Chương 3 : Khái quát về NH MHB CN Cần Thơ
3.2. Quá trình hình thành ngân hàng
Đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) tuy nổi tiếng là “vựa lúa lớn nhất “của cả nước nhưng tình trạng người dân (nhất là vùng nông thôn) vẫn “sống trong những căn nhà tạm bợ” là một điều mâu thuẫn.
Vì thế, ĐBSCL được sự quan tâm nhiều từ phía Đảng và Nhà nước, vấn đề được quan tâm hàng đầu là “nhà ở” của dân cư trên vùng đất này, nhằm mong muốn người dân nơi đây được “an cư để lạc nghiệp”, giải quyết được mối quan tâm này cũng chính là tìm ra ngun nhân của mâu thuẫn nói trên.
Cần Thơ là trung tâm của ĐBSCL, là Thủ Phủ của Miền Tây, là trung tâm kinh tế - văn hóa, xã hội của vùng, cũng như dân cư các tỉnh khác, đời sống người dân nông thôn ở đây vẫn cịn khó khăn, nhà cửa tạm bợ, cơ sở hạ tầng nông thơn cịn thấp, giao thơng nông thôn kém phát triển, dân cư phải sống với các cơn lũ hàng năm.
Từ thực tế đó, ngày 21/4/1999 Thống đốc NHNN VN đã ký văn bản số 350/CV.NHNN5 thành lập Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL (MHB) chi nhánh Cần Thơ và ngày 28/4/1999 Chủ tịch Hội đồng quản trị MHB đã ký quyết định số 15/QĐ- HĐQT thành lập MHB CT, ngày 26/05/1999 MHB CT chính thức đi vào hoạt động với mục tiêu chủ yếu lúc này là giải quyết mâu thuẫn nói trên.
Sau gần 10 năm hoạt động, tình hình kinh tế đã có nhiều biến động và hầu hết tất cả các NHTM đã và đang định hướng đến “thương hiệu là NH bán lẻ hiệu quả”, và mục tiêu hoạt động của MHB CT đã điều chỉnh bổ sung, đặc biệt là hướng tới xây dựng MHB là một NHTM hoạt động đa năng trên mọi lĩnh vực bao gồm tất cả các nghiệp vụ vốn có của NHTM trong xu thế hội nhập, đồng thời theo xu hướng chung của các NHTM NN khác, tiếp sau VCB, MHB đang bước gần về đích cổ phần hóa.
3.3. Cơ cấu tổ chức và chức năng bộ máy quản lý của Ngân hàng
3.3.1. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng
MHB Cần Thơ được thành lập vào tháng 04/1999, lúc đầu chỉ với hơn 20 cán bộ công nhân viên từ NHNN và các NHTM chuyển sang. Sau một thời gian hoạt động, Chi nhánh đã dần kiện tồn bộ máy các phịng ban, sắp xếp và đào tạo cán bộ, củng cố hoạt động, phát triển kinh doanh, đến nay đã thành lập được 3 phòng giao dịch (PGD Ơ Mơn, PGD Ninh Kiều, PGD Thốt Nốt) nâng số lượng cán bộ công nhân viên lên 110 người. Cốt lõi của sự phát triển vững chắc trong những năm qua là việc chú trọng trong khâu quản lý, điều hành và sự đoàn kết gương mẫu, nhất trí cao trong Ban Lãnh đạo đến chất lượng công việc của từng cá nhân, từng mảng cơng việc và từng loại hình dịch vụ cụ thể. Đồng thời luôn đảm bảo sự phát triển cân đối hài hòa của tất cả các mặt hoạt động nghiệp vụ của chi nhánh. Đây cũng là thành quả của sự đầu tư cho con người cũng như sự nỗ lực không ngừng của cả một tập thể và mỗi cá nhân.
Để thấy rõ quan hệ giữa các phòng ban tại Ngân hàng, ta xem xét sơ đồ cơ cấu tổ chức sau đây:
Hình 1: Cơ cấu tổ chức của MHB – chi nhánh Cần Thơ
3.3.2. Chức năng bộ máy quản lý của Ngân hàng
- Ban Giám đốc: Trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. Ký kết, phê duyệt các hợp đồng tín dụng. Được ký các quyết định về cơng tác cán bộ như: khen thưởng, kỷ luật, trừ lương, cho thôi việc, bổ nhiệm, miễn nhiệm đối với các chức danh quản lý công việc không trái với điều lệ và các nội quy, quy định của Ngân hàng MHB.
- Phịng kinh doanh: Nghiên cứu tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn để lập kế hoạch kinh doanh ngắn, trung và dài hạn; tổ chức kiểm tra, kiểm sốt theo quy trình nghiệp vụ thanh tốn quốc tế, bảo lãnh và tái bảo lãnh; hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ xin vay đúng quy trình nghiệp vụ và trình cấp trên phê duyệt; đơn đốc thu hồi các khoản đến hạn, quá hạn, đề xuất các biện pháp ngăn ngừa, xử lý nợ xấu; thực hiện cơng tác thơng tin phịng ngừa rủi ro, lưu trữ, bảo quản hồ sơ tín dụng. BAN GIÁM ĐỐC MHB CN CẦN THƠ PHÒNG GIAO DỊCH NINH KIỀU PHỊNG KẾ TỐN & NGÂN QUỸ PHỊNG NGUỒN VỐN PHỊNG HÀNH CHÍNH PHỊNG KINH DOANH PHỊNG HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG PHỊNG QUẢN LÝ RỦI RO PHỊNG KIỂM SỐT NỘI BỘ PHỊNG GIAO DỊCH Ơ MƠN PHỊNG GIAO DỊCH THỐT NỐT
- Phịng hỗ trợ khách hàng: Hỗ trợ những thơng tin cần thiết cho khách hàng về các dịch vụ nhận tiền gửi, cho vay, việc chi trả lãi, hồn chỉnh hồ sơ khách hàng…
- Phịng quản lý rủi ro: Quản lý hồ sơ của các khách hàng vay tại Ngân hàng; quyết định cho vay hay không cho vay (trong phạm vi quyền hạn được cho phép); thẩm định tài sản, phương án kinh doanh của khách hàng, ra quyết định cho vay…
- Phịng nguồn vốn: Có chức năng huy động các nguồn vốn trong dân cư, thường xuyên theo dõi lãi suất của thị trường để có lãi suất huy động thích hợp và đưa ra kế hoạch huy động. Đồng thời, phòng nguồn vốn chịu trách nhiệm điều hòa nguồn vốn của Ngân hàng.
- Phịng kế tốn & ngân quỹ: Hướng dẫn khách hàng mở tài khoản tiền gửi, chuyển tiền theo đúng quy định của Ngân hàng MHB; lập báo cáo về hoạt động kinh tế tài chính, quản lý các loại vốn, tài sản, quản lý các hồ sơ thế chấp, bảo lãnh, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu kế toán và thực hiện các khoản thu chi tiền mặt trên cơ sở chứng từ (phát sinh trong ngày); phát hiện và ngăn chặn tiền giả.
- Phịng hành chính nhân sự: Quản lý nhân sự, chi trả lương cho người lao động, đào tạo nhân viên, lập kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm trang thiết bị, công cụ lao động, thực hiện công tác văn thư, hành chính quản trị, lập các báo cáo về công tác cán bộ, lao động tiền lương và cơng tác hành chính – quản trị theo quy định.
- Phịng kiểm sốt nội bộ: Thực hiện kiểm tra, kiểm soát nội bộ các hoạt động của nhân viên theo đúng pháp luật và điều lệ của Ngân hàng MHB; lập báo cáo kết quả công tác kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất, phối hợp với các đoàn thanh tra, kiểm tra của Nhà Nước, Ngân hàng Nhà Nước và của Hội sở chính trong việc thanh tra, kiểm tra tại chi nhánh.
3.4. Hoạt động chính của Ngân hàng
3.4.1. Huy động tiền gửi
Ngân hàng MHB huy động tiền gửi bằng nhiều hình thức, với các loại kỳ hạn đa dạng tương ứng với các mức lãi suất cao thấp khác nhau. Ngân hàng
các loại ngoại tệ mạnh. Ngân hàng nhận tiền gửi bằng nhiều hình thức: bằng tiền mặt hoặc bằng chuyển khoản, hoặc bằng các loại séc.
3.4.2. Hoạt động cho vay
Ngân hàng tổ chức cho vay trên nhiều lĩnh vực như:
- Ngân hàng cho các đơn vị kinh tế và cá nhân vay các khoản ngắn hạn, trung và dài hạn để mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung vốn chủ sở hữu, đáp ứng kịp thời các nhu cầu về vốn trong quá trình hoạt động. Các hình thức cho vay chủ yếu là: cho vay từng lần, cho vay theo hạn mức.
- Ngân hàng còn cho vay xây dựng, mua, sửa chữa nhà, đất; mua sắm trang trí, nội thất; mua xe… Với các hình thức cho vay đa dạng: thế chấp; tín chấp; bảo lãnh.
- Các dự án sản xuất nông nghiệp, nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Đầu tư máy móc thiết bị, dây chuyền, công nghệ, nhà xưởng, phương tiện vận tải thủy bộ, thi cơng cơng trình, mua sắm phương tiện tiêu dùng, hợp tác lao động và các nhu cầu về đời sống.
- Tài trợ xuất – nhập khẩu.
3.4.3. Kinh doanh mua bán ngoại tệ
Ngân hàng còn tham gia kinh doanh các loại ngoại tệ mạnh như đồng USD, đồng bảnh Anh, đồng Euro.
3.4.4.Nhận ủy thác dầu tư và tài trợ các dự án đầu tư
Nhận ủy thác đầu tư và tài trợ các dự án
Ngoài những dịch vụ Ngân hàng truyền thống, Chi nhánh còn triển khai nhiều dịch vụ mới, hiện đại như: Đại lý nhận lệnh chứng khoán, thanh toán tiền qua thẻ ATM (thấu chi thẻ ATM), máy POS; chương trình tiền gửi tiết kiệm đa linh hoạt, gửi một nơi rút nhiều nơi; dịch vụ hỗ trợ du học; thanh toán mua bán nhà qua Ngân hàng… MHB Chi nhánh Cần Thơ là Ngân hàng Thương Mại duy nhất trên địa bàn được Ngân hàng Thế Giới (WB - World Bank) chọn làm đối tác trong việc cho vay nâng cấp sửa chữa nhà đối với những hộ dân cư ở trong vùng chịu ảnh hưởng trực tiếp của Dự án nâng cấp đô thị do WB tài trợ.
3.5. Qui trình tín dụng tại ngân hàng
Qui trình tín dụng thực hiện bao gồm 3 giai đoạn cụ thể:
* Qui trình xét duyệt cho vay: gồm 3 bước
- Bước 1: Nhận và kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng:
+ Khi khách hàng đề xuất vay vốn, cán bộ tín dụng thơng báo cho khách hàng biết về chính sách cho vay của Ngân hàng phát triển nhà ĐBSCL chi nhánh Tp Cần Thơ đang áp dụng; tham vấn cho khách hàng lựa chọn hình thức cho vay phù hợp; thương thảo sơ bộ các điều kiện cho vay của Ngân hàng có thể đáp ứng: lãi suất, thời hạn, hình thức đảm bảo,…
+ Cán bộ tín dụng giải thích, hướng dẫn cụ thể cho khách hàng lập hồ sơ vay vốn theo qui định hiện hành của Pháp luật và của Chi nhánh.
+ Cán bộ tín dụng kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, tính hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ.
+ Cung cấp các loại giấy tờ trong hồ sơ vay vốn. - Bước 2:Thẩm định cho vay
+ Nguồn thông tin làm cơ sở để thẩm định: Hồ sơ tài liệu do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế, nguồn khác.
+ Phương pháp thu thập: Các phương pháp phổ biến là phân tích và tổng hợp các thơng tin đã có, bên cạnh đó là trao đổi thơng tin với các cơ quan chức năng và trong hệ thống Ngân hàng. Một phương pháp được coi là đáng tin cậy, nhanh chóng là phỏng vấn. Mục đích chính của phỏng vấn là thu thập thơng tin và kiểm tra thông tin. Người được Ngân hàng quan tâm phỏng vấn đầu tiên là chủ doanh nghiệp và người điều hành, sau đó là nhân viên hoặc những người có liên quan đến khách hàng.
+ Nội dung thẩm định: thẩm định đầu tư tập trung vào chủ yếu hai đối tượng chính sau:
- Một là, thẩm định khách hàng vay vốn về các phương diện: � Thẩm định tư cách pháp lý của khách hàng
� Xem xét năng lực kinh doanh của khách hàng, phẩm chất của khách hàng; đảm bảo năng lực về chuyên môn, năng lực tổ chức, quản lý điều hành, uy tín trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, có kế hoạch kinh doanh,
� Thẩm định năng lực tài chính của khách hàng trong hiện tại và dự báo trong tương lai.
- Hai là, thẩm định dự án, phương án vay vốn của khách hàng. Dự án, phương án vay vốn ngắn hạn. Cán bộ thẩm định dựa vào các hồ sơ để xem xét nhằm đảm bảo:
� Sự đầy đủ và hợp pháp của hồ sơ vay vốn theo chế độ qui định � Tính hợp lệ, hợp pháp, hiệu lực, khả năng thực hiện các hợp đồng giữa khách hàng vay vốn với khách hàng cung ứng nguyên liệu, nhiên liệu, thị trường tiêu thụ và các yếu tố ảnh hưởng khác…
� Tính hợp lý của doanh thu, vòng quay vốn.
� Xác định tổng nhu cầu vốn, vốn tự có tham gia nhu cầu xin vay vốn của khách hàng.
� Xác định khả năng trả nợ đến hạn (gốc, lãi) của khách hàng.
- Đối với các dự án vay vốn trung và dài hạn, cán bộ tín dụng tập trung các vấn đề sau:
� Cán bộ tín dụng tập trung đầy đủ hồ sơ của dự án và xem xét kỹ lưỡng khẳng định cơ sở pháp lý của dự án.
� Phân tích tài chính dự án: xác định tổng mức đầu tư, nguồn vốn tư có, tính tốn mức cho vay, thời hạn cho vay, khả năng trả nợ…
� Phân tích tính khả thi của dự án: xem xét kỹ và toàn diện về mặt khả năng trả nợ của dự án, thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ, thị trường nguyên liệu và các yếu tố đầu vào…
� Thủ tục giấy tờ: Sau khi thẩm định, cán bộ tín dụng lập báo cáo thẩm định và tờ trình thẩm định. Báo cáo, tờ trình thẩm định được thể hiện mạch lạc, phản ánh trung thực các thông tin thu thập, tổng hợp được.
- Kết luận: Nêu rõ đồng ý cho vay hay khơng? Trường hợp đồng ý thì giá trị cho vay là bao nhiêu? Thời hạn cho vay? Các đề xuất khác nhằm thu hồi vốn vay an toàn.
- Bước 3: Quyết định cho vay
+ Ra quyết định cho vay: ra quyết định như thế nào, chấp nhận hay khơng là cơng việc rất quan trọng. Nó khơng chỉ ảnh hưởng đến tiến trình hoạt động của khách hàng mà cịn ảnh hưởng đến cả uy tín của Ngân hàng.
+ Tại Ngân hàng Phát triển nhà ĐBSCL Chi nhánh Tp Cần Thơ, sau khi nhận được báo cáo thẩm định cùng với toàn bộ hồ sơ vay vốn do phịng tín dụng trình, Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh kiểm tra lại các thông tin nêu tại tờ trình, đánh giá tính thuyết phục của khoản vay, căn cứ phạm vi quyền hạn được phân công ra quyết định và ghi rõ nội dung sau tờ trình thẩm định:
� Đồng ý cho vay: trong trường hợp này Giám đốc/Phó Giám đốc ghi rõ đồng ý cho vay, các điều kiện cho vay (nếu có), ký tên, ghi ngày ký tên và chuyển cho phịng tín dụng.
� Từ chối cho vay: Giám đốc/Phó Giám đốc ghi rõ lý do khơng đồng ý cho vay sau đó thực hiện tương tự như đồng ý cho vay.
* Qui trình phát tiền vay (giải ngân)
- Giải ngân là nghiệp vụ cấp tiền cho khách hàng trên cơ sở mức tín dụng đã cam kết trong hợp đồng.
- Nguyên tắc thực hiện: chỉ thực hiện khi khách hàng thỏa mãn đầy đủ các điều kiện trong hợp đồng.
- Thực hiện qui trình phát tiền vay: khi khách hàng yêu cầu phát tiền vay, tùy từng mục đích sử dụng vốn vay đã thỏa thuận tại hợp đồng tín dụng, cán bộ tín dụng hướng dẫn khách hàng thực hiện đầy đủ các thủ tục tiền vay.
- Kiểm tra nội dung của Giấy nhận nợ/ Yêu cầu phát tiền vay. - Kiểm tra chứng từ kèm theo.
- Thực hiện phát tiền vay.
* Qui trình kiểm tra quá trình sử dụng vốn vay và thu nợ
- Kiểm tra sử dụng vốn vay
+ Thực hiện kiểm tra vốn vay thường xuyên bảo đảm ít nhất 3 tháng/lần đối với cho vay ngắn hạn và 6 tháng/lần đối với cho vay trung và dài hạn.
+ Kết quả kiểm tra khẳng định được ít nhất các nội dung sau: Khách hàng sử dụng vốn vay có đúng mục đích, giá trị tài sản hình thành từ vốn vay khơng ít hơn giá trị đã phát tiền vay. Phù hợp với cam kết trong hợp đồng.
+Thực hiện kiểm tra sử dụng vốn vay: Cán bộ chủ động thực hiện kiểm tra, đề xuất kiến nghị và trình bộ phận trực tiếp cho vay. Lập biên bản báo
- Thu hồi nợ vay
+ Kiểm soát chặt chẽ mọi nguồn thu của khách hàng, thu hồi nợ vay đúng hạn. Tích cực xử lý những khoản vay có vấn đề.
+ Đơn đốc thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Xử lý tài sản đảm bảo (nếu có).
3.6. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
Ngân hàng hoạt động có hiệu quả trước hết phải có nguồn vốn vững mạnh và sử dụng nguồn vốn đó một cách thậ hiệu quả nhằm mang lại lợi nhuận cao nhất