Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vĩnh thuận - kiên giang (Trang 33 - 39)

Vĩnh Thuận qua 3 năm 2008-2009-2010

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2008 2009 2010 2009/2008 2010/2009 Số tiền % Số tiền % Doanh thu 39.539 29.724 31.076 -9.815 -24,82 1.352 4,55 Thu từ HĐTD 38.631 28.899 30.171 -9.732 -25,19 1.272 4,40 Thu khác 908 825 905 -83 -9,14 80 9,70 Chi phí 33.698 26.664 26.619 -7.034 -20,87 -45 -0,17 Trả lãi 29.233 21.991 22.138 -7.242 -24,77 147 0,67 CP khác 4.465 4.673 4.481 208 4,66 -192 -4,11 Lợi nhuận 5.841 3.060 4.457 -2.781 -47,61 1.397 45,65

0 5000 10000 15000 20000 25000 30000 35000 40000 2008 2009 2010 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận Triệu đồng Năm

Hình 1: Biểu đồ kết quả hoạt động kinh doanh NHNo&PTNT Vĩnh Thuận

qua 3 năm 2008-2009-2010

Doanh thu:Qua bảng số liệu 3 năm từ 2008 đến 2010 ta thấy doanh thu của Ngân hàng cao nhất vào năm 2008 đạt 39.539 triệu đồng; giảm mạnh vào năm 2009, giảm 24,82% so với 2008;và phát triển trở lại vào năm 2010, tăng 4,55% so với 2009.

Nguyên nhân của sự phát triển không đồng đều này là do vào năm 2008, lạm phát ở Việt Nam tăng cao đột biến trong vòng một thập kỉ qua: 12,6%/năm. Một trong những nguyên nhân của lạm phát là do vào năm 2008, một lượng lớn vốn nước ngoài đổ vào Việt Nam. Ngân hàng nhà nước đã mua vào một lượng lớn ngoại tệ để tăng dự trữ và ổn định tỷ giá nhằm hỗtrợ xuất khẩu và tăng trưởng GDP, từ đó đã làm cho tổng cầu tăng cũng đồng thời tạo sức ép cho tổng cung

(theo Saigontimes). Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp nhằm hạn chế lạm phát,

trong đó có chính sách thắt chặt tiền tệ, tăng lãi suất cho vaynhằm hạn chế lượng tiền trong lưu thông. Tuy nhiên, nhu cầu vềvốn trong ngắn hạn của khách hàng cũng ngày càng tăng cao do giá cả nguồn nguyên liệu đầu vào, hàng hóa, phân

96.68% 3.32% 97.22% 2.78% 97.09% 2.91% Thu từ HĐTD Thu khác

tăng gấp 2, gấp 3 lần.Do vậy dù lãi suất cho vay tăng cao nhưng doanh số cho vay của chi nhánh cũng tăng lên làm doanh thu năm 2008 tăng cao hơn hai năm còn lại.

Năm 2008 Năm 2010

Năm 2009

Hình 2: Biểu đồ cơ cấu doanh thu của NHNo&PTNT Vĩnh Thuận

Những chính sách hạn chế lạm phát năm 2008 đạt hiệu quả, nền kinh tế nước nhà dần thoát khỏi khủng hoảng và phát triển ổn định. Năm 2009, lạm phát giảm còn 6,88%/năm (theo Việt Báo ngày 24/12/2009), mặt bằng lãi suất cũng

giảm so với 2008 (Bảng 1, trang 21), đây là một trong những nguyên nhân chính làm giảm doanh thu của chi nhánh vào năm 2009 vì nguồn thu của các ngân hàng là từ thu lãi cho vay. Đến năm 2010, lạm phát lại tếp tục tăng cao 11,75%/năm, các Ngân hàng thương mại phải tăng tỉ lệ dự trữ bắt buộc kéo theo lãi suất cho vay một lần nữa tăng mạnh thúc đẩy doanh thu 2010 tăng 4,55% so với 2009.

Từ biểu đồ (Hình 2) ta thấy thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu thu nhập – trên dưới 97%. Thu từ sản phẩm bán chéo cũng như các dịch vụ bán lẻ còn rất thấp. Điều này là do mạng lưới thông tin, giao thơng của huyện cịn trong giai đoạn đang phát triển, việc trao đổi

5841 3060 4457 0 1000 2000 3000 4000 5000 6000 7000

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

thanh toán qua ngân hàng cũng như việc sử dụng các dịch vụ của ngân hàng trong dân cư là rất thấp.

Chi phí:

Khi lãi suất cho vay tăng thì đồng thời lãi suất huy động cũng tăng, theo dõi khung lãi suất huy động bình quân (Bảng1, trang 21) ta thấy LSHĐ tăng cao vào năm 2008, giảm mạnh vào năm 2009 và tăng trở lại vào năm 2010. Chi phí trả lãi cũng có sự thay đổi tương tự (Bảng 2, trang 22). Nguyên nhân của sự tăng giảm này cũng được giải thích tương tự như đối với doanh thu. Qua 3 năm ta thấy chi phí trả lãi chiếm bình qn khoảng 84% trong tổng chi phí. Các chi phí khác như trả lương cho nhân viên, chi hội họp, tiếp khách, mua sắm trang thiết bị, văn phòng phẩm… trong 3 năm vẫn khơng có sự thay đổi lớn, chiếm khoảng 16% tổng chi phí. Trừ những khoảng chi phí bất thường, Ban lãnh đạo của chi nhánh luôn đề ra kế hoạch chi tiêu cụ thể, rất cân nhắc trong những khoảng chi nhưng vẫn đảm bảo trang thiết bị hiện đại, phục vụ tốt cho nhu cầu làm việc của nhân viên và phục vụ khách hàng.

Lợi nhuận:

Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Do có sự biến động về lãi suất, lợi nhuận vì thế cũng có sự biến động. Năm 2008 tuy chi phí có tăng cao song lợi nhuận của năm này là cao nhất trong 03 năm, cụ thể:

Triệu đồng

Năm 2009, lợi nhuận giảm 47,61% so với năm 2008, nguyên nhân là do năm 2008 nước ta rơi vào tình trạng lạm phát phi mã (tỷ lệ lạm phát bình quân/năm từ 2 đến 3 con số, tức là từ 10% trở lên), lượng cho vay vượt chỉ tiêu đề ra. Vào cuối năm 2008, Ngân hàng cấp trên đã chỉ đạo chi nhánh thực hiện giảm dư nợnhất là đối với cho vay ngắn hạn phục vụ tiêu dùng. Do vậy thu từ trả lãi năm 2009 của chi nhánh giảm đáng kể, giảm 25,19% so với 2008. Bên cạnh đó việc thu hút vốn huy động vẫn được Ngân hàng duy trì nhằm làm giảm lượng tiền trong lưu thơng. Tiền thu lãi từ cho vay giảm nhưng vẫn trả lãi cho khách hàng vẫn không giảm, điều này đã làm lợi nhuận năm 2009 giảm mức thấp nhất so với 2008 và 2010.

Lợi nhuận của chi nhánh luôn tỉ lệ thuận với doanh thu, khi doanh thu tăng thì lợi nhuận cũng tăng và ngược lại. Năm 2010, lợi nhuận tăng 45,65% so với năm 2009 do lãi suất cho vay tăng cao. Tuy lãi suất huy động cũng tăng nhưng chi nhánh đã tiết kiệm được chi phí nên lợi nhuận tăng. Trên thế giới, giá xăng dầu, lương thực thực phẩm, giá vàng ngày một tăng do sự thay đổi thờithiết cũng những bất ổn chính trị. Nền kinh tế thế giới một lần nữa rơi vào khủng hoảng nặng nề. Lạm phát ở Việt Nam tuy thấp hơn 2008 nhưng vẫn đạt mức cao 11,75%. Do đó làm tăng lãi suất cho vay cũng đồng thời tăng lợi nhuận cho chi nhánh.

Nhìn chung tình hình hoạt động của chi nhánh qua 03 năm 2008-2009- 2010 là tương đối ổn định, chi phí ln cân đối với thu nhập, lợi nhuận ln được duy trì và từng bước phát triển.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN

VĨNH THUẬN 4.1. TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN

4.1.1. Đánh giá chungvề cơ cấu vốn

Ngân hàng là một tổ chức tài chính trung gian với hoạt động chủ yếu là “đi vay để cho vay”, do đó nguồn vốn là yếu tố sống còn đối với bất cứ ngân hàng nào. Để đáp ứng nhu cầu vốn cho sự phát triển chung của nền kinh tế thì việc tạo lập vốn cho ngân hàng là vấn đề quan trọng hàng đầu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Nguồn vốn hoạt động của ngân hàng tăng trưởng vừa tạo điều kiện cho ngân hàng mở rộng đầu tư tín dụng vừa đáp ứng nhu cầu vay vốn của các thành phần kinh tế. Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu từ ba nguồn, đó là vốn huy động, vốn tự có và nguồn vốn ủy thác. Riêng đối với chi nhánh thì chỉ có nguồn vốn huy động và vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên. Trong đó, nguồn vốn hoạt động chủ yếu vẫn là từ vốn huy động.

- Đối với nguồn vốn huy động: ngân hàng được toàn quyền sử dụng sau khi đã trích lại một phần theo tỷ lệ đảm bảo do Ngân hàng Nhà nước quy định, đồng thời có trách nhiệm trả cả gốc lẫn lãi đúng hạn cho khách hàng.

-Đối với nguồn vốn điều chuyển từ chi nhánh cấp trên: ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn này khi nguồn vốn huy động được phép sử dụng không đủ đáp ứng nhu cầu cho vay tại chi nhánh, khi đó chi nhánh sẽ yêu cầu được điều chuyển vốn đến và phải chịu lãi suất bằng với lãi suất huy động bình quân tại thời điểm nhận lệnh điều chuyển.

Ta có thể xem xét cơ cấu nguồn vốn của NHNo&PTNT Vĩnh Thuận qua bảng sau:

0 50000 100000 150000 200000 250000 300000 2008 2009 2010 Vốn HĐ Vốn ĐC Tổng NV

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt chi nhánh vĩnh thuận - kiên giang (Trang 33 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)