Phân tích doanh số cho vay

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh trà vinh (Trang 42 - 47)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU

1. ĐẶT VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

4.2. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÍN DỤNG CỦA NHNo & PTNT HUYỆN

4.2.1. Phân tích doanh số cho vay

Cho vay là hoạt động chính yếu và quan trọng nhất của bất kỳ một ngân hàng thương mại nào. Sự chuyển hóa từ vốn tiền gửi sang vốn tín dụng để bổ sung cho nhu cầu sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế khơng chỉ có ý nghĩa đối với nền kinh tế mà đối với cả bản thân ngân hàng. Bởi vì, nhờ cho vay sẽ tạo ra nguồn thu nhập cho ngân hàng để từ đó chi trả lãi lại tiền gửi cho khách hàng.

Doanh số cho vay của ngân hàng cao hay thấp sẽ ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng. Ngân hàng nông nghiệp Châu Thành đã khơng ngừng đa dạng hóa các hình thức cho vay phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội tại địa phương cũng như định hướng kinh doanh của ngân hàng, đồng thời có sự đầu tư thỏa đáng cho khách hàng trên cơ sở tăng trưởng của các nguồn vốn, tìm kiếm khách hàng mới.

Để hiểu rõ hơn ta tiến hành phân tích doanh số cho vay theo thời hạn cho vay, theo từng ngành nghề kinh doanh và theo đối tượng.

4.2.1.1. Doanh số cho vay theo thời hạn

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009 Chỉ

tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Ngắn hạn 258.908 85,60 289.912 78,54 303.033 70,00 31.004 11,97 13.121 4,53 Trung hạn 43.540 14,40 79.224 21,46 129.871 30,00 35.684 81,96 50.647 63,93 Tổng DSCV 302.448 100 369.136 100 432.904 100 66.688 22,05 63.768 17,27 (Nguồn :Phịng tín dụng)

Doanh số cho vay ngắn hạn:

Thông thường các khoản cho vay ngắn hạn là những khoản cho vay có thời hạn đến 12 tháng nhằm giúp khách hàng tăng cường vốn lưu động tạm thời thiếu hụt trong quá trình sản xuất và tiêu dùng. Phần lớn khách hàng của ngân hàng là nông dân chủ yếu là vay tiền để trồng lúa, trồng màu, chăn nuôi heo thịt, nuôi tôm, cá,…

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo thời hạn tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành (2008 - 2010)

một số hộ tiểu thương mua bán nhỏ lẻ, một số doanh nghiệp cần vốn lưu động trong hoạt động kinh doanh mua bán lương thực, thực phẩm, vật tư... đây là các ngành nghề có chu kỳ sản xuất ngắn. Nên doanh số cho vay ngắn hạn là loại cho vay chiếm tỷ trọng cao nhất trong hoạt động của ngân hàng và sau mỗi năm tỷ trọng đó ln tăng trưởng.

Loại cho vay ngắn hạn có thời hạn cho vay tối đa bằng 12 tháng và chỉ có một kỳ hạn trả nợ vào cuối hợp đồng vay nên khách hàng dễ nhớ và theo dõi. Hơn nữa lãi suất cho vay ngắn hạn lãi suất thấp hơn cho vay trung dài hạn nên khách hàng thường chuộng loại cho vay này, nhất là các hộ sản xuất kinh doanh , hộ vay số tiền lớn. Đó cũng là ngun nhân chính mà doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng doanh số cho vay của Ngân hàng, thường chiếm tỷ trọng cao 70% trở lên trong tổng doanh số cho vay.

Doanh số cho vay ngắn hạn mỗi năm đều tăng và tăng nhiều nhất là năm 2009, tăng 31.004 triệu đồng so năm 2008, nguyên nhân do ngân hàng đã tăng lượng khách hàng vay thu mua lương thực và thực hiện cho vay hạn mức đối với các khách hàng có nhu cầu vay trả thường xuyên nên doanh số cho vay trong năm 2009 tăng cao.

Doanh số cho vay trung hạn

Ngoài cho vay ngắn hạn, Ngân hàng cho vay trung hạn, chưa phát triển cho vay dài hạn. Khách hàng vay vốn trung hạn để chăn ni heo sinh sản, bị sinh sản, xây dựng chuồng trại, xây dựng sửa chữa nhà ở, mua sắm các phương tiện vận tải, các đồ dùng sinh hoạt, cải tạo đầm ni tơm... nói chung là các đối tượng có chu kỳ sản xuất trên 12 tháng và nguồn trả nợ đòi hỏi phải có thời gian dài tùy thuộc vào nguồn thu nhập của khách hàng.

So với cho vay ngắn hạn, cho vay trung hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn trong tổng doanh số cho vay dưới 30% và tỷ trọng này có xu hướng tăng đều qua ba năm. Nguyên nhân là chính sách phát triển kinh tế của địa phương và Ngân hàng đã ngày càng quan tâm đến xem xét phát triển loại cho vay này để giữ khách hàng ổn định dư nợ, tăng thêm thu nhập và cân đối được nguồn vốn.

4.2.1.2. Doanh số cho vay theo ngành kinh tế

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo ngành kinh tế tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành (2008- 2010)

Đvt: triệu đồng

Chênh lệch

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Nông nghiệp 175.284 57,96 216.443 58,64 242.433 56,00 41.159 23,48 25.990 12,01 SXKD 78.591 25,98 98.798 26,76 106.518 24,61 20.207 25,71 7.720 7,81 TD&XD 48.573 16,06 53.895 14,60 83.953 19,39 5.322 10,96 30.058 55,77 Tổng DSCV 302.448 100 369.136 100 432.904 100 66.688 22,05 63.768 17,27 (Nguồn: Phịng Tín dụng ) Ngành nông nghiệp

Phần lớn khách hàng của ngân hàng là hộ nông dân nên cho vay nông nghiệp luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay trên 56% tổng doanh số cho vay.

Năm 2008, doanh số cho vay đối với ngành nông nghiệp chiếm 57,96% trong tổng doanh số cho vay. Tuy doanh số cho vay nông nghiệp tăng đều qua các năm nhưng tổng doanh số cho vay cũng tăng đều nên tỉ trọng cho vay nông nghiệp so với tổng doanh số cho vay không mấy biến động.

Điều này xuất phát từ đặc thù của huyện là một huyện nông nghiệp với phần lớn nông dân sống bằng nghề nông. Mặt khác, với ưu tiên hàng đầu của chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành là đầu tư, phát triển nông nghiệp, nông thôn nâng cao đời sống nơng dân. Chính vì thế những năm qua chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành không ngừng đầu tư vốn cho sản xuất nông nghiệp trong huyện, giúp cho nơng dân có điều kiện mở rộng sản xuất để ổn định cuộc sống và phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện.

Sản xuất kinh doanh

Đây là những khoản tín dụng được sử dụng trong việc mua bán, trao đổi hàng hóa như: vật liệu xây dựng, tạp hóa, văn phịng phẩm, trang trí nội thất, xe máy, hàng kim khí điện máy, vải sợi, quần áo may sẳn, phân bón các loại, thức ăn gia

súc, kinh doanh xăng dầu, vàng bạc… ở các hộ kinh doanh cá thể, các doanh nghiệp tư nhân, các công ty trách nhiệm hữu hạn . . .

Doanh số cho vay sản xuất kinh doanh chiếm một tỉ trọng tương đối lớn gần 30% và có xu hướng tăng trưởng qua ba năm. Nguyên nhân là do trong các năm qua ngân hàng đã chú trọng trong cơng tác tìm kiếm khách hàng ở lĩnh vực này, không những trong địa bàn huyện nhà mà còn ở các địa bàn huyện khác trong tỉnh, đồng thời huyện thực hiện nâng cấp, sửa chữa chợ, giao thông được cải tạo, việc trao đổi hàng hóa sinh hoạt trong dân cư tăng nhanh nên doanh số cho vay tăng nhanh. Mặt khác, là do ngân hàng tập trung cho vay vào sản xuất kinh doanh theo sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện nhà.

Tiêu dùng - xây dựng

Ngoài những ngành nghề trên thì ngân hàng cịn cho vay các nhu cầu khác như: mua đất ở, nhà ở, sửa chữa nhà ở, mua sắm xe máy, vật dụng gia đình,… Nói chung, là các khoản vay nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt tiêu dùng của dân cư, cán bộ công nhân viên, và xây dựng cơ sở hạ tầng…

Ta thấy tỉ trọng doanh số cho vay tiêu dùng -xây dựng giảm vào năm 2009 và tăng vào năm 2010. Nhưng xét về doanh số cho vay đối với tiêu dùng và xây dựng thì tăng đặc biệt năm 2010 tăng 30.058 triệu đồng tức tăng 55,77% so với năm 2009. Chứng tỏ nhu cầu tiêu dùng và xây dựng ngày càng tăng.

4.2.1.3 Doanh số cho vay theo đối tượng

Trên địa bàn huyện Châu Thành trong số các thành phần tham gia hoạt động sản xuất kinh doanh thì chỉ có thành phần hộ gia đình – cá nhân và doanh nghiệp tư nhân.

Bảng 4.5: Doanh số cho vay theo đối tượng tại NHNo & PTNT huyện Châu Thành năm 2008-2010

ĐVT: Triệu đồng

Chênh lệch

Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010

2009/2008 2010/2009 Chỉ

tiêu

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số

tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ HGĐ, CN 297.758 98,45 353.960 95,89 303.033 70,00 56.202 18,88 -50.927 (14,39) DNTN 4.690 1,55 15.176 4,11 129.871 30,00 10.486 223,58 114.695 755,77 Tổng DSCV 302.448 100 369.136 100 432.904 100 66.688 22,05 63.768 17,27 ( Nguồn : Phịng tín dụng )

Đối với hộ gia đình và cá nhân

Đối tượng mà chi nhánh NHNo & PTNT huyện Châu Thành cho vay chủ yếu là cá nhân và kinh tế hộ gia đình. Đây là điều rất đáng mừng, doanh số cho vay của các năm qua nhờ sự lãnh đạo của Ban giám đốc và sự nổ lực của tất cả các cán bộ trong Ngân hàng. Nhu cầu vay vốn của tư nhân và hộ gia đình qua các năm ngày càng tăng chứng tỏ đời sống của người dân ngày càng được nâng cao, phát triển một số nền nông nghiệp mạnh bền vững được áp dụng công nghệ cao, công nghệ mới từng bước hiện đại hóa vươn lên trở thành một ngành sản xuất lớn góp phần nâng cao đời sống người dân ổn định kinh tế. Đây là mục tiêu của huyện và để thực hiện mục tiêu này có kết quả đó là sự phối hợp của nhiều ngành nghề, nhiều lĩnh vực trong đó vai trị tín dụng với tư cách là trung gian tài chính lớn khai thác các nguồn vốn trong nền kinh tế và sử dụng có hiệu quả để đầu tư và phát triển nơng thôn.

Đối với doanh nghiệp

Đây là đối tượng được chính quyền địa phương khuyến khích phát triển vì nó thể hiện một khả năng tăng trưởng kinh tế huyện. Doanh số cho vay tăng trưởng với tốc độ vượt bậc. Đặc biệt năm 2010 tăng 114.695 triệu đồng, tăng 755,77% so với năm 2009 và chiếm 30% trong tổng doanh số cho vay. Nguyên nhân là do trong năm 2010 nhiều doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn sản xuất kinh doanh và phương án khả thi nên ngân hàng cho đối tượng này vay tăng lên.

Như vậy, doanh số cho vay của Ngân hàng đã tăng đều qua 3 năm chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng có hiệu quả, trong đó doanh số cho vay theo hộ gia đình chiếm tỷ lệ cao nhất trong tổng doanh số cho vay, đây là thế

mạnh của Ngân hàng vì trong lĩnh vực nông nghiệp ngân hàng đã rất chú trọng và xem đây là khách hàng truyền thống, các cán bộ tín dụng dễ dàng trong việc thẩm định các hồ sơ vay vốn, nhằm hạn chế rủi ro, giúp Ngân hàng ngày càng tăng thêm lợi nhuận, hoạt động có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động tín dụng tại ngân hàng nn và ptnt huyện châu thành tỉnh trà vinh (Trang 42 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)