U Minh Thượng; Đông giáp huyện Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu; Nam giáp huyện Thới Bình của tỉnh Cà Mau. Với diện tích 394,74 km2, dân số 96.021 người (Năm 2007).
Về hành chính, huyện bao gồm thị trấn Vĩnh Thuận và 6 xã là: Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam, Tân Thuận, Vĩnh Thuận, Vĩnh Phongvà Phong Đơng.
Sơng Cái Lớn chảy ở phía Bắc và Đơng Bắchuyện. Địa hình thấp, độ cao 2m so với mực nước biển. Phía Nam huyện có kênh Sơng Trẹm và kênh Cạnh Đền rất thuận lợi cho giao thông thuỷ. Quốc lộ 63 đi qua địa bàn huyện Vĩnh Thuận xuống Cà Mau.
3.1.2. Đặc điểm kinh tế
Vĩnh Thuận là huyện vùng sâu vùng xa của tỉnh Kiên Giang, nông nghiệp vẫn là ngành kinh tế chủ lực và chiếm tỉ trọng lớn trong cơ cấu GDP của huyện. Tốc độ tăng trưởngkinh tế bình quân 13,6%/năm (2010). Tỷ trọng nông nghiệp – thủy sản chiếm 67,88%; thương mại – dịch vụ 23,94%; công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng 8,18%. Thu nhập bình quân đầu người 22,8 triệu đồng/người/năm (2010).
Về nơng nghiệp, huyện đã hình thành các mơ hình ni trồng mang lại hiệu quả như 1 vụ lúa – 1 vụ tôm, 2 vụ lúa – 1 vụ màu, giữ vững ổn định diện tích lúa 2 vụ (hiện có 9.600 ha), trong đó lúa chất lượng cao chiếm 78,28% diện tích. Đến nay đã có 20.143 ha đất quy hoạch vào nuôi tôm và một số lồi thủy sản có giá trị kinh tế như cua, cá sấu, cá chình, ba ba… Tổng sản lượng thủy sản 53.797 tấn (2010).
Về công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp – xây dựng, huyện tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư xây dựng các cơ sở thu mua, chế biến nông – thủy sản và các ngành nghề truyền thống. Một số cơng trình đã hồn thành và đưa vào sử dụng như cơng viên cây xanh khu hành chính huyện, các nhà máy cấp nước tập trung tại Thị trấn, Vĩnh Bình Bắc, Vĩnh Bình Nam.
Về thương mại - dịch vụ, tỉ trọng đạt 1.133 tỷ đồng, bình quân tăng 14,4%/năm, đang xúc tiến hoàn thành các thủ tục kêu gọi đầu tư xây dựng siêu thị, nhà hàng, khách sạn và khu đô thị mới Tây Bắc Thị trấn Vĩnh Thuận.
Tuy cịn gặp nhiều khó khăn nhưng nhìn chung kinh tế huyện vẫn trên đà phát triển tốt.
3.2. KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN VĨNH THUẬN
3.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng nơng nghiệp Việt Nam (NHNo) là một trong bốn Ngân hàng thương mại quốc doanh hàng đầu và có uy tín ở Việt Nam hiện nay. Trong quá trình hoạt động của mình Ngân hàng đã hai lần đổi tên gọi. Song mục tiêu cũng như qui mô hoạt động của Ngân hàng không giảm và ngày càng phát triển lớn mạnh hơn.
Tổ chức tiền thân là Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam, thành lập ngày 26 tháng 03 năm 1988 theo Nghị định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng nay là Thủ tướng Chính phủ.
Ngày 14 tháng 11 năm 1990, thực hiện Chỉ thị 400/CT của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam được đổi tên thành Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam.
Ngày 15 tháng 10 năm 1996 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ theo văn bản số 3329/ĐMDN ngày 11 tháng 07 năm 1996 đã ra Quyết định số 180/QĐ-NH5 đổi tên “Ngân hàng nông nghiệp” thành “Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam”.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam gọi tắt là Ngân hàng nông nghiệp (NHNo), tên tiếng anh là Việt Nam Bank for Agriculture. Tên giao dịch quốc tế là Agribank , viết tắt VBARD.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam là Ngân hàng thương mại quốc doanh hoạt động theo mơ hình tổng cơng ty, có tư cách pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có con dấu riêng, vốn điều lệ 2.200 tỷ đồng năm 1988 tương đương 200 triệu USD theo tỷ giá hiện hành lúc bấy giờ. Thời gian hoạt động 99 năm, có trụ sở chính tại số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận Đống Đa, Thủ đô Hà Nội.
NHNo là Ngân hàng thương mại, thực hiện kiểm toán quốc tế năm 1993 và liên tiếp đến năm 1997 bởi Cơng ty kiểm tốn có uy tín Coopers & Lybrand của Australia và được công ty này xác nhận “Ngân hàng nông nghiệp là tổ chức Ngân hàng lành mạnh, đủ tin cậy”.
Agribank là ngân hàng lớn nhất Việt Nam về vốn, tài sản, đội ngũ nhân viên, mạng lưới hoạt động và số lượng khách hàng. Đến tháng 03/2007, Agribank vẫn với vị thế dẫn đầu với tổng nguồn vốn đạt gần 267.000 tỷ đồng, vốn tự có đạt gần 15.000 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt gần 239.000 tỷ đồng, hơn 2.200 chi nhánh và điểm giao dịch.
Chi nhánh NHNo&PTNT Vĩnh Thuận được thành lập năm 1988, tách ra từ Ngân hàng nhà đất Vĩnh Thuận, có phịng giao dịch tại ấp Vĩnh Đơng 2, thị trấnVĩnh Thuận, Huyện Vĩnh Thuận, Tỉnh Kiên Giang; là trung tâm kinh tế, văn hóa, chính trị xã hội của huyện.
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Thuận là một trong 11 chi nhánh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Kiên Giang bao gồm: Thị xã Hà Tiên, Kiên Lương, Hòn Đất, Châu Thành, An Biên, An Minh, Phú Quốc, Giồng Riềng, Tân Hiệp, Kiên Hải, Vĩnh Thuận.
3.2.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức 3.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh Vĩnh Thuận chịu sự quản lý trực tiếp về chuyên môn nghiệp vụ của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông Thôn tỉnh Kiên Giang, đồng thời chịu sự lãnh đạo của Huyện
Với lực lượng cán bộ công nhân viên gồm 22 người: -Ban giám đốc:02 người.
- Phòng kế hoạch – kinh doanh: 12người. - Phịng kế tốn – ngân quỹ: 07người. -Giám định viên:01 người.
Sơ đồ1: Cơ cấu tổ chức NNNo&PTNT Vĩnh Thuận
3.2.2.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Trong cơ cấu tổ chức của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Vĩnh Thuận, thì các phịng ban có nhiệm vụ khác nhau cụ thể như sau:
Ban giám đốc: Gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc.
- Giám đốc: là người đứng đầu, trực tiếp điều hành chung chịu trách nhiệm về hiệu quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh theo luật doanh nghiệp Nhà nước và luật các tổ chức tín dụng.
- Phó giám đốc: có nhiệm vụ lãnh đạo các phịng ban trực thuộc và chịu trách nhiệm giám sát tình hình hoạt động của các bộ phận đó, hỗ trợ cùng giám đốc trong các mặt nghiệp vụ. Đồng thời phó giám đốc có nhiệm vụ đơn đốc việc thực hiện đúng các quy chế đã đề ra.
Phòng kế hoạch – kinh doanh.
- Nắm bắt định hướng phát triển kinh tế khu vực, phương hướng phát GIÁM ĐỐC
PHĨ GIÁM ĐỐC
PHỊNG KS PHỊNG KT - NQ
- Có trách nhiệm trực tiếp giao dịch với khách hàng, đánh giá khả năng khách hàng, hướng dẫn khách hàng làm hồ sơ vay vốn, kiểm tra hồ sơ, trình ban giám đốc ký các hợp đồng tín dụng.
- Trực tiếp kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.
- Theo dõi tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn, nhu cầu sử dụng vốn cần thiết để phục vụ cho vay.
- Đề xuất, xây dựng chiến lược khách hàng, qua đóxếp loại khách hàng cho từng thời kỳ khác nhau.
Phòng kế toán – ngân quỹ.
- Bộ phận kế toán thực hiện chức năng sau đây:
+ Trực tiếp giao dịch tại hội sở, thực hiện các thủ tục thanh toán, phát vay cho khách hàng theo lệnh của Giám đốc hoặc người ủy quyền.
+ Hạch toán kế toán, quản lý hồ sơ của khách hàng, hạch toán các nghiệp vụ cho vay, thu nợ, chuyển nợ quá hạn, giao chỉ tiêu tài chính, thực hiện các khoản giao nộp ngân sách nhà nước.
- Bộ phận kho quỹ của chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nơng thơn chi nhánh Vĩnh Thuận có chức năng như sau:
+ Trực tiếp thu hay giải ngân khi có phát sinh trong ngày và có trách nhiệm kiểm tra lượng tiền mặt, ngân phiếu trong kho hằng ngày.
+ Cuối mỗi ngày, khóa sổ ngân quỹ kết hợp với kế toán theo dõi các nhiệm vụ ngân quỹ phát sinh để kịp thời điều chỉnh khi có sai sót.
Phịng kiểm soát
Tuân thủ theo sự chỉ đạo nghiệp vụ kiểm tra, kiểm toán, tổ chức thực hiện kiểm tra, kiểm toán theo đề cương , chương trình kiểm tra, kiểm toán của NHNo&PTNT Việt Nam và kế hoạch của đơn vị để phù hợp với đơn vị mình. Kiểm tốn nhằm bảo đảm an tồn trong hoạt động kinh doanh tại chi nhánh.
3.2.3. Quy trình xét duyệt cho vay
Sơ đồ2: Quy trình xét duyệt cho vayNHNo&PTNT Vĩnh Thuận
Bước 1: Cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, có trách nhiệm đối chiếu hồ sơ, kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của từng hồ sơ và tiến hành thẩm định hồ sơ vay vốn.
Bước 2:Nếu không đủ điều kiện vay vốn thì trả hồ sơ lại cho khách hàng, nếu đủ điều kiện thì cán bộ tín dụng tiến hành thẩm định, đánh giá tài sản thế chấp. Khi thẩm định trực tiếp tại địa bàn, cán bộ tín dụng sẽ quyết định cho vay phù hợp với giá trị tài sản thế chấp.
Bước 3: Hồ sơ vay vốn được chuyển cho trưởng phịng tín dụng, trưởng phịng tín dụng có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ vay vốn, ghi ý kiến, phê duyệt hồ sơ.
Bước 4: Hồ sơ chuyển cho lãnh đạo phê duyệt theo ý kiến của trưởng phịng tín dụng và khả năng nguồn vốn của Ngân hàng.
KHÁCH HÀNG CÁN BỘ TÍN DỤNG TRUỞNG PHỊNG TÍN DỤNG BAN GIÁM ĐỐC THỦ QUỸ KẾ TỐN (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8)
Bước 6:Cán bộ tín dụng chuyển hồ sơ cho phịng kế tốn.
Bước 7: Phịng kế tốn lưu giữ hồ sơ, mở sổ cho vay và làm thủ tục giải ngân.
Bước 8:Thủ quỹ khi nhận lệnh chi tiền của kế toán sẽ tiến hành giải ngân cho khách hàng.
3.2.4. Phạm vi hoạt động
Với chức năng của một Ngân hàng thương mại, NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận thực hiện các nghiệp vụ sau:
Cho vay các thành phần kinh tế. - Cho vay phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh.
- Cho vay phục vụ xây dựng nhà ở, nhà máy, phục vụ nhu cầu sinh hoạt.
- Cho vay tín chấp lương cán bộ cơng nhân viên và các nghiệp vụ kinh doanh khác.
Huy động vốn và cung cấp các dịch vụ. - Nhận tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, không kỳ hạn.
- Thực hiện mở tài khoản tiền gởi thanh toán cho các tổ chức kinh tế và cá nhân. - Dịch vụ chuyển tiền nhanh Western Union.
Bảng 1: Khung lãi suất huy độngvà cho vay bình quân của NHNo&PTNT Vĩnh Thuận trong 3 năm 2008-2009-2010 Vĩnh Thuận trong 3 năm 2008-2009-2010
ĐVT: %/tháng
(Nguồn: Phịng kế tốn NHNo&PTNT Vĩnh Thuận)
Chỉ tiêu
Năm 2009/2008 2010/2009
2008 2009 2010 Tuyệt đối đối (%)Tương Tuyệt đối đối (%)Tương
Huy động vốn
bằng VNĐ 0,93 0,74 0,9 -0,19 -20,43 0,16 21,62
Cho vay bằng
Qua bảng số liệu trên ta thấy lãi suất bình quân huy động cũng như cho vay của chi nhánh tăng cao vào năm 2008 và 2010. So với 2 năm này thì mặt bằng lãi suất 2009 thấp hơn. Chẳng hạn lãi suất huy động bình quân 2009 thấp hơn 20,43% so với 2008 và 21,62% so với 2010. Sự thay đổi khung lãi suất có tác động như thế nào đối với doanh số cho vay, nguồn vốn huy động cũng như kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh, những phần phân tích sau sẽ làm rõ điều này.
3.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHNo&PTNT HUYỆN VĨNH THUẬN QUA 03NĂM 2008-2009-2010
Lợi nhuận là yếu tố cụ thể để đánh giá hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để tăng lợi nhuận thì Ngân hàng cần quản lý tốt các khoản mục tài sản có nhất là các khoản cho vay, đầu tư, thường xuyên đổi mới và đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ, đồng thời phải tiết kiệm chi phí.
Giai đoạn từ 2008 đến 2010 là giai đoạn khủng hoảng trầm trọng của nền kinh tế thế giới, đặc biệt vào năm 2008, khi mà tỉ lệ lạm phát ở Việt Nam tăng cao đã gây ra khơng ít biến động cho tất cả các ngành kinh tế trong đó có lĩnh vực ngân hàng. Tuy vậy, NHNo&PTNT Vĩnh Thuận đã vượt qua khó khăn để giữ vững tốc độ phát triển ổn định.Sự lãnh đạo của ban giám đốc và sự phối hợp thực hiện củatất cả nhân viên trong Ngân hàng trong giai đoạn vừa qua cũng đã đạt được những thanh tựu nhất định.
Bảng 2: Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT huyện Vĩnh Thuận qua 3 năm 2008-2009-2010 Vĩnh Thuận qua 3 năm 2008-2009-2010
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu Năm Chênh lệch
2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 39.539 29.724 31.076 -9.815 -24,82 1.352 4,55 Thu từ HĐTD 38.631 28.899 30.171 -9.732 -25,19 1.272 4,40 Thu khác 908 825 905 -83 -9,14 80 9,70 Chi phí 33.698 26.664 26.619 -7.034 -20,87 -45 -0,17 Trả lãi 29.233 21.991 22.138 -7.242 -24,77 147 0,67 CP khác 4.465 4.673 4.481 208 4,66 -192 -4,11 Lợi nhuận 5.841 3.060 4.457 -2.781 -47,61 1.397 45,65
0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2008 2009 2010 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng Năm
Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Vĩnh Thuận
qua 3 năm 2008-2009-2010
Doanh thu:Qua bảng số liệu 3 năm từ 2008 đến 2010 ta thấy doanh thu của Ngân hàng cao nhất vào năm 2008 đạt 39.539 triệu đồng; giảm mạnh vào năm 2009, giảm 24,82% so với 2008;và phát triển trở lại vào năm 2010, tăng 4,55% so với 2009.
Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều này là do vào năm 2008, lạm phát ở Việt Nam tăng cao đột biến trong vòng một thập kỉ qua: 12,6%/năm. Một trong những nguyên nhân của lạm phát là do vào năm 2008, một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Ngân hàng nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ và ổn định tỷ giá nhằm hỗtrợ xuất khẩu và tăng trưởng GDP, từ đó đã làm cho tổng cầu tăng cũng đồng thời tạo sức ép cho tổng cung
(theo Saigontimes). Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế lạm phát,
trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vaynhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, nhu cầu vềvốn trong ngắn hạn của khách hàng cũng ngày càng tăng cao do giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào, hàng hóa, phân
96.68% 3.32% 97.22% 2.78% 97.09% 2.91% Thu từ HĐTD Thu khác
tăng gấp 2, gấp 3 lần.Do vậy dù lãi suất cho vay tăng cao nhưng doanh số cho vay của chi nhánh cũng tăng lên làm doanh thu năm 2008 tăng cao hơn hai năm còn lại.
Năm 2008 Năm 2010
Năm 2009
Hình 2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu của NHNo&PTNT Vĩnh Thuận
Những chính sách hạn chế lạm phát năm 2008 đạt hiệu quả, nền kinh tế nước nhà dần thoát khỏi khủng hoảng và phát triển ổn định. Năm 2009, lạm phát giảm còn 6,88%/năm (theo Việt Báo ngày 24/12/2009), mặt bằng lãi suất cũng
giảm so với 2008 (Bảng 1, trang 21), đây là một trong những nguyên nhân chính